Các thuộc địa ở châu mỹ được vua tây ban nha cai trị bằng cách nào?

Nguồn: Revolutionary leader José de San Martín routs Spanish forces in Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1817, ngay từ rạng sáng, nhà cách mạng người Argentina, José de San Martín, đã dẫn quân của mình xuống sườn núi Andes, tiến về phía quân Tây Ban Nha đang bảo vệ Chile. Khi màn đêm buông xuống, người Tây Ban Nha đã bị đánh bại, và đất nước Chile còn non trẻ sẽ có một bước đi quan trọng để giành độc lập.

San Martín khi đó đã là một nhân vật nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ, người giải phóng Argentina khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha. Khi quân đội của ông di chuyển qua phần phía nam của lục địa, Simón Bolívar đã tiến hành một chiến dịch giải phóng tương tự ở phía bắc, và đến năm 1817, phần lớn lục địa đã giành được độc lập hoặc đang trong tình trạng nổi dậy. Bất chấp các đợt nổi dậy và tấn công du kích xảy ra khắp vùng đất hẹp giữa dãy Andes và Thái Bình Dương, Chile và các cảng của nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Đọc tiếp “12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile”

Nguồn: Groundbreaking novel “Don Quixote” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1605, El ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha của Miguel de Cervantes, thường được biết đến với cái tên Don Quixote, đã được xuất bản. Cuốn sách được nhiều người coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại.

Nhân vật chính trong tác phẩm là một tiểu quý tộc, Alonso Quixano, người phát điên sau khi đọc quá nhiều những chuyện tình kiếm hiệp. Ông tự xưng là Don Quixote và cùng với cận vệ Sancho Panza, đi lang thang khắp La Mancha, miền trung Tây Ban Nha, đương đầu với những thử thách vốn dĩ luôn tồn tại trong tâm trí ông. Quixote từng tấn công một nhóm thầy tu, một đàn cừu, và nổi tiếng nhất, là tấn công những chiếc cối xay gió mà ông tin chắc là người khổng lồ. Cốt truyện có chủ đích gây cười và việc cố tình sử dụng ngôn ngữ cổ là nhằm châm biếm những câu chuyện xa xưa về các hiệp sĩ và những việc làm của họ. Đọc tiếp “16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản”

Nguồn: Francisco Pizarro traps Incan emperor Atahualpa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1532, Francisco Pizarro, nhà thám hiểm và chinh phục người Tây Ban Nha, đã đánh lừa Hoàng đế Atahualpa của người Inca. Chỉ có chưa đến 200 lính chống lại vài nghìn người, Pizarro quyết định dụ Atahualpa đến tham gia bữa tiệc để tôn vinh hoàng đế, rồi sau đó nổ súng vào những người Inca không vũ trang. Lính của Pizarro tàn sát người Inca và bắt giữ Atahualpa, buộc ông phải cải đạo sang Thiên Chúa Giáo trước khi giết Hoàng đế.

Thời cơ khi ấy thật hoàn hảo cho Pizarro. Năm 1532, Đế chế Inca đã bị kéo vào một cuộc nội chiến khiến cho dân số ngày một suy giảm và lòng dân ngày một chia rẽ. Atahualpa, con trai của cựu vương Huayna Capac, vừa phế truất người anh cùng cha khác mẹ là Huascar, và đang còn trong quá trình thống nhất vương quốc của mình thì Pizarro đặt chân đến đế chế vào năm 1531, mang theo giấy ủy quyền của Vua Tây Ban Nha, Charles V. Trước đó, Pizarro đã hay biết về nội chiến Inca và bắt đầu tuyển mộ những người lính vẫn trung thành với Huascar. Đọc tiếp “16/11/1532: Francisco Pizarro đánh lừa Hoàng đế Inca Atahualpa”

Nguồn: Spain accepts Mexican independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1821, 11 năm sau khi Chiến tranh Giành Độc lập Mexico bùng nổ, Quan Tổng trấn đại diện Tây Ban Nha Juan de O’Donojú đã ký Hiệp ước Córdoba, thông qua kế hoạch đưa Mexico trở thành một chế độ quân chủ lập hiến độc lập.

Đầu thế kỷ 19, việc Napoléon chiếm Tây Ban Nha đã khiến nhiều cuộc nổi dậy nổ ra trên khắp các thuộc địa châu Mỹ của Tây Ban Nha. Ngày 16/09/1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã trở thành người phát động Chiến tranh Giành Độc lập Mexico khi ban hành cuốn sách Grito de Dolores [Khóc cho Doroles – trong đó Dolores ám chỉ thị trấn Dolores, Mexico]. Tác phẩm mang tính cách mạng này kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Đọc tiếp “24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico”

Nguồn: The Battle of San Juan Hill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong một chiến dịch đánh chiếm Santiago de Cuba dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha trên bờ biển phía nam Cuba, Quân đoàn số 5 của Mỹ đã đối đầu với lực lượng của Tây Ban Nha tại làng El Caney và đồi San Juan.

Tháng 05/1898, một tháng sau khi Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bùng nổ, một hạm đội từ Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương đến cập cảng Santiago de Cuba. Lực lượng hải quân áp đảo của Mỹ cũng đến ngay sau đó và nhanh chóng phong tỏa lối vào bến cảng. Sang tháng 6, Quân đoàn số 5 đổ bộ lên Cuba với mục đích hành quân đến Santiago và phát động một chiến dịch tấn công phối hợp trên bộ và trên biển vào căn cứ của Tây Ban Nha. Trong số các binh sĩ mặt đất của Mỹ có nhóm “Những Kỵ binh Đại tài” [Rough Riders] do Theodore Roosevelt chỉ huy – tập hợp các cao bồi miền Tây và quý tộc miền Đông nước Mỹ – với tên gọi chính thức là Lực lượng Kỵ binh Tình nguyện số 1. Đọc tiếp “01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha”

Nguồn: Felipe VI becomes king of Spain after Juan Carlos I abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, khi đồng hồ điểm nửa đêm, triều đại gần 40 năm của Vua Juan Carlos I tại Tây Ban Nha đã kết thúc. Hai tuần sau khi thoái vị khỏi ngai vàng Tây Ban Nha trong bối cảnh mức độ ủng hộ ông đang giảm xuống, Juan Carlos đã tháo chiếc thắt lưng màu đỏ của mình – biểu tượng của nhà lãnh đạo quân đội Tây Ban Nha – và đeo nó cho con trai là Thái tử Felipe, 46 tuổi. Việc chuyển giao quyền lực chính thức – mà nhiều người cho là đáng lẽ phải diễn ra từ lâu – theo đó cũng hoàn tất.

Carlos lên ngôi năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài tàn bạo Francisco Franco. Nổi tiếng là người bảo vệ trung thành của nền dân chủ, Carlos ngay lập tức tiến hành cuộc cải cách chính trị lịch sử dẫn đến bầu cử dân chủ ở Tây Ban Nha năm 1976 – lần đầu tiên kể từ năm 1936. Dưới sự cai trị của ông, Tây Ban Nha đã phát triển thành một cường quốc kinh tế, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đọc tiếp “19/06/2014: Felipe VI trở thành tân vương Tây Ban Nha”

Nguồn: Pablo Picasso born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, Pablo Picasso, một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, đã chào đời ở Malaga, Tây Ban Nha.

Cha của Picasso là thầy dạy vẽ, và ông đã nuôi dạy con trai mình theo nghiệp nghệ thuật hàn lâm. Picasso đã có triển lãm đầu tiên của mình khi chỉ mới 13 tuổi và sau đó quyết định bỏ học nghệ thuật để có thể tập trung hoàn toàn vào việc thử nghiệm các phong cách nghệ thuật hiện đại. Ông đến Paris lần đầu tiên vào năm 1900, và sang năm 1901, ông tổ chức một cuộc triển lãm tại một phòng trưng bày trên phố Lafitte, một con phố nổi tiếng với các phòng trưng bày nghệ thuật danh tiếng. Đọc tiếp “25/10/1881: Ngày sinh Pablo Picasso”

Nguồn: U.S. takes control of Puerto Rico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, chỉ một năm sau khi Tây Ban Nha trao quyền tự trị cho Puerto Rico, quân đội Mỹ đã giương cao lá cờ của mình tại đây, chính thức hóa việc kiểm soát đối với một triệu cư dân của hòn đảo này.

Tháng 07/1898, khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ dần đi vào hồi kết, lực lượng Mỹ đã tiến hành xâm lược Puerto Rico, hòn đảo dài 108 dặm, rộng 40 dặm, vốn là một trong hai thuộc địa chính của Tây Ban Nha ở Caribe. Gần như không gặp phải kháng cự và chỉ có bảy người Mỹ thiệt mạng, quân Mỹ đã có thể chiếm được hòn đảo vào giữa tháng 08. Đọc tiếp “18/10/1898: Mỹ nắm quyền kiểm soát Puerto Rico”

Nguồn: Ponce de Leon claims Florida for Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1513, gần St. Augustine ngày nay, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de Leon đã đặt chân lên bờ biển Florida và tuyên bố vùng đất này thuộc về hoàng gia Tây Ban Nha.

Mặc dù trước đó các nhà hàng hải gốc châu Âu khác có thể đã nhìn thấy bán đảo Florida, nhưng Ponce de Leon là người đầu tiên được ghi nhận đặt chân đến đây và cũng là người đầu tiên thám hiểm vùng bờ biển Florida. Ông đang trên đường đi tìm “Suối nguồn Tươi trẻ” [Fountain of Youth], một nguồn nước trong thần thoại được cho là sẽ mang lại trường sinh vĩnh cửu. Đọc tiếp “02/04/1513: Ponce de Leon tuyên bố Florida thuộc chủ quyền Tây Ban Nha”

Nguồn: Spanish siege of Pensacola begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, sau khi chiếm được các vị trí của Anh ở Louisiana và Mississippi, tướng Tây Ban Nha là Bernardo de Galvez – chỉ huy của lực lượng Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ – đã chuyển hướng chú ý sang thành phố Pensacola, Florida, đang do Anh  chiếm đóng. Tướng Galvez và một lực lượng hải quân Tây Ban Nha gồm hơn 40 tàu và 3.500 thủy thủ đã cập bến Đảo Santa Rosa và bắt đầu một cuộc bao vây trong hai tháng đối với các lực lượng chiếm đóng của Anh – sau này được gọi là Trận Pensacola. Đọc tiếp “09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola”

Nguồn: The USS Maine explodes in Cuba’s Havana Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, một vụ nổ lớn không rõ nguyên nhân đã đánh chìm tàu chiến USS Maine ở cảng Havana, Cuba, khiến 260 trong số gần 400 thủy thủ đoàn người Mỹ có mặt trên tàu khi đó thiệt mạng.

Là một trong những tàu chiến đầu tiên của Mỹ, Maine nặng hơn 6.000 tấn và được chế tạo với chi phí hơn 2 triệu USD. Với mục đích “thăm hữu nghị,” Maine đã được gửi đến Cuba để bảo vệ lợi ích của người Mỹ tại đây sau khi một cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Havana vào tháng 1. Đọc tiếp “15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana”

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Bolivia, Evo Morales, đã đồng ý tiến hành một cuộc tổng tuyển cử khác. Nước này đã chìm trong các cuộc biểu tình bạo lực kể từ khi ông Morales được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng trước với cách biệt mười điểm phần trăm – vừa đủ để không phải bước vào cuộc bỏ phiếu vòng hai. Các nhà quan sát độc lập đã chỉ ra “các thao túng rõ ràng”. Ông Morales cho biết tòa án bầu cử của đất nước sẽ được thay thế.

Người Tây Ban Nha vừa đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử thứ tư trong bốn năm qua. Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Đảng Xã hội của thủ tướng Pedro Sánchez thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh. Khả năng cao không bên nào sẽ đạt đa số ở quốc hội, cho thấy vẫn chưa thể kết thúc bế tắc chính trị. Các cuộc bầu cử đã đi kèm với bạo lực trên đường phố Catalonia sau khi tám nhà lãnh đạo ly khai bị tuyên án tù. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 11/11/2019”

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất 0,25% xuống phạm vi mục tiêu 1,75-2,0% nhưng không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về động thái tiếp theo. Họ cho biết đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đã suy yếu kể từ cuộc họp thiết lập chính sách gần nhất của họ vào tháng 7 khi họ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2008, nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn “tăng với tốc độ mạnh mẽ.”

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11. Đảng Xã hội của ông Sánchez giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử hồi tháng 4 nhưng thất bại trong việc thành lập chính phủ vì đảng của ông không chiếm đa số. Đảng của ông đã ngăn ông tìm kiếm một liên minh tiềm năng với Podemos, một đảng dân túy cánh tả. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 19/09/2019”

Nguồn: Treaty of Paris signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, Cách mạng Mỹ chính thức chấm dứt khi đại diện các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Pháp cùng nhau ký kết Hiệp ước Paris. Hành động này cũng biểu thị vị thế quốc gia tự do của Mỹ, khi Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ của mình và biên giới của nước cộng hòa mới cũng được thống nhất: từ Florida kéo dài đến Ngũ Hồ ở phía bắc, và từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Mississippi ở phía tây. Đọc tiếp “03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ”

Nguồn: Pizarro Executes Last Inca Emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1533, Atahuallpa, Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của người Inca, đã chết vì bị siết cổ bởi lính chinh phạt Tây Ban Nha dưới quyền Francisco Pizarro. Vụ hành quyết Atahuallpa, vị hoàng đế trị vì tự do cuối cùng, đã đánh dấu sự kết thúc của 300 năm nền văn minh Inca.

Nằm trên dãy Andes của Peru, người Inca đã xây dựng một đế chế rực rỡ với dân số khoảng 12 triệu người. Mặc dù không có hệ thống chữ viết, họ vẫn có một chính phủ phức tạp, nhiều công trình công cộng sáng giá và một hệ thống nông nghiệp tuyệt vời. Năm năm trước khi quân Tây Ban Nha đến vùng đất này, cuộc chiến giành quyền thừa kế tàn khốc đã khiến đế chế suy sụp. Năm 1532, quân của Atahuallpa đã đánh bại lực lượng của người anh cùng cha khác mẹ Huascar trong trận chiến gần Cuzco. Atahuallpa đang củng cố quyền cai trị của mình thì Pizarro và 180 binh sĩ của ông xuất hiện. Đọc tiếp “29/08/1533: Pizarro xử tử Hoàng đế Inca cuối cùng”

Nguồn: Aztec capital falls to Cortés, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1521, sau một cuộc bao vây kéo dài ba tháng, lực lượng Tây Ban Nha dưới quyền của Hernán Cortés đã chiếm được Tenochtitlán, thủ đô của Đế chế Aztec. Lính của Cortés đã san bằng thành phố và bắt giữ Cuauhtemoc, Hoàng đế Aztec.

Thành Tenochtitlán được lập vào năm 1325 bởi một bộ tộc săn bắn và hái lượm lang thang trên các hòn đảo ở Hồ Texcoco, nay là khu vực gần Thành phố Mexico. Chỉ trong vòng một thế kỷ, nền văn minh này đã phát triển thành Đế chế Aztec, phần lớn là nhờ hệ thống nông nghiệp tiên tiến. Họ sớm thống trị miền trung Mexico và khi Hoàng đế Montezuma II lên ngôi vào năm 1502 thì đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất, mở rộng hơn về phía nam, đến tận Nicaragua ngày nay. Đọc tiếp “13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha”

Nguồn: Christopher Columbus dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1506, nhà thám hiểm vĩ đại người Ý Christopher Columbus qua đời tại Valladolid, Tây Ban Nha. Columbus là người châu Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ kể từ khi người Viking thiết lập các thuộc địa ở Greenland và Newfoundland vào thế kỷ thứ 10. Ông đã khám phá vùng West Indies, Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng qua đời trong cảm giác thất vọng vì cảm thấy bị đối xử bất công bởi người bảo trợ của mình, Vua Ferdinand của Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay [Trung Quốc], Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Đọc tiếp “20/05/1506: Christopher Columbus qua đời”

Nguồn: “The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu [ít nhất là người ta tin vậy]. Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  [Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha], đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Đọc tiếp “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

Nguồn: The U.S. acquires Spanish Florida,History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1819, Bộ trưởng Tây Ban Nha Do Luis de Onis và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Quincy Adams đã ký Hiệp ước Chuyển nhượng Florida, trong đó Tây Ban Nha đồng ý nhượng lại phần còn lại của tỉnh Florida cũ của họ cho Hoa Kỳ.

Công cuộc thực dân hóa của Tây Ban Nha trên bán đảo Florida bắt đầu tại St. Augustine vào năm 1565. Thực dân Tây Ban Nha có một thời gian ngắn tương đối ổn định trước khi Florida trở thành mục tiêu tấn công của những người Mỹ bản địa đầy phẫn nộ và lực lượng thực dân Anh đầy tham vọng ở phía bắc trong thế kỷ 17. Đọc tiếp “22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha”

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Đọc tiếp “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

Video liên quan

Chủ Đề