Cách tính năng lực quá trình

Thế nào là một quá trình có tính ổn định?

Một quá trình có tính ổn định cao, nếu nó nhất quán hay còn gọi là ít có sự dao động. Sự dao động này được đo lường qua các thông số quan trọng trên sản phẩm, là đầu ra của quá trình. Nó có thể là trung bình hoặc độ lệch chuẩn của một vài thông sống quan trọng. Nếu quá trình nhất quán theo thời gian, và ít có sự dao động ta nói đây là quá trình ổn định. Ví dụ quá trình như hình phía dưới được gọi là một quá trình ổn định vì có tính nhất quán theo thời gian.


Tương tự như vậy, quá trình trong hình phía dưới được xem là không ổn định..các bạn có thể thấy mean của nó duy chuyển theo thời điểm.

Trong áp dụng SPC thì biểu đồ kiểm soát được dùng để phát hiện xem một quá trình có ổn định hay không? Một số biểu đồ như Xbar được sử dụng để nhận diện độ ổn định về mặt vị trí của quá trình. Bằng cách theo dõi sự duy chuyển của giá trị trung bình. Biểu đồ khoảng[range] hoặc biểu đồ độ lệch chuẩn thì tập trung nhận diện sự ổn định về mặt dao động của quá trình.

Năng lực quá trình [Cp] & Hiệu suất quá trình [Pp]

Năng lực quá trình

Năng lực quá trình có thể được định nghĩa bằng một đặc tính đo được của một quá trình liên quan tới thông số của nó. Nó được mô tả như một chỉ số năng lực quá trình \[{C_p}\]. Chỉ số năng lực quá trình được sử dụng để kiểm tra sự thay đổi của kết quả sinh ra bởi quá trình và để so sánh sự thay đổi với dung sai sản phẩm. \[{C_p}\]được tính bởi công thức sau:

Công thức

\[{ C_p = min[\frac{USL - \mu}{3 \times \sigma}, \frac{\mu - LSL}{3 \times \sigma}] }\]

Với –

  • \[{USL}\] = Giới hạn thông số trên
  • \[{LSL}\] = Giới hạn thông số dưới
  • \[{\mu} \]= Ước lượng trung bình của quá trình.
  • \[{\sigma}\] = Ước lượng sự biến đổi của quá trình, độ lệch chuẩn

Giá trị của chỉ số năng lực quá trình càng cao, quá trình càng tốt.

Ví dụ

Xét trường hợp một chiếc ô tô và gara đỗ xe. Kích cỡ gara đại diện cho giới hạn thông số và chiếc ô tô định nghĩa đầu ra của quá trình. Ở đây năng lực quá trình sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa kích cỡ ô tô và kích cỡ gara và bạn có thể đỗ ô tô cách trung tâm của gara bao xa. Nếu kích cỡ chiếc ô tô hơi nhỏ hơn kích cỡ gara, bạn có thể dễ dàng đỗ xe vào đó. Nếu chiếc ô tô rất nhỏ so với kích cỡ gara thì nó có thể nằm vừa ở bất cứ đâu kể từ vị trí trung tâm. Xét về quá trình điều khiển, quá trình như vậy có rất ít sự thay đổi, cho phép đỗ ô tô dễ dàng trong gara và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Hãy xem ví dụ ở trên cho thấy điều gì về chỉ số năng lực quá trình \[{C_p}\].

  • \[{C_p = \frac{1}{2}}\] - Kích cỡ gara nhỏ hơn chiếc ô tô và không thể chứa vừa ô tô của bạn.
  • \[{C_p = 1}\] – Kích cỡ gara vừa khớp với chiếc ô tô và bạn chỉ có thể để vừa duy nhất chiếc ô tô của mình.
  • \[{C_p = 2}\] – Kích cỡ gara lớn gấp đôi chiếc ô tô và bạn có thể để 2 chiếc xe
  • \[{C_p = 3}\] – Kích cỡ gara lớn gấp ba chiếc ô tô và bạn có thể để vừa 3 chiếc xe cùng lúc.

Hiệu suất quá trình

Hiệu suất quá trình dùng để kiểm tra hiệu suất của việc sinh ra mẫu thử từ quá trình đó. Nó được diễn giải như là một chỉ số hiệu suất quá trình {P_p}. Nó kiểm tra xem liệu rằng nó có thỏa mãn điều kiện khách hàng đưa ra hay không. Nó sẽ thay đổi theo năng lực quá trình vì thực tế rằng hiệu suất quá trình có thể áp dụng cho một nhóm đầu vào cụ thể. Phương pháp lấy mẫu có thể tương đối phù hợp để trợ giúp cho sự biến đổi trong nhóm. Hiệu suất quá trình chỉ được sử dụng khi khả năng điều khiển quá trình không thể được đánh giá. {P_p} được tính theo công thức sau:

Công thức

\[{ P_p = \frac{USL - LSL}{6 \times \sigma} }\]

Với –

  • \[{USL}\] = Giới hạn thông số trên
  • \[{LSL}\] = Giới hạn thông số dưới
  • \[{\sigma}\] = Ước lượng biến đổi của quá trình, độ lệch chuẩn.

Chỉ số hiệu suất quá trình \[{P_p}\] càng lớn, quá trình càng tốt.

1. Câu trả lời chính xác nhất về CPK là gì?

1.1. Khái niệm CPK là gì?

CPK là viết tắt của cụm từ “Process Capability Index” – đây được hiểu là một chỉ số về khả năng xử lý trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, trong quá trình cải tiến các quy trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ dựa vào các chỉ số khả năng xử lý CPK này hay các tỷ lệ về khả năng xử lý để làm thước đo chính. Thông qua đó, họ sẽ có thể thống kê được về khả năng mà quy trình mới có thể tạo ra trong một giới hạn về đặc điểm kỹ thuật.

Khái niệm CPK là gì?

Trên thực tế thì chỉ số CPK chỉ có ý nghĩa đối với những quy trình sản xuất đang ở trạng thái có kiểm soát thống kê. Và các chỉ số về khả năng xử lý sẽ thể hiện mức độ đo lường, sự biến thiên một cách tự nhiên mà bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần phải trải qua so với những đặc điểm liên quan đến các giới hạn kỹ thuật. Đồng thời nó cũng cho phép so sánh nhiều quy trình khác nhau theo một mức độ tổ chức có kiểm soát.

Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh

1.2. Công thức tính chỉ số khả năng xử lý CPK

Công thức tính chỉ số khả năng xử lý CPK

Để có thể tính được về chỉ số CPK, cần thực hiện theo công thức sau:

Min [USL – X] or [X – LSL]

CPK = ──────────────────

3⸹

Trong đó:

- USL là giới hạn về kỹ thuật ở trên

- LSL là giới hạn về kỹ thuật ở dưới

- ⸹ là độ lệch chuẩn

- X là giá trị trung bình của tập hợp các giá trị

Ví dụ về tính chỉ số CPK

Để hiểu rõ hơn về công thức tính chỉ số khả năng xử lý CPK này, các bạn có thể theo dõi ví dụ dưới đây:

Với các thông số:

+ Giới hạn của kỹ thuật ở trên là 6.5

+ Giới hạn của kỹ thuật ở dưới là 6.3

+ Độ lệch chuẩn của các giá trị là 0.030

+ Giá trị trung bình của tập hợp các giá trị là 6.4

Áp dụng theo công thức, ta tính được chỉ số CPK như sau:

USL – X 6.50 – 6.40

Z[USL] = ────── = ─────── = 3.34

⸹ 0.030

X – LSL 6.40 – 6.30

Z[LSL] = ───── = ─────── = 3.34

⸹ 0.030

Z[min] 3.34

CPK = ─────── = ───── = 1.11

3 3

1.3. Giá trị đề xuất của chỉ số CPK

Hiện nay, các chỉ số về khả năng xử lý CPK đối với quy trình sản xuất hầu hết đều được xây dựng dựa trên khả năng mong muốn cùng với các giá trị ngày càng cao hơn trong các doanh nghiệp. Theo đó, nếu các giá trị đạt gần hay dưới 0 thì sẽ thể hiện kết quả là các quá trình hoạt động đang ở ngoài mục tiêu hay cũng có thể là đang có độ biến thiên khá cao.

Và việc đưa ra các điều chỉnh cho giá trị của các mục tiêu đó như thế nào, khả năng xử lý các quy trình có đạt được mức tối thiểu và có thể chấp nhận được hay không sẽ là do quan điểm của từng cá nhân hay sự đồng thuận ở từng ngành, cơ sở hoạt động riêng biệt. Ví dụ như đối với ngành công nghiệp sản xuất ôtô thì với nhóm hành động công nghiệp sẽ đưa ra các phương án, quy trình thực hiện khác nhau và liên quan đến quy trình phê duyệt các phần sản xuất. Tuy nhiên thì các tiêu chí này cũng còn gây ra khá nhiều vấn đề, tranh cãi bởi một số quy trình khi được áp dụng vào sản xuất lại không thể đánh giá được khả năng, không tính được các chỉ số CPK một cách chính xác nhất.

Việc làm trưởng phòng sản xuất

Giá trị đề xuất của chỉ số CPK

Bởi khả năng xử lý quy trình sản xuất CPK được xem là một chức năng đặc tả riêng biệt, theo đó các chỉ số CPK này chỉ hoạt động tốt như những thông số về kỹ thuật. Ví dụ như là các thông số kỹ thuật sẽ xuất phát từ các hướng dẫn nhưng lại không xem xét đến các chức năng hay mức độ quan trọng của các bộ phận khác. Như vậy thì mọi vấn đề thảo luận liên quan đến quy trình sản xuất đều sẽ vô ích. Ngược lại thì nếu như tập trung nhiều hơn vào các rủi ro thực sự của các quy trình và đưa ra hướng xử lý phù hợp thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề