Cách bảo tồn trò chơi dân gian

CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

LIÊN KẾT

Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc--Học viện Dân tộc--Nhà khách Dân tộc--Báo Dân tộc và Phát triển

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Sau bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bị thất truyền, từ năm 2016, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, trò chơi cầu móc được phục dựng lại, trở thành một phần đặc biệt trong lễ hội truyền thống của đình Nội. Từ đây, nhiều người đã biết đến một trò chơi dân gian độc đáo, mang ước vọng của người dân về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trò chơi gắn kết tinh thần cộng đồng

Trong hoài niệm của những bậc cao niên tại xã Việt Lập, trò chơi “Cầu móc” là trò chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội truyền thống mùa xuân của người dân. Cụ Ngô Văn Chức [93 tuổi, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang] chia sẻ: "Ngay từ năm 12 tuổi, tôi được cùng bố chứng kiến trận cầu móc sôi động diễn ra duy nhất vào ngày mười một, tháng Giêng. Lúc ấy, trong làng được chia làm hai giáp, từ phía Tây của đình hất ra là giáp Đoài, phần còn lại thuộc giáp Trong. Hai giáp sẽ chia thành hai đội tham gia trận cầu. Ngay từ trước dịp lễ hội, mỗi giáp sẽ chuẩn bị lễ vật, gồm một con lợn to, đẹp, một cây xôi [được làm từ xôi, với đủ màu sắc bắt mắt, ghép thành chữ thiên hạ thái bình, viền ngoài được tạo hình tinh xảo], cây quấn [được làm từ bún với lá rau diếp cá, cắm thêm hoa cải thành các tầng từ to đến nhỏ dần], đĩa hoa quả. Lễ vật sau khi được dâng cúng, sẽ là lúc trận cầu móc chính thức bắt đầu”.

Cầu móc là trò chơi dân gian độc đáo, mang ước vọng của người dân về một vụ mùa bội thu.

Ông Ngô Văn Phong, người dân sống tại làng Nội, xã Việt Lập cho biết: “Trò chơi cầu móc có sự độc đáo trong cả cách thức, luật chơi, nếu đá bóng là sút vào khung thành của đối phương thì ở trò cầu móc, người chơi phải dùng chiếc móc dài kéo quả cầu [được làm bằng gỗ, có hình tròn như trái bóng, nặng đến 30kg] về lồ [một lỗ tròn nằm cuối sân mỗi đội] của mình. Theo lệ cũ, các trai trẻ trong giáp đều có thể tham gia, không quy định số lượng người, bên nào giành chiến thắng thì theo quan niệm tâm linh, năm đó giáp ấy sẽ có một vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ”.

Bảo tồn và phát huy

Là trò chơi dân gian độc đáo, đề cao tinh thần cộng đồng, tạo không khí vui tươi, sôi động cho lễ hội nhưng một thời gian dài, trò chơi cầu móc bị lãng quên. Một số người từng có cơ hội tham gia, chứng kiến các trận cầu nghĩ rằng nó đã bị thất truyền. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhờ sự giúp đỡ của Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Ban Di tích đình Nội cùng cụ Ngô Văn Chức, một bậc cao niên đã chung tay đưa trò chơi cầu móc quay trở lại.

Theo ông Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng ban di tích đình Nội, để đưa trò chơi đến gần với người dân, một số quy định trong luật chơi cũng được thay đổi. Hiện nay, trong trận cầu, mỗi đội chỉ từ 5 đến 7 người tham gia, tùy thuộc vào diện tích sân và quy định của Ban tổ chức, cùng với đó là 1 trọng tài, 1 người đánh trống để đảm bảo tính công bằng cũng như không khí cho trò chơi. Thời gian chơi một trận cầu thông thường diễn ra trong vòng 20 đến 30 phút. Đáng chú ý hơn, nếu móc giơ cao quá vị trí thắt lưng, hoặc cầu ra khỏi đường biên thì sẽ bị cho là phạm luật. Để góp phần bảo tồn và duy trì trò chơi cầu móc phát triển hơn nữa, Ban Di tích đình Nội đã làm dụng cụ, huy động những người trẻ trong làng tham gia tập luyện trò chơi.

Đội Cầu móc của đình Nội, xã Việt Lập đi biểu diễn tại Lễ hội Bảo Lộc Sơn.

Theo ông Nguyễn Văn Độ, Phó Ban Hương công, Trưởng đội tế cầu đình Nội, những năm gần đây, đội cầu móc đình Nội thường đi biểu diễn vào dịp lễ hội ở các xã, huyện xung quanh, thậm chí là lặn lội ra Bảo tàng Dân tộc học [Hà Nội] để mang trò chơi truyền thống này đến với nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ.

Em Lê Nguyễn Việt Hoàng [học sinh lớp 10A2, Trường THPT Tân Yên 1] cho hay: “Đây là lần đầu tiên em được xem các nghệ nhân cầu móc đình Nội về biểu diễn tại làng em. Em thấy cầu móc là trò chơi rất độc đáo, thú vị, khiến không khí lễ hội sôi động. Em hy vọng trong những năm tiếp theo, Ban tổ chức sẽ tiếp tục mời các nghệ nhân về chơi cũng như biểu diễn, thậm chí để bọn em có thể tham gia thử sức mình”.

Trước sự phát triển của xã hội hiện nay, khi hàng loạt trò chơi mới ra đời, trò chơi dân gian nói chung và trò chơi cầu móc nói riêng đang gặp những khó khăn trong quá trình bảo tồn và phát huy. Việc Bắc Giang khôi phục lại trò chơi cầu móc là một tín hiệu tốt trong việc bảo tồn những giá trị dân gian. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của địa phương, trò chơi cầu móc sẽ tiếp tục là món ăn tinh thần mỗi dịp xuân về không chỉ của người dân xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, mà còn của những người dân yêu thích các lễ hội và trò chơi dân gian trên cả nước.

Bài, ảnh: LAN ANH

Trò chơi dân gian có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc. Mỗi trò chơi tuy có ý nghĩa, cách chơi khác nhau, nhưng tựu chung đều xuất phát từ cuộc sống lao động sản xuất hằng ngày của đồng bào, phục vụ mục đích vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, tăng cường đoàn kết cộng đồng.

Các trò chơi dân gian không chỉ mang tính giải trí mà còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng.

Nghệ nhân Lường Thị Song, thành viên CLB Bảo tồn Văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên cho biết, từ xưa đến nay, trong tất cả các lễ hội, ngày Tết của cộng đồng dân tộc Thái đều không thể thiếu các trò chơi dân gian như: Tó má lẹ, đi cà kheo, đẩy gậy, đặc biệt là ném còn. Những phụ nữ Thái không chỉ biết ném còn mà còn khéo léo khâu những quả còn bằng vải. Bên trong quả còn được nhồi bông, cỏ mềm, vải vụn, hoặc hạt của cây bông, bên ngoài được trang trí bằng tua rua ngũ sắc rất đẹp. Trò chơi ném còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo, tài tình, nhẹ nhàng khi tung, khi bắt. Chơi ném còn đòi hỏi người chơi kết hợp các động tác toàn thân, sảng khoái tinh thần và trên hết là thể hiện tinh thần đoàn kết, vui vẻ.

Nếu ném còn là trò chơi ưa thích của người Thái thì tù lu là trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông. Anh Vàng A Sình ở bản Hua Rốm, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên cho biết: Với người dân ở xã Nà Tấu hiện nay, các trò chơi dân gian không thể thiếu vào các dịp lễ, Tết, người dân tham gia rất nhiệt tình. Với người lớn tuổi thì biết chơi nhiều hơn, nhưng bọn trẻ cũng rất thích thú học hỏi, nhiều em chơi rất giỏi”.

Không chỉ những người lớn tuổi mà thế hệ trẻ tuổi cũng luôn ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Em Lường Thị Ánh, bản Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo chia sẻ: “Là người con dân tộc Thái, mặc dù sống trong xã hội hiện đại nhưng em vẫn muốn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, do ít có cơ hội được tham gia nên em chơi không giỏi, em chỉ biết chơi ném còn và kéo co. Các bạn trẻ tại địa phương em cũng rất yêu bản sắc văn hóa dân tộc. Bạn nào cũng nhiệt tình, hứng thú tham gia các trò chơi dân gian mỗi khi tổ chức”.

Hiện nay, để thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể thao trên cơ sở khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao, trò chơi dân tộc, ở mỗi huyện, xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã từng bước đưa các môn thể thao dân tộc vào nội dung thi đấu cũng như hoạt động trong các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa thể thao, Đại hội Thể dục thể thao các cấp. Từ đó số lượng người tham gia tập luyện và thi đấu ở các môn thể thao dân tộc ngày một nhiều và có chiều sâu về chất lượng.

Ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết:Để duy trì và phát triển các môn thể thao dân tộc, trước hết phải nắm bắtđược điều kiện và thế mạnh từng vùng miền, từng dân tộc, từ đó xây dựng hình thức tổ chức tập luyện thể dục thể thao phù hợp cho mọi đối tượng ở thôn, bản, xã, phường, thị trấn, trong đó chú trọng vào các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, tù lu, kéo co…Ông Lượng cũng thông tin thêm, tới đây [từ ngày 6/5-10/5/2018] tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ X. Trong dịp này, các môn thể thao dân tộc như ném còn, đẩy gậy, tù lu, kéo co... cũng được đưa vào môn thi đấu. Đây là cách tốt nhất để bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian đặc thù của đồng bào các dân tộc.

HỒNG MINH

Video liên quan

Chủ Đề