Nội lực của cộng đồng là gì

132 3 MB 0 33

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 132 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực [Phương pháp tiếp cận ABCD] Kiên Giang, ngày 12 – 15 tháng 4 năm 2012 CHƢƠNG TRÌNH TẬP HUẤN Mục tiêu khóa học Khi kết thúc khóa học tham dự viên có thể: 1. Hiểu được nội dung cơ bản cách tiếp cận Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực 2.Thực hành các công cụ khám phá và huy động nguồn lực 3. Lập kế hoạch phát triển dựa vào nguồn lực 4. Xây dựng kế hoạch áp dụng ABCD vào công việc Ngày thứ nhất  Nội dung:  Giới thiệu về ABCD:  Dẫn nhập về ABCD  Tổng quan về ABCD trên Thế giới và ở Việt nam  Nhu cầu và nội lực  Sự tham gia  Khám phá nguồn lực và cơ hội phát triển  Công cụ số 1: Phỏng vấn tích cực  Công cụ số 2: Câu chuyện thành công  Mục tiêu mong muốn đạt đƣợc:  Hiểu đƣợc sơ bộ về tiếp cận ABCD và các nguyên tắc áp dụng  Biết các nguồn lực chính của cộng đồng  Nắm đƣợc cấp độ tham gia mà tiếp cận ABCD nhắm tới  Biết cách áp công cụ phỏng vấn tích cực  Biết cách áp dụng công cụ câu chuyện thành công để khởi đầu cho áp dụng tiếp cận ABCD vào phát triển cộng đồng GIỚI THIỆU VỀ ABCD Tiếp cận ABCD bắt đầu từ đâu BÀI TẬP CÁ NHÂN  Xã Quang Hoa  Xã Hiền Đông Câu hỏi thảo luận: 1. Anh/Chị là đại diện cho một tổ chức làm về phát triển, anh/chị hãy chọn 1 xã để hỗ trợ công tác phát triển giáo dục. Hãy giải thích sự lựa chọn này 2. Anh/chị sẽ bắt đầu công tác hỗ trợ của mình như thế nào? Liệt kê 3 hoạt động. Thời gian làm BTCN: 15 phút Tiếp cận ABCD bắt đầu từ đâu  Cốc đầy một nửa hay vơi một nửa ?  Là cán bộ phát triển anh / chị suy nghĩ gì? ABCD ? Tiếp cận ABCD bắt đầu từ đâu  Đánh giá nhanh nông thôn [RRA]  Điều giá nông thôn có sự tham gia [PRA]  Học tập và hành động có sự tham gia [PLA]  Phỏng vấn tích cực [AI] Tiếp cận ABCD Lịch sử phát triển của ABCD[-] Đầu thập niên 80 RRA Điều tra nhanh nông thôn [Rapid Rural Appraisal] Các nhóm nghiên cứu đa ngành thực hiện đánh giá nhanh tình hình địa phương cùng với các cộng đồng người dân bản địa. Đánh giá thường được tiến hành như bước khởi đầu cho việc lập kế hoạch và bằng việc các thành viên từ bên ngoài tham vấn ý kiến với cộng đồng địa phương. Tập hợp các công cụ điều tra nhanh gồm các phương thức đo mức độ tiếp cận đến nguồn nước, tình trạng dinh dưỡng, mẫu chi phí và thu nhập…nhằm để nắm được một cách tổng hợp hơn về tình hình của địa phương. 1985 PRA Điều tra nông thôn có sự tham gia [Participatory Rural Appraisal] Phương pháp này được xem là là một tập hợp con của phương pháp RRA nêu trên nhưng tập trung vào cộng đồng địa phương làm nghiên cứu, phân tích và sở hữu các kiến thức. Một số tổ chức phi chính phủ tập hợp và làm thành một bộ công cụ để xác định vấn đề, phân tích và đưa ra các ưu tiên, tuy nhiên đây không phải là bản chất của phương pháp PRA. Hiện tại có rất nhiều các công cụ PRA. Tuy nhiên các công cụ thường gặp là: lập bản đồ, xếp loại ưu tiến, cho điểm….Nguyên tắc chung là công cụ để những người không qua trường lớp hoặc trình độ văn hóa thấp có thể sử dụng, học hỏi từ các công này, qua đó phân tích tình huống và lập kế hoạch chiến lược để giải quyết các vấn đề. Lịch sử phát triển của ABCD Thập niên 90 PRA/ PLA Điều tra nông thôn có sự tham gia/ Hành động và học tập có sự tham gia Để tránh xu hướng các công cụ chỉ dùng cho nông thôn, một số người sử dụng bắt đầu gọi PRA với tên khác là Hành động và học tập có sự tham gia. Ý tưởng này bắt nguồn ở Ấn độ, rồi đến Đông Nam Á và Châu Phi…….Tới năm 1996, PRA được sử dụng ở 100 quốc gia khác nhau. RRA và PRA được coi là một chuỗi liên tục với sự kiểm soát của các tổ chức bên ngoài đối với quá trình phát triển ở một thái cực còn cộng đồng thì ở thái cực kia. Phần giữa là nơi cộng đồng và các tổ chức bên ngoài cộng đồng cộng tác với nhau. Cuối những năm 90 và đầu thế kỷ 21 AI Phỏng vấn tích cực [Appreciative Inquiry] Bắt nguồn là các chiến lược phát triển tổ chức cộng đồng nhưng sau đó sớm được coi là phương pháp để khơi dậy các hoạt động của cộng đồng Các kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận tập trung vào khơi dậy điểm mạnh và kinh nghiệm “thành công nhất” trong quá khứ để tạo động lực cho người dân hành động. Cuối những năm 90 và đầu thế kỷ 21 ABCD Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người dân làm chủ [Asset-Based Community Development] Tập trung vào điểm mạnh và nội lực [tài sản] của cộng đồng. Tổ chức lại cộng đồng nhằm phát huy tối đa nội lực, liên kết cộng đồng với các tổ chức từ bên ngoài cũng như là thu hút thêm các hỗ trợ của họ cho phát triển cộng đồng. Phương pháp, cách ứng xử, thái độ và các công cụ đều nhằm để xác định, huy động và liên kết các điểm mạnh, nội lực, cơ hội phát triển…: “Không phải liệt kê các nhân tố nói trên mà là tổ chức chúng” để phát triển cộng đồng.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Phát triển cộng đồng không còn là khái niệm xa lạ đối với những người hoạt động trong ngành công tác xã hội. Đó còn là một trong những phương pháp quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp này còn chưa phổ biến trong đời sống hiện nay.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Phát triển cộng đồng là gì?

Trước tiên, để hiểu được phát triển cộng đồng là gì? Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu cộng đồng là gì?

– Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể chung sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên thống nhất của các thành viên trong cộng đồng.

– Cộng đồng bao gồm 04 yếu tố tạo thành, như sau:

+ Tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình. Trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân.

+ Có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.

+ Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ.

+ Có ý thực đoàn kết tập thể.

Từ đó, có thể rút ra:

– Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Được áp dụng ở nhiều quốc gia và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng yếu thế, nghèo.

Những phương pháp của phát triển cộng đồng

– Lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân.

+ Lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia nhằm giúp người dân tiếp cận các tiềm năng, các khó khăn, cản trở và tìm kiếm các giải pháp phù hợp thông qua phương pháp có sự tham gia cũng như dựa vào kiến thức của người dân.

+ Nguyễn tác đối với phương pháp là tất cả các hộ gia đình đều phải tham gia vào các cuộc họp do trưởng thôn tổ chức, trước khi cử đại diện tham gia hội thảo lập kế hoạch ở cấp xã. Mọi chi tiêu tài chính và các thông tin liên quan phải minh bạch và công khai cho người dân.

– Nhận diện cộng đồng bằng việc đánh giá đúng mức độ nghèo:

+ Thực tế, thường sử dụng các kết quả các cuộc điều tra xã hội học để thu thập và đánh giá về mức độ nghèo đói trên đị bàn. Từ đó, chính quyền các địa phương có thể lập kế hoạch và xây dựng định hướng giảm nghèo cụ thể và phù hợp.

+ Để đánh giá đúng tình trạng nghèo đói của cộng đồng, thông thường người ta có thể đánh giá nhanh tình hình nghèo thông qua các chỉ số như tỷ lệ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ suất sinh tự nhiên.

– Tăng năng lực của cộng đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng đồng tự lực phát triển:

+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển cộng đồng.

+ Nguồn nhân lực. Bao gồm sức khỏe, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm của những lao động chính trên địa bàn có ý nghĩa quyết định tỏng giải quyết tốt các vấn đề của cộng đồng.

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, cầu cống, những công trình khác được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a sẽ được Nhà nước và các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các hệ thống điện – đường – trường – trạm là cơ sở để cộng đồng nghèo có thể tự vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo.

+ Mối quan hệ xã hội. Điều này thể hiện ở việc phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực trong mối quan hệ xã hội tại cộng đồng là cần thiết. Khi các thành viên trong các nhóm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, nuôi dạy giáo dục con cái… nguồn lực nêu trên ngày càng được củng cố và mối quan hệ cộng đồng thêm chặt chẽ và bền vững.

+ Tận dụng tốt các chính sách hiện có của Chính phủ tỏng hỗ trợ cộng đồng có thể kể đến như: Chính sách đầu tư và phát triển kinh tế địa phương, chính sách xóa đói giảm nghèo,…

+ Tài chính. Để cộng đồng phát triển những nhân tố đã phân tích ở trên quan trọng, tuy nhiên, một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là việc tổ chức, huy động tài chính đáng kể được lập lên từ chính người dân trong cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Do đó, để giúp cộng đồng tự lực phát triển thì lãnh đạo cộng đồng cần nhận thức rõ về sự giúp đỡ từ bên ngoài, của các cá nhân hay mối tổ chức xã hội chỉ là chất xúc tác. Điều quan trọng là làm sao để bản thân người dân tại cộng đồng phát huy được các nguồn nội lực nêu trên. Trường hợp người dân không tự cố gắng vươn lên mà chỉ trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và của các cộng đồng khác thì vấn đề đói nghèo không thể được giải quyết một cách triệt để và bền vững được.

Như vậy, câu hỏi Phát triển cộng đồng là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số nội dung liên quan đến vấn đề phát triển cộng đồng. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề