Cách biết mình thích gì

Một em học sinh cấp ba “Không biết mình thích nghề gì?” nên không biết phải chọn ngành nào, trường gì để học cho phù hợp. Một em sinh viên năm hai “Không biết mình thích nghề gì?” nên tâm trạng lúc nào cũng lo lắng về tương lai ra trường sẽ làm gì, ngành mình học hiện tại có đúng không, liệu mình không có đam mê ‘như báo chí bảo phải có’ thì có thành công không. Một em sinh viên vừa tốt nghiệp “Không biết mình thích nghề gì?”, nên cứ đi làm ở chỗ mới được một thời gian thì lại chán và nghỉ, vì không biết mình thích cái gì, cái gì là hợp với mình – cái gì là cái mà mình nên theo đuổi. Một anh nhân viên đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tại một công ty quốc doanh, vẫn “Không biết mình thích nghề gì?”, thấy công việc hiện tại chán lắm, muốn nghỉ lắm nhưng không thấy mình có lựa chọn nào khác tốt hơn.

Vậy “Không biết mình thích nghề gì?”, mình có thể tìm câu trả lời ở đâu?

Bắt đầu từ ‘Cây Nghề Nghiệp’

Hãy bắt đầu từ cái Cây Nghề Nghiệp này trước. Cây có 2 phần là phần Quả [chữ đỏ] và phần Rễ [chữ đen].

Quả là cái khiến chúng ta thích, vì nhiều ‘tính năng’ khác nhau. Có phải là thích thành Steve Jobs, Bill Gates vì Lương Cao, Tiền Nhiều? Ta thích thành một diễn giả, một người trong showbiz vì Được Nhiều Người Biết Đến? Hay ba mẹ ta hay khuyến khích ta làm việc ở nhà nước vì Ổn Định? Có phải ta 10 năm trước ta học Chứng khoán, 5 năm trước ta học Ngân hàng, 2 năm gần đây ta học Marketing – mục đích là để có Cơ Việc Làm Tốt? Có phải ta luôn thích ứng tuyển các chương trình Management Trainee ở Unilever, Big 4, VNG vì ta thấy Môi Trường Làm Việc ở đó thật tốt?

Vậy thì ta hiểu, quả – tức là việc có lương cao, cơ hội việc làm tốt, có môi trường ngon lành, sếp tốt bạn ngoan, được nhiều người biết – là những yếu tố khiến cho ta THÍCH MỘT CÁI NGHỀ.

Tuy nhiên, quả không tự nhiên có mặt trên đời, cũng như việc THÍCH không thể tự nhiên mà có, nếu ta chưa có RỄ CÂY. 

Rễ cây ở đây chính là Sở thích, Khả năng, Giá trị nghề nghiệp và Cá tính. Một cái cây cho nhiều quả khi ta chăm bón cho rễ thật nhiều nước và các chân dinh dưỡng. Tương tự, để ta có được lương cao, công việc ổn định, nhiều cơ hội việc làm – ta phải bắt đầu từ việc chăm bón ‘rễ’ – tức là tìm hiểu về sở thích, kĩ năng, giá trị nghề nghiệp và cá tính của bản thân trước.

Vậy thay vì đặt câu hỏi “Mình thích nghề gì?“, ta hãy bắt đầu từ các câu hỏi này trước:

1. Sở thích của mình là gì?

Có 2 cách để xác định sở thích của bản thân đó là:

  • Liệt kê hết tất cả các hoạt động, chương trình mà bản thân đã tham gia từ hồi lớp 9 đến hiện tại. Trong các hoạt động đó cái nào mình thích, cái nào mình không thích? Lý do nào mình thích cái đó, vì công việc, vì con người, vì môi trường hay cụ thể thế nào?

  • Làm thử một số bài test tính cách và xem kết quả xem mình có sở thích gì.

Không có sở thích nào đúng hay tốt hoàn toàn, cũng không có sở thích nào là sai cả. Mình có những người bạn có sở thích rất kỳ lạ như chụp ảnh máy bay, phân tích các loại giun đất chẳng hạn – hoàn toàn chẳng vấn đề gì. Thật ra sở thích càng lạ, càng nhiều cơ hội việc làm cho ta.

Còn đam mê thì sao? Trong bài viết này, mình mong các bạn hiểu đơn giản ‘Đam mê’ là cấp độ cao hơn của Sở thích. Sở thích thì tùy hứng, ví dụ ta thích Bóng đá thì hôm nay rảnh ta xem, mai rảnh ta không xem. Nếu ta đam mê bóng đá, ta sẽ dành cả ngày cả đêm để tìm hiểu về nó.

Vậy nên để kiểm tra xem sở thích đó có thật sự mạnh và là đam mê của mình không, bạn hiền hãy thử đặt ra thử thách mỗi ngày 60 phút trong một tiếng liên tục chỉ ngồi tìm kiếm thông tin về Sở thích đó xem, nếu đam mê thật sự thì không chán đâu.

2. Mình có thể làm được gì?

Để đi làm được, cái nhà tuyển dụng cần nhìn vào là kĩ năng mà bạn có thể làm được. Có hai cách để tìm ra khả năng của mình rất nhanh như thế này:

  • Lên Vietnamwork, gõ vào ô tìm kiếm một từ khóa mà bạn thích, ví dụ ‘marketing’. Hoặc cứ lướt và ấn vào xem những đầu công việc mà bạn thấy có hứng thú. Xem xem trong nội dung công việc đó, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn làm, cái nào bạn nghĩ bạn có thể làm được – chưa cần xuất sắc – nhưng vẫn có thể làm được. Cố gắng lướt khoảng 100 công việc khác nhau và liệt kê hết những thứ có thể làm được ra giấy.

  • Cũng giống như sở thích, ta có các bài kiểm tra tính cách để biết được kĩ năng của mình ở đâu.

3. Giá trị nghề nghiệp của mình là gì?

Có những người đi làm chỉ với một mong muốn duy nhất là thoát nghèo. Họ có thể làm bất kỳ công việc gì, miễn có tiền. Có tiền là có đam mê.

Có những người lại có giá trị sống là gia đình, làm công việc không cần quá giàu, nhưng nếu có nhiều thời gian dành cho gia đình thì họ sẽ rất vui.

Có những người thì mong muốn làm những công việc đóng góp cho xã hội. Làm cho một tổ chức phi chính phủ, làm Marketing ra những chiến dịch hay ho – họ rất vui. Làm sale kiếm tiền – không vui lắm.

Vậy một tiêu chí nữa khi bạn nghĩ về ‘Mình thích nghề gì?’ đó là hãy tìm xem ‘Giá trị sống ở thời điểm hiện tại của mình là gì?’.

Trên đây là một vài tips nhỏ, hi vọng giúp bạn bớt băn khoăn hơn với chuyện mình thích nghề gì. 

Theo anhtuanle.com

15,911 người xem

Ngoài được yêu, được sống, thì được làm công việc phù hợp với bản thân cũng là một loại hạnh phúc mà bất kỳ ai ở tuổi trưởng thành đều khao khát. 

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều bạn trẻ mới ra trường ngày nay loay hoay trong việc chọn nghề nghiệp vì không biết mình thích nghề gì. Hay thậm chí nhiều người lăn lộn ngoài cuộc sống rất nhiều năm vẫn chưa thể tìm ra công việc lý tưởng cho mình. 

Vậy phải làm sao để chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân khi không biết mình thích nghề gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Khám phá tiềm năng của chính mình bằng cách đặt ra những câu hỏi

Hãy dành thời gian để suy ngẫm và đánh giá lại những giá trị mà mình đang có. Chúng bao gồm các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và tính cách cá nhân. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Bạn có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây để tự hỏi chính bản thân mình khi không biết mình thích nghề gì:

Bên cạnh đó, hãy nghĩ đến một môi trường làm việc lý tưởng mà bạn tự tin sẽ phát huy được hết tiềm năng của mình ở đó. Bạn có thể nghĩ đến những câu hỏi như:

Phân tích về chính bản thân mình là bước đầu tiên để phá vỡ rào cản trong tâm trí khi không biết mình thích nghề gì. Hãy tự đặt ra cho mình càng nhiều câu hỏi càng tốt, và sau đó viết ra mọi suy nghĩ, chi tiết mà bạn có trong đầu cho từng câu hỏi.

Đọc thêm: Các loại trắc nghiệm tính cách trong tuyển dụng

Chọn nghề dựa vào kỹ năng bạn có

Nắm giữ nhiều kỹ năng quan trọng giúp ích cho việc chuyển từ ngành này sang ngành khác dễ dàng. Một báo cáo của Burning Glass chỉ ra rằng, kỹ năng nghiên cứu luôn được xếp hạng cao trong top 10 kỹ năng quan trọng nhất của hầu hết các ngành công nghiệp khác nhau; từ tiếp thị và PR đến chăm sóc sức khỏe và CNTT.

Hãy suy nghĩ rộng ra và xem xét kỹ năng cứng và mềm; cùng kinh nghiệm làm việc trước đó của bản thân; có thể ứng dụng cho một ngành công nghiệp khác hay không. Ví dụ, bạn luôn yêu thích âm nhạc, nhưng lại có tông điếc. Thay vì học guitar, bạn học thiết kế và sử dụng các kỹ năng đó cho việc thiết website của các ban nhạc; hoặc hãng thu âm.

Hay với người làm trong lĩnh vực F&B, bạn không nấu ăn ngon và không đủ tài chính để mở hàng quán của chính mình; thì việc trở thành phóng viên; biên tập viên chuyên mục “Ẩm thực” cũng là lựa chọn thú vị. Vì bạn có khả năng viết lách và chụp ảnh món ăn thu hút chẳng hạn.

Nói chuyện với nhiều người và tìm hiểu về công việc của họ

Không phải ai cũng có cơ hội để trải nghiệm tất cả các công việc để biết mình muốn làm gì.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với những người làm việc trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm để tìm hiểu về con đường sự nghiệp của họ và nhận lời khuyên để lựa chọn nghề nghiệp. 

Đó có thể là bạn bè, hoặc người thân quen của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm tìm việc làm trên mạng xã hội, lập các chủ đề để thu hút mọi người đưa ra ý kiến và trao đổi thêm nếu thấy cần thiết.

Đọc thêm: 5 Lợi Ích Cho Sự Nghiệp Khi Có Một Career Mentor

Lập danh sách các công việc muốn thử sức

Sau khi hiểu hơn về tiềm năng của bản thân và có được ý kiến trao đổi từ nhiều người, đây là lúc bạn dần hình dung được công việc mà mình muốn theo đuổi.

Hãy liệt kê hết ra mọi chức vụ, những công ty và lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm, hay một mô tả công việc mà bạn muốn làm.

Có rất nhiều nguồn công việc khác nhau để bạn lựa chọn nghề nghiệp khi không biết mình thích nghề gì.

© Freepik.com

Đơn cử như từ các mối quan hệ xung quanh, nghiên cứu thêm trên Internet về các lĩnh vực đang có nhu cầu nhân sự cao, nghía qua các trang tin tuyển dụng để xem nhu cầu tuyển người của các công ty ra sao. 

Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng sẽ tìm được một công việc đáp ứng được mọi nhu cầu bản thân đã đề ra. Chúng có thể sẽ khác biệt đôi chút về chức danh hay mô tả công việc.

Vì vậy, hãy luôn có một tư duy linh hoạt khi lên danh sách công việc này nhé.

Nghiên cứu và thu hẹp danh sách các công việc muốn làm

Khi đã có được một danh sách sơ bộ những công việc bạn muốn làm, hãy tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về từng chức danh, ngành nghề, lĩnh vực hay công ty trong danh sách đó. 

Không phải tất cả những gì được liệt kê ra đều phù hợp với bạn. Có tất nhiều yếu tố khác tác động đến quyết định chọn nghề nghiệp của bạn như: lương, phúc lợi, kỹ năng cá nhân, yêu cầu công việc, cơ hội thăng tiến, triển vọng nghề nghiệp, v.v. 

Bạn cần phải đầu tư nghiên cứu các nghề nghiệp nhiều hơn để đưa ra câu trả lời cụ thể. So sánh với nhu cầu của bản thân và chọn ra công việc muốn trải nghiệm nhất tại thời điểm hiện tại.

Đọc thêm: Tham khảo Các chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO là gì để nhắm mục tiêu chuẩn xác hơn.

Đầu tư thời gian cho lĩnh vực yêu thích

Trình độ học vấn, chuyên ngành đại học xây dựng kỹ năng chuyên môn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa loại công việc sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn giới hạn các ngành nghề bạn có thể làm hoặc muốn làm. 

Nếu học chuyên ngành sinh học; bạn sẽ không bị giới hạn trong các lĩnh vực y tế hoặc khoa học. Hoặc nếu đã học các lớp về lập trình máy tính, điều đó không có nghĩa là bạn phải có một công việc trong ngành công nghệ thông tin.

Tương tự, những người từng tốt nghiệp ngành marketing; vẫn có thể chuyển hướng sang làm lập trình viên; nếu tính cách của họ không hợp cho việc ngoại giao thường xuyên. Điều quan trọng là bản thân không ngừng học hỏi và liên tục trau dồi kỹ năng quan trọng cho bản thân. 

Chia sẻ làm sao để biết mình giỏi lĩnh vực nào của trang Web5ngay

Tìm kiếm cơ hội hợp tác để trải nghiệm

Lý thuyết cần đi đôi cùng thực hành, phải làm thì mới biết mình hợp với nó bao nhiêu phần trăm. Có thể, bạn chỉ đang thích nó thông qua những bài viết và chia sẻ từ người khác. Hiện nay, các tổ chức lớn nhỏ tại các thành phố lớn cũng khá cởi mở trong việc tuyển dụng người mới; thực tập sinh hoặc học việc.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực marketing rộng lớn, có rất nhiều vị trí bạn có thể thử từ nhân viên chạy sự kiện; copywriter; account đến planner.

Bắt đầu với vai trò thực tập cho bạn thời gian ngắn trải nghiệm ngắn hạn và khi không thích có thể chuyển ngay. Nếu đã “kinh qua” hết các vị trí này mà bạn vẫn không thấy hài lòng; thì xin tuyên bố rằng; “bạn sinh ra và không dành cho marketing”; một cơ hội mới và lĩnh vực mới đang đợi bạn chinh phục phía trước.

Một ví dụ khác về việc tìm kiếm lĩnh vực nghề nghiệp mới; bên cạnh nhu cầu duy trì công việc cũ để đảm bảo sinh hoạt phí. Nếu bạn yêu thích công việc tư vấn và bán hàng; bạn có thể làm thêm nó vào cuối tuần hoặc buổi tối; với chức danh công tác việc kinh doanh online/sale. 

Hiện nay, vị trí này được tuyển dụng khá nhiều và cũng không yêu cầu người làm đến cơ quan. Thời gian làm việc linh hoạt giúp bạn có thể tiếp tục công việc ban ngày như nguồn thu chính. Và dành một khoảng nhỏ cho công việc mới mà bạn chỉ muốn bắt đầu nhẹ nhàng để kiểm tra; trước khi chuyển sang hẳn vì yêu thích thật sự.

Nâng cấp bản thân, cập nhật CV

Sau khi đã xóa bỏ được rào cản “không biết mình thích nghề gì”, đã đến lúc bạn tập trung để phát triển bản thân theo hướng sự nghiệp đã lựa chọn

Nếu cảm thấy mình vẫn còn thiếu sót ở một phương diện nào đó về kiến thức hay kỹ năng, hãy tìm kiếm các khóa học bổ trợ để xây dựng một nền tảng tốt.

© Freepik.com

Điều này giúp bạn tránh bị mất phương hướng khi bắt đầu công việc mà thiếu đi những kỹ năng cần thiết. Việc nâng cấp bản thân cũng mang lại lợi ích lớn cho công cuộc ứng tuyển sắp tới, giúp bạn tự tin hơn với CV của mình.

Thêm vào đó, CV cần được điều chỉnh để phù hợp với công việc sắp trải nghiệm. Hãy cập nhật những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc có liên quan để tạo sự liên kết chặt chẽ hơn với công việc mới.

Dám bước ra khỏi vùng an toàn

Khi không biết mình thích nghề gì, bạn càng phải mạnh dạn khám phá và xông pha nhiều hơn. Đừng để nỗi sợ thiếu kinh nghiệm khiến bạn ngại khám phá bản thân. 

Mọi sự thành công đều bắt đầu từ những khởi đầu nhỏ. Giai đoạn ban đầu buộc bạn phải tập cách chấp nhận những thiếu sót của bản thân để phấn đấu hoàn thiện.

Đừng ngại bắt đầu với những vị trí thấp nhất trong công ty như thực tập sinh hay người học việc. Bạn có thể nghĩ rằng đây chỉ là những công việc “bưng trà rót nước”. 

© Freepik.com

Thế nhưng chúng mang lại cho bạn những ấn tượng đầu tiên về môi trường làm việc chuyên nghiệp, cũng như cách các anh chị đi trước xử lý và tư duy trong công việc với một lĩnh vực nào đó.

Từ đó bạn sẽ nhận ra liệu công việc mà họ đang làm có phải là điều mà mình đang tìm kiếm hay không. Nếu đúng, đây là cơ hội tốt để học tập kinh nghiệm từ chính họ.

Đọc thêm: 6 Bước giúp bạn bước ra khỏi vùng toàn

Đừng dừng lại khi đã chọn được công việc mình thích. Hãy tiếp tục phát triển nó, đặt ra những kỳ vọng mới trong công việc và cố gắng hoàn thành nhé!

Chúng ta dành 1/3 cuộc đời để làm việc; do đó; hãy chọn công việc, lĩnh vực mình muốn làm và theo đuổi. Chỉ có như vậy, bạn mới hạnh phúc từ 8h sáng đến 6h chiều mỗi ngày và hoàn thành tốt nó; dù có bất cứ thử thách nghề nghiệp nào.

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề