Cách bốc vác

HƯỚNG DẪN TƯ THẾ NÂNG NHẤC VẬT AN TOÀN

13/04/2017

Bs. Nguyễn Thế Hùng

Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Rối loạn cơ xương nghề nghiệp là một biểu hiện của tác hại nghề nghiệp gặp khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Rối loạn cơ xương là biểu hiện của các rối loạn hoặc tổn thương ở thần kinh, gân, cơ và các tổ chức nâng đỡ như đĩa liên đốt sống. Rối loạn cơ xương là biểu hiện của nhiều loại rối loạn, khác nhau về mức độ, tư thế nhẹ đến nặng, mạn tính, gây mất khả năng lao động. Tư thế nâng nhấc không đúng, trọng lượng mang vác vật không an toàn là nguy cơ cao gây rối loạn cơ xương. Việt Nam đã có quy định cụ thể tiêu chuẩn mang vác - giới hạn trọng lượng cho phép như sau:

Tiêu chuẩn mang vác - giới hạn trọng lượng cho phép

[Theo quyết định số 3733/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế]

Loại chỉ tiêu

Giới hạn trọng lượng cho phép

Nam

Nữ

Mang vác thường xuyên

40kg

30kg

Mang vác không thường xuyên

20kg

15kg

1. Quy tắc chung về mang và nâng vật an toàn phòng tránh rối loạn cơ xương

+ Tư thế chắc chắn

+ Cầm/ nắm chắc vật bằng hai tay nếu có thể

+ Ngồi gập gối, lưng thẳng khi nâng vật lên, tránh cúi thấp quá mức cần thiết

+ Nâng và mang vật với tư thế lưng thẳng

+ Vật nâng và mang càng gần cơ thể càng tốt

+ Gập gối và giữ lưng thẳng khi để vật xuốn

2. Các quy tắc cụ thể khi mang và nâng vật an toàn phòng tránh rối loạn cơ xương

+ Không nâng và mang bất cứ vật gì khi ta không nắm chắc được vật, ngay cả khi vật không nặng nhưng vật quá khổ, cồng kềnh hay quá rộng để ta có thể ôm chắc được.

+ Không nâng hay mang vật một mình nếu chúng nặng hơn 20kg; hãy nhờ người giúp đỡ hay dùng các dụng cụ hỗ trợ.

+ Để nâng vật nặng thấp hơn thắt lưng, giữ thật thẳng lưng, gập gối và hông. Không gập hông về trước và gối thẳng, sử dụng tư thế đúng theo hướng dẫn.

+ Không xoay người khi đang mang vác nặng, xoay bằng chân, không xoay hông, vì xoay hông sẽ làm cột sống của bạn không thẳng trục và dễ bị chấn thương.

+ Đứng với chân rộng và gần với vật cần nâng, giữ bàn chân thẳng trên sàn đảm bảo chân bước chắc chắn.

+ Không với/ nâng vật quá đầu, phải dùng bục hoặc thang để có chiều cao ngang mức vật cần nâng.

+ Quan sát phía trên vật cần nhấc xuống xem có gì khuất tầm mắt có thể lăn, trượt hoặc rơi vào đầu, mặt hay mắt của bạn.

+ Giữ vật nâng luôn luôn sát vào người, ép sát khuỷu tay vào thân mình.

+ Luôn dùng cả hai tay khi nâng vật nặng.

+ Khi mang vác các bao, hòm tốt nhất để lên vai và giữ lưng với tư thế thẳng đứng.

Hãy tuân thủ an toàn lao động

Vì sau một ngày làm việc của bạn là một gia đình hạnh phúc đang chờ đón bạn

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. 1. Bộ Y tế [2002]. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002. NXB Y học Hà Nội 2002
  2. Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi tập 2, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2002.
  3. //www.cpwrconstructionsolutions.org/hazard/936/lifting-and-carrying-manual-materials-handling.html
  4. //www.osha.gov/SLTC/etools/electricalcontractors/materials/heavy.html

Tin liên quan

Xem tất cả
  • Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường triển khai tập thể dục giữa giờ cho học viên lớp Quan trắc môi trường lao động nhân ngày Sức khỏe thế giới
  • GIỚI, SỨC KHỎE VÀ VIỆC LÀM [Phần 2]
  • GIỚI, SỨC KHỎE VÀ VIỆC LÀM [Phần 1]
  • BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
  • MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN VIỆC THIẾT KẾ NƠI LÀM VIỆC CHO LAO ĐỘNG ĐỨNG
  • NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG ĐỨNG
  • NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN STRESS TRONG CÔNG VIỆC

    Tổ chức công việc nghèo nàn, cách chúng ta thiết kế công việc và hệ thống làmviệc, cách chúng ta...

  • GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG BUỒN NGỦ KHI LÁI XE ĐƯỜNG DÀI.

    Ngủ trên tay lái là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông liên quan tới yếu...

  • ĐÁNH GIÁ ECGÔNÔMI NGUY CƠ RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG - SINH HOẠT KHOA HỌC CỦA KHOA TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ ECGÔNÔMI

    Khoa tâm sinh lý lao động và Ecgônômi Viện Sức khoẻ nghiệp và môi trường tổ chức buổi sinh học...

  • Những dấu hiệu và cách xử trí một số bệnh lý do nhiệt

Video liên quan

Chủ Đề