Các xét nghiệm đánh giá các giai đoạn đông máu năm 2024

Giảm tiểu cầu nhẹ: Thường không có triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ.

  • Giảm tiểu cầu nặng: Dưới 20.000/µl máu có thể gây triệu chứng chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, chân hoặc bị ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Giảm tiểu cầu nặng: Dưới 10.000 - 20.000/micro lít máu có thể gây chảy máu tự phát. Triệu chứng thường gặp là xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc mũi, miệng, họng, niêm mạc ống tiêu hóa [chảy máu cam, chảy máu chân răng, có máu trong nước tiểu hoặc phân,...] 1.2. Thời gian máu chảy
  • Được xác định theo 2 phương pháp Duke hoặc Ivy. Theo phương pháp Duke: thời gian máu chảy bình thường từ 2- 4 phút và được coi là máu chảy kéo dài khi > 6 phút. Theo hương pháp Ivy: thời gian máu chảy bình thường từ 3-5 phút. Thời gian máu chảy kéo dài trong trường hợp số lượng tiểu cầu giảm, thường thấy khi tiểu cầu giảm dưới 75 G/L hoặc bất thường chức năng tiểu cầu, giảm yếu tố vWF, giảm fibrinogen hoặc bệnh lý thành mạch. 1.3. Nghiệm pháp co cục máu: là kỹ thuật theo dõi hiện tượng co cục máu trong ống nghiệm ở nhiệt độ 37°C. Bình thường cục máu sẽ co hoàn toàn, tách khỏi thành ống nghiệm sau 3 giờ. Co cục máu không bình thường [không co hoặc co không hoàn toàn] gặp trong những trường hợp giảm số lượng hoặc bất thường về chức năng của tiểu cầu, đa hồng cầu… 1.4. Dấu hiệu dây thắt: dùng huyết áp kế duy trì 1 áp lực 90-100 mmHg ở cánh tay trong 5 phút, sau đó đếm số nốt xuất huyết ở phía dưới phần garo. Dấu hiệu dây thắt dương tính khi xuất hiện trên 5 nốt xuất huyết. Nghiệm pháp dương tính trong những trường hợp giảm số lượng tiểu cầu, bất thường về chức năng tiểu cầu, bệnh thành mạch. 1.5. Ngưng tập tiểu cầu

- Là một kỹ thuật đánh giá chức năng tiểu cầu được thực hiện trên máy đo ngưng tập tiểu cầu, dùng mẫu đo là huyết tương giàu tiểu cầu [phương pháp đo quang hoặc đo trở kháng] hoặc máu toàn phần [phương pháp đo trở kháng]. Với sự có mặt của các chất kích thích gây ngưng tập được cho thêm vào mẫu xét nghiệm như ADP, collagen, thrombin, epinephrine, arachidonic acid, ristocetin... tiểu cầu được hoạt hoá và ngưng tập với nhau. Ngưng tập tiểu cầu bị thay đổi trong nhiều bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh và mắc phải, ngưng tập tiểu cầu bị giảm với chất kích tập là ristocetin ở những bệnh nhân có hội chứng Bernard Soulier [thiếu GPIb] hoặc von Willebrand; giảm ngưng tập với ADP ở những bệnh nhân dùng aspirin... 2. Những xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu huyết tương.

Hình 2. Minh họa giai đoạn đông máu huyết tương. 2.1. Thời gian máu đông - Theo dõi thời gian đông của máu toàn phần. - Theo phương pháp Lee White [thời gian máu đông trong ống nghiệm ở nhiệt độ 370C] bình thường là 8- 12 phút, thời gian đông máu được coi là kéo dài khi trên 15 phút. - Thời gian máu đông kéo dài thường gặp trong các trường hợp rối loạn con đường đông máu nội sinh như Hemophili A, điều trị heparin… 2.2. Thời gian prothrombin [PT] - Thực hiện trên hệ thống máy xét nghiệm đông máu tự động ACL TOP 350. - Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh - Thời gian PT đánh giá hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh [II, V, VII, X, fibrinogen...] - Tỷ lệ % phức hệ prothrombin [PT%]: là tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình thường PT% nằm trong khoảng 70-140%. - PT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 10 - 14 giây. - PTr [PT rate]: là tỷ số giữa PT của bệnh nhân và PT của chứng bình thường. Giá trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2. - Chỉ số bình thường hoá quốc tế [INR: international normalized ratio]. INR= [PTr]ISI.. Trong đó ISI [international sensitive index] là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm. - Thời gian PT kéo dài trong các trường hợp rối loạn con đường đông máu nội sinh như suy chức năng gan, thiếu vitamin K, điều trị chống đông bằng dẫn xuất coumarin. 2.3. Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá [APTT]. - Thực hiện trên hệ thống máy xét nghiệm đông máu tự động ACL TOP 350. - Thời gian APTT đánh giá hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh [VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen...] Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện như sau:: - APTT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 30-40 giây. - APTTr [APTT rate]: là tỷ số giữa APTT của bệnh nhân và APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25. - Thời gian APTT kéo dài thường gặp trong tình trạng rối loạn con đường đông máu nội sinh do thiếu hụt yếu tố đông máu trong bệnh Hemophili A hoặc do có kháng đông lưu hành [bệnh Leukemia cấp, điều trị heparin]. 2.4. Định lượng Fibrinogen: - Thực hiện trên hệ thống máy xét nghiệm đông máu tự động ACL TOP 350. - Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 - 4 g/L. - Fibrinogen giảm gặp trong: bệnh gan do giảm tổng hợp, truyền máu khối lượng lớn gây bệnh lý đông máu do pha loãng, suy giảm fibrinogen di truyền, sau liệu pháp tiêu sợi huyết, một số bệnh nhân sau điều trị asparaginase.

Chủ Đề