Các phương pháp nuôi cấy vi sinh vật

Vi sinh xử lý nước thải là một trong những giải pháp sinh học mang lại hiệu quả cao. Tính ứng dụng đa dạng và linh hoạt, lại tiết kiệm rất nhiều chi phí cho hệ thống xử lý nước thải. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều đơn vị, doanh nghiệp sản xuất lựa chọn giải pháp này cho hệ thống xử lý nước thải của mình. Để hiểu rõ hơn về quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh, cùng dành ít phút theo dõi bài viết sau đây của VIETCHEM nhé!

Giải đáp: Vi sinh xử lý nước thải là gì ? 

Giải đáp: Vi sinh xử lý nước thải là gì ?

Có thể nói vi sinh xử lý nước thải là một quần thể lớn, trong đó tập hợp rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Chúng được tổng hợp và bảo quản tại điều kiện môi trường nhất định nào đó ở thể rắn, lỏng hoặc bùn lỏng. Sử dụng trong quá trình nuôi cấp vi sinh nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Gọi là quá trình xử lý nước thải bằng chế phẩm sinh học. Mỗi một loại vi sinh được nuôi cấy lại mang những đặc điểm khác nhau. Phù hợp với từng loại nước thải có đặc tính và thành phần khác nhau.

Cơ chế hoạt động của vi sinh xử lý nước thải như thế nào?

Vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường nước thải sẽ hoạt động liên tục nhằm chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Bằng cách tổng hợp các thành tế bào nguyên sinh chất mới. Nhờ đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ một lượng lớn chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Sau khi hấp thục xong các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm dần về 0. Tới một lượng nhất định nào đó thì cơ chế hấp thụ lại kiến tạo lại tế bào. Trong khi đó một lượng khác các chất hữu cơ sẽ được dùng để hình thành quá trình oxy hóa tăng năng lượng cho việc tổng hợp tế bào.

Phân loại các vi sinh vật trong xử lý nước thải

Phân loại các vi sinh vật trong xử lý nước thải

Người ta dựa trên hình thức phát triển của vi sinh vật để chia chúng làm 2 loại cụ thể như sau:

  • Loại vi sinh vật dị dưỡng: là những loại vi sinh được tập hợp lại có tác dụng sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng lượng trong quá trình thực hiện các phản ứng sinh học mang tính tổng hợp cao.
  • Loại vi sinh vật tự dưỡng: Là những loại vi sinh vật có khả năng tự oxy hóa các chất vô cơ để có thể hấp thu năng lượng. Đồng thời cũng sử dụng khí CO2 làm nguồn cacbon tự thân cho quá trình sinh học tổng hợp. Điển hình như loại vi khuẩn nitrat hóa; vi khuẩn sắt hay vi khuẩn lưu huỳnh…..

Đặc điểm một số dạng vi sinh xử lý nước phổ biến hiện nay

Như đã nêu ở trên thì vi sinh trong quá trình xử lý nước thải tồn tại ở rất nhiều thể khác nhau như: dạng lỏng, dạng rắn hoặc dạng bùn. Chủ yếu trong thực tế sử dụng nhiều nhất là loại bùn vi sinh hoặc dạng chế phẩm lỏng. Cụ thể đặc điểm của từng loại bùn vi sinh như sau:

1. Loại bùn lỏng hoạt tính 

Đặc điểm một số dạng vi sinh xử lý nước phổ biến hiện nay

Giống như màng sinh vật tập hợp tất cả các loại vi sinh vật khác nhau lại. Trong đó có chứa tới 70-90% là chất hữu cơ, còn lại là các chất vô cơ. Loại bùn này có hình dạng kết bông màu vàng nâu, dễ lắng cặn xuống dưới. Những hạt bông có kích thước từ 3-150pm. Khả năng tự hấp thu và phân hủy khi có mặt oxy là rất cao. Bông cặn bao gồm các vi sinh vật sống cùng chất vô cơ rắn. Bên cạnh đó các vi sinh vật sống sẽ bao gồm các loại vi khuẩn – nấm men – nấm mốc hoặc một số loại động vật nguyên sinh như: dòi, giun…..

2. Loại màng sinh học 

Loại này sẽ phát triển trên các bề mặt vật liệu dạng nhầy có độ dày từ 1-3mm hoặc dày hơn. Màu củ màng sinh học sẽ thay đổi tùy theo thành phần của nước thải. Chủ yếu sẽ từ màu xám chuyển qua màu nâu tối hoặc màu đen. Màng này cũng tập hợp rất nhiều loại vi khuẩn và nấm men, nấm mốc hoặc các động vậy nguyên sinh.

3. Loại bùn gốc ban đầu 

Loại bùn gốc ban đầu chứa vi sinh vật xử lý nược thải

Thường sẽ được nuôi dưỡng để có tính hoạt động cao hơn, đem lại khả năng kết lắng tốt hơn. Vì thế mà người ta gọi đó là quá trình hóa bùn hoạt tính của sinh vật. Trong cuối giai đoạn này thì bùn sẽ tồn tại ở dạng hạt và có tính hoạt động cao nhất. Các hạt này có độ bền bỉ về mặt cơ học, các mức độ vỡ hạt khác nhau nếu chịu tác động của lực khuấy trộn. Theo khuyến cáo thì loại bùn có nguồn gốc tốt nhất phải được lấy từ các cơ sở xử lý nước thải hoạt động tốt.

Lưu ý: Trong hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh vật thì vi khuẩn luôn chiếm ưu thế về số lượng. Những loại vi khuẩn có kích thước trung bình từ 0.3-1mm sẽ chiếm phần lớn. Trong quá trình bùn hoạt tính sẽ có sự hiện diện của vi khuẩn hiếu khí hoặc vi khuẩn tùy khí và yếm khí.

Cũng có thể là một số vi khuẩn dị dưỡng thông thường hoạt động trong hệ bùn hoạt tính như: pseudomonas; zoogloea; alcaligenes; arthrobacter…..Cả hai nhóm vi khuẩn này sẽ chịu trách nhiệm trong việc chuyển hóa amoni thành nitrat [chính là vi khuẩn nitrobacter và nitrosomonas]. Ngoài ra thì còn có một số loại vi khuẩn chính trong bùn hoạt tính có chức năng tham gia xử lý nước  thải.

Diễn biến của quá trình vi sinh xử lý nước thải

Diễn biến của quá trình vi sinh xử lý nước thải

Quá trình vi sinh xử lý nước thải được chia làm hai phương pháp khác nhau, dựa trên điều kiện hoạt động của vi sinh vật. Cụ thể các phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh như sau:

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật trong môi trường kỵ khí

Thực chất thì đây là quá trình diễn ra sự phân hủy kỵ khí. Nhờ các vi sinh vật này phân hủy các hoạt chất hữu cơ cũng như vô cơ có thể được thủy phân nhanh chóng trong điều kiện không có oxy hòa tan. Đúng với ý nghĩa của vi sinh vật kỵ khí khi xử lý nước thải. Quy trình này có thể chia làm các bước cơ bản sau đây:

  • Quá trình thủy phân polymer gồm thủy phân các chất như: protein, polysaccharide hay chất béo…
  • Quá trình lên men các amino acid và đường trong nước thải
  • Quá trình phân hủy kỵ khí cùng các acid béo mạch dài và rượu.
  • Quá trình phân hủy kỵ khí của các axit béo dễ bay hơi, loại trừ đi axit axetic.
  • Quá trình tạo thành khí metan từ axit axetic
  • Quá trình tạo khí metan từ hydrogen và khí CO2.

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật trong môi trường hiếu khí

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật trong môi trường hiếu khí

Phương pháp này thực tế là sử dụng chính là cách xử lý nước thải sinh học hiếu khí. Dùng các loại vi sinh vật trong môi trường hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ. Với điều kiện có oxy hòa tan trong nước thải. Quá trình này được diễn ra theo các giai đoạn, được tóm tắt theo các bước sau đây:

  • Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải
  • Quá trình tổng hợp tế bào mới của vi sinh vật
  • Quá trình phân hủy nội bào của vi sinh vật.

Quy trình nuôi cấy vi sinh vật xử lý nước thải diễn ra như nào?

Tất nhiên trước khi xử lý phân hủy được các chất hữu cơ trong nước thải đòi hỏi chúng ta phải nuôi cấy thành công các loại vi sinh vật này. Để nuôi cấy bạn cần bổ sung vào trong nước thải một lượng bùn vi sinh với thể tích chiếm từ 10-15% thể tích bể. Sau đó tiến hành nuôi cấy vi sinh theo các giai đoạn cụ thể sau đây:

1. Giai đoạn ban đầu: Nuôi cấy mới

Quy trình nuôi cấy vi sinh vật xử lý nước thải diễn ra như nào?

Trong ngày đầu nuôi cấy: Cho vào trong bể một lượng nước sạch có thể tích bằng 1/3 thể tích của bể. Tiếp theo đổ bùn vi sinh vào trong bể. Hòa tan khối bùn đó vào với số nước đã cho ban đầu. Sau đó tiếp tục để chế độ sục khí dung dịch hỗn hợp nước bùn vi sinh trong khoảng từ 2-3 ngày để cung cấp oxy cho vi sinh vật sống và phát triển trong điều kiện bình thường nhất.

Sau từ 2-3 ngày sục khí rồi sẽ cho từ từ nước thải vào trong bể để xử lý. Khối lượng nước thải cho vào chỉ khoảng 1/3 thể tích bể. Trong giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn thích nghi của vi sinh vật.

Tiếp sau khoảng từ 3-5 ngày cho nước thải vào bể thì bắt đầu vận hành hệ thống như bình thường. Khi lượng vi sinh vật đã hình thành và hoạt động xử lý chất hữu cơ trong chất thải được diễn ra liên tục tức là lượng sinh khối đã ổn định. Thời gian thích nghi tăng trưởng của các loại vi sinh vật sẽ khác nhau, thường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: dinh dưỡng có trong nước thải; thành phần cũng như hàm lượng vi sinh vật cung cấp vào trong quá trình nuôi cấy; lưu lượng và nồng độ oxy cung cấp; độ pH……Trong quá trình nuôi cấy nếu kiểm soát tốt được các yếu tố trên sẽ giúp tốc độ sinh trưởng diễn ra thuận lợi-nhanh chóng.

2. Giai đoạn 2: Bổ sung vi sinh vật vào nước thải

Mặc dù sau quá trình nuôi cấy thì hệ thống xử lý có thể hoạt động ổn định. Nhưng bạn vẫn cần bổ sung thêm một số lượng chế phẩm, men vi sinh cần thiết để bổ sung cho vi sinh vật sống tốt, hoạt động mạnh. Tăng tốc độ xử lý nước thải lên cao hơn. Liều lượng bổ sung sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hệ vi sinh vật trong bể. 

Mua men vi sinh xử lý nước thải ở đâu uy tín chất lượng?

VIETCHEM đơn vị cung cấp vi sinh xử lý nược thải uy tín chất lượng

Qua những thông tin chia sẻ trên, chúng tôi chắc rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao, lại tiết kiệm rất nhiều chi phí. Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều người băn khoăn không biết nên mua men vi sinh xử lý nước thải ở đâu? Phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá thành tốt, tương xứng với chất lượng? 

Nếu bạn còn đăng đắn đo suy nghĩ, hãy đến ngay với công ty cổ phần xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị Kim Ngưu – VIETCHEM. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn những loại men vi sinh xử lý nước thải tốt nhất hiện nay. Ưu điểm và lợi thế của từng loại men vi sinh bạn quan tâm. Đồng thời luôn báo giá nhanh chóng, có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng. Nhanh tay gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để nhận ưu đãi lớn. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua số hotline: 0826 010 010

Video liên quan

Chủ Đề