Cách băng ngón chân cái khi đá bóng

Đi giày đá bóng bị đau ngón chân cái là một dạng chấn thương thường gặp trong giới bóng đá. Đặc biệt, với các cầu thủ mới vào nghề hoặc mới tập chơi đá bóng, ngón chân cái luôn chịu nhiều tổn thương nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và cũng có khá nhiều cách để chấm dứt nó. Trong bài viết sau Redleosport.com sẽ phân tích rõ hơn về loại chấn thương này cũng như hướng dẫn chi tiết các phương pháp giúp tránh đau ngón cái. Mời bạn cùng tham khảo!

Ngón chân cái luôn đứng mũi chịu sào trong các chấn thương. Ảnh: Internet

1. Đi giày đá bóng bị đau ngón chân cái nguyên nhân do đâu?

Nếu bạn đã từng bị đau ngón cái [khi sút, vấp hoặc va chạm] thì bạn sẽ hiểu nó khó chịu đến mức nào. Dù không có con số thống kê cụ thể, nhưng tình trạng này thuộc top chấn thương hàng đầu trong bóng đá. Và hầu hết với những người chơi bóng thì ít nhất bị một vài lần chấn thương này.

Khi đi giày đá bóng bị đau ngón cái tức lúc này ngón chân bạn đã bị bong gân, bầm tím, hoặc nghiêm trọng hơn là gãy. Về nguyên có rất nhiều:

  • Do đi giày quá chật, không đúng loại, không có độ hở giữa mũi giày và ngón chân cái. Điều này xuất phát từ sở thích đi giày chật của nhiều cầu thủ. Đặc biệt với cầu thủ phủi, đi giày chật đá trên sân cứng thì ngón cái rất hay bị chấn thương.
  • Do ngón cái chịu quá nhiều tác động từ bóng. Lý do cầu thủ chỉ sút bóng bằng mũi bàn chân, không kết hợp má trong, mà ngoài Gây nên tình trạng quá tải ở ngón cái vốn đứng mũi chịu sào.
  • Do vận động quá nhiều. Tình trạng vận động quá nhiều cũng gây tổn thương ngón chân cái.
  • Do ngón chân đã tổn thương trước đó, nhưng không được điều trị dứt điểm.

Chấn thương ngón chân cái rất phổ biển. Ảnh: Internet

2. Cần làm gì để khi đi giày đá bóng bị đau ngón chân cái?

Chấn thương ngón chân cái là một trong những chấn thương khó chịu bậc nhất. Dù không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không biết cách phòng lẫn chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến phong độ thi đấu. Dưới đây là 2 điều bạn cần biết để tránh đi giày đá bóng bị đau ngón chân cái. Tham khảo chi tiết cùng Redleosport nhé.

2.1. Ngưng sử dụng đôi giày quá chật

Một đôi giày quá chật, không có lỗ thở cho ngón chân cái trước sau gì cũng gây chấn thương. Do đó hãy ngưng sử dụng loại giày này. Thay vào đó cần mua đôi giày rộng hơn.

2.2. Mua sản phẩm bảo vệ ngón chân cái

Là một cầu thủ bóng đá, bạn có thể chọn sử dụng miếng dán bảo vệ ngón chân ngón. Sản phẩm này đơn thuần chỉ là phần xỏ vào ngón chân cái, giúp ngón chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt trong giày. Việc giảm ma sát sẽ góp phần bảo vệ ngón chân cái, nơi vốn tiếp xúc với giày và lực tác động rất nhiều.

2.3. Thay đổi thói quen để bảo vệ ngón chân cái

Việc nhiều cầu thủ chỉ thực hiện duy nhất một kỹ thuật ở mũi bàn chân sẽ dẫn đến các chấn thương. Lúc này cầu thủ cần thực hiện đa dạng hơn các kỹ thuật chơi bóng. Một mặt, điều này giúp giảm áp lực lên ngón chân. Mặt khác, về lâu dài sẽ giúp tạo nên các tố chất chơi bóng của chính bạn.

Hãy ngưng sử dụng đôi giày quá chật để bảo vệ bàn chân. Ảnh: Internet

3. Hướng dẫn cách điều trị khi đau ngón chân cái

Bất kỳ chấn thương nào trong bóng đá cũng cần được điều trị cẩn thận. Với tình trạng đau ngón cái, cầu thủ cần thực hiện những cách điều trị sau.

3.1. Nghỉ ngơi và chườm đá lạnh

Sau khi chấn thương xảy ra với ngón chân cái, bạn cần phải nghỉ ngơi. Cụ thể khi thấy các triệu chứng ở ngón chân cái như đau, khó cử động, sưng tấy thì cần xin ra sân để điều trị. Điều này rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng nén đau để tiếp tục trận đấu khiến ngón cái thêm tồi tệ.

Sau khi nghỉ ngơi, cởi giày và tất, bạn hãy kê cao bàn chân bị thương. Sau đó sử dụng một số túi đá lạnh chườm lên ngón chân cái bị đau ngay lập tức. Cách này sẽ giúp lưu lượng máu đến ngón chân đau ít hơn, từ đó giảm sưng tây, bầm tím. Hãy đảm bảo việc chườm đá lạnh liên tiếp trong 15 phút.

3.2. Dùng nạng và chườm nóng

Để đi lại khi đau ngón chân cái, bạn cần dùng nạng. Việc này nhằm giảm áp lực đè nặng lên chấn thương, gây thêm những chấn thương liên tiếp. Ngoài ra, sau khi dùng đá chườm lạnh ở lần đầu, bây giờ bạn chuyển qua các túi chườm nóng. Mục đích của cách làm này là để giãn mạch máu và cho phép máu dồn về khu vực đó. Điều này sẽ làm quá trình hồi phục ngón cái nhanh hơn.

Khi bị chấn thương ngón chân thì cầu thủ cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Ảnh: Internet

3.3. Cần băng ngón chân cái bị chấn thương

Băng y tế quanh ngón chân cái khi bị chấn thương là điều cần thiết. Vì việc nén bằng băng y tế sẽ giúp hạn chế sưng tây hay dây chằng bị giãn. Thêm vào đó sẽ làm giảm áp lực không đè lên ngón chân cái. Tuy nhiên cần lưu ý việc dùng băng quấn quanh ngón chân cái cần vừa chặt. Đừng để quấn quá chặt sẽ làm hạn chế lưu thông máu, gây nhức và đau.

3.4. Một số lưu ý khác khi bị đau ngón cần cái

  • Có thể dùng thuốc giảm đau nếu cơn đau kéo dài.
  • Sau khi bị đau cần đi giày đế cứng. Việc này nhằm tránh ngón chân chịu thêm lực không cần thiết.
  • Thông thường ngón chân cái bị đau cần 2 đến 3 tuần để để hết.
  • Nếu sau 3 tuần vẫn bị sưng, đau thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng đi giày đá bóng bị đau ngón chân cái rất phổ biến trong giới cầu thủ. Nhưng bạn đừng vội lo lắng, vẫn còn khá nhiều cách để loại bỏ tình trạng đau đớn này. Chi tiết hơn bạn cần 4 điều: [1] Mang đôi giày vừa vặn; [2] Thận trọng khi sút và tranh chấp bóng; [3] Đối xử tốt hơn với ngón chân cái vì nó vốn đứng mũi chịu sào; [4] Hãy dùng sản phẩm bảo vệ gồm tất và miếng dán.

Đức Lộc

Video liên quan

Chủ Đề