Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở

Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở

Nhà ở là tài sản có giá trị cao và phục vụ nhu cầu cư ngụ lâu dài của con người, là tổ ấm và mang giá trị tinh thần to lớn. Vì vậy gia chủ ngoài việc mong muốn ngôi nhà kiên cố, vững chãi thì còn đặt ra yêu cầu về tính thẩm mỹ và hữu dụng trong kiến trúc. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng tới kiến trúc nhà ở?

Ngày đăng: 10-01-2016

7,778 lượt xem

Hai yếu tố chính chi phối việc thiết kế kiến trúc nhà ở là yếu tố con người và yếu tố tự nhiên. Từ những yêu cầu của chủ nhà và các đặc điểm khí hậu, kiến trúc sư sẽ đưa ra phương án thiết kế bao gồm bố trí các không gian và hệ thống giao thông trong nhà, mặt ngoài nhà, các hạng mục chức năng, đảm bảo hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật trong thiết kế kiến trúc nhà ở.

Yếu tố con người

Mục đích chính của nhà ở là nơi cư trú của con người. Nhà ở phải thỏa mãn mọi yêu cầu sử dụng của con người. Không gian trong cho gia đình đông người sẽ khác với gia đình ít người. Trong kiến trúc nhà ở, các không gian chính là phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng bếp, phòng vệ sinh. Giao thông trong nhà bao gồm cầu thang, thang máy và hành lang. Tùy theo nhu cầu, số người trong gia đình sẽ quyết định số không gian và diện tích cho từng không gian.

Theo quan niệm của phương Đông, phong thủy có ảnh hưởng rất lớn trong nhà ở, tác động đến sức khỏe, hạnh phúc và nhiều yếu tố khác trong gia đình. Vì vậy, chủ nhà thường rất chú ý đến vấn đề phong thủy. Trong thiết kế không gian kiến trúc nhà ở, phong thủy chi phối chủ yếu đến vị trí các không gian.

Kiến trúc phải đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng của chủ nhà

Ngoài ra, kiến trúc nhà còn phải đảm bảo an toàn cho con người, đề phòng và giảm thiệt hại trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Cấu tạo kiến trúc cần có biện pháp phòng hòa như tường trong nhà bếp, sàn và trần nhà. Ở những nơi phát ra tiếng ồn như xe cộ, loa phát thanh, đều ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của con người nên cần phải cấu tạo cách âm.

Yếu tố tự nhiên

Nhà cửa luôn chịu tác động của khí hậu như bức xạ mặt trời, mưa, gió, bão, sự thay đổi nước ngầm,. Mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực và các bộ phận cấu tạo của ngôi nhà.

Ở vùng khí hậu nhiệt đới, lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ ban ngày cao, vì vậy cần phải có phương án cấu tạo cách nhiệt cho tường và mái, phương án thông gió như vị trí cửa sổ, cửa đi, lam gió, giếng trời. Do có sự chênh lệch nhiệt độ cao nên việc lựa chọn mái để bê tông cốt thép, mái ngói hay các loại vật liệu khác cũng cần được chú ý để tránh nứt khi co giãn. Lượng mưa nhiều nên cũng cần phải có hệ thống thoát nước mái và chống dột, chống thấm cho nhà khi thiết kế kiến trúc nhà ở.

Nhà ở vùng nhiệt đới thường có kiến trúc thông thoáng

Ở vùng khí hậu lạnh, có nhiệt độ thấp thì tường và mái phải được thiết kế chống lạnh để giữ nhiệt độ trong nhà được bình thường. Hệ mái và khung nhà phải đủ chắc chắn để chịu sức nặng của băng tuyết. Thông thường nhà ở vùng khí hậu lạnh chọn vật liệu gỗ vừa sang trọng, vừa điều hòa nhiệt độ tốt cho căn nhà.

Từ các yếu tố trên, kiến trúc sư sẽ tư vấn cho gia chủ về phương án kiến trúc cho nhà ở. Ngay từ giai đoạn đầu, chủ nhà cần trao đổi chi tiết với kiến trúc sư về nhu cầu, yêu cầu của gia đình để đưa ra được phương án kiến trúc phù hợp nhất.

Khánh Sơn

ĐỂ TƯ VẤN THIẾT KẾ - THI CÔNG XÂY DỰNG VUI LÒNG LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỊNH AN GIA

Địa chỉ: 64 Tân Thới Hiệp 29, Khu Phố 2, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TPHCM.

Văn Phòng:B35 KDC Tân Tiến, Khu Phố 2A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TPHCM.

Video liên quan

Chủ Đề