Cách cài đặt ổ cứng ngoài

Cùng viết bởi Luigi Oppido

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, California. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp.

Bài viết này đã được xem 1.376 lần.

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chọn lựa, kết nối và định dạng ổ cứng gắn ngoài trên máy tính Windows hoặc Mac.

Các bước

Phần 1
Phần 1 của 3:
Chọn ổ cứng gắn ngoài

  1. 1
    Bạn cần biết cách thêm ổ cứng gắn ngoài cho máy tính. Tuy một số ổ cứng gắn ngoài có thể sử dụng ngay khi được cắm vào cổng USB có sẵn của máy tính, nhưng hầu hết ổ cứng loại này cần được định dạng cho phù hợp với hệ thống tập tin cụ thể trên máy trước khi tiếp tục.
    • Quá trình định dạng khá nhanh chóng, bạn có thể tiến hành thông qua các cài đặt được tích hợp sẵn trên máy.
  2. 2
    Kiểm tra kết nối của máy tính. Hầu hết máy tính đều có cổng USB 3.0 hình chữ nhật nằm ở bên hông hoặc phía trước thùng máy, tuy nhiên Mac và một số máy tính Windows được sản xuất bởi Microsoft ngày nay sử dụng kết nối USB-C:
    • USB 3.0 Cổng hình chữ nhật có trên phần lớn máy tính được sản xuất trước năm 2017. Hầu hết ổ cứng gắn ngoài đều sử dụng đầu nối USB 3.0.
    • USB-C Cổng hình bầu dục có trên MacBook và một số máy tính xách tay Microsoft. Nếu thiết bị sử dụng cổng USB-C, bạn cần mua bộ chuyển đổi USB 3.0 to USB-C hoặc tìm ổ cứng gắn ngoài có cáp USB-C.
  3. 3
    Cân nhắc những yêu cầu về bộ nhớ. Ổ cứng gắn ngoài thường có dung lượng từ 512 GB đến vài TB. Bạn cần mua ổ cứng có dung lượng lớn hơn so với nhu cầu.
    • Nói chung, ổ cứng dung lượng 1 TB [1024 GB] không đắt hơn dung lượng 512 GB là mấy. Bộ nhớ thường có xu hướng càng cao càng rẻ [chẳng hạn, một ổ cứng 2 TB có giá thấp hơn rất nhiều so với hai ổ cứng 1 TB].
  4. 4
    Chọn giữa ổ cứng truyền thống và ổ cứng thể rắn. Ổ cứng thể rắn [SSD] nhanh hơn đáng kể so với ổ cứng gắn ngoài truyền thống, nhưng đồng thời cũng đắt hơn. Tuy nhiên, nếu mục đích của bạn là chạy hệ điều hành hoặc chỉnh sửa phần mềm trên ổ cứng gắn ngoài thì SSD sẽ đáp ứng tốt hơn so với ổ cứng truyền thống.
  5. 5
    Bạn cần biết nên chọn thương hiệu nào. Bộ nhớ tuy không đắt nhưng chúng ta vẫn nên mua từ nhà sản xuất uy tín. Sau đây là một số nhà sản xuất ổ cứng gắn ngoài phổ biến:[1]
    • Western Digital
    • Adata
    • Buffalo
    • Seagate
    • Samsung

    Luigi Oppido

    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính
    Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, California. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp.
    Luigi Oppido
    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính

    Chuyên gia của chúng tôi cho rằng: Khi chọn ổ cứng gắn ngoài, bạn nên mua từ nhà sản xuất ổ đĩa nổi tiếng như Seagate hoặc Western Digital. Không nên để bị thu hút và chi tiền cho ổ cứng với vỏ ngoài lạ mắt nhưng bên trong chất lượng thấp. Nếu bạn dự định sao lưu thông tin quan trong lên ổ đĩa này, hãy chắc chắn rằng đây là lựa chọn hiệu quả.

  6. 6
    Mua ổ cứng gắn ngoài phù hợp với yêu cầu. Sau khi mua ổ đĩa từ cửa hàng tin học hay trang thương mại trực tuyến, bạn có thể tiến hành cài đặt trên máy tính Windows hoặc Mac.

Phần 2
Phần 2 của 3:
Cài đặt ổ cứng gắn ngoài trên Windows

  1. 1
    Tìm cổng USB của máy tính. Cổng USB 3.0 hoặc USB-C thường nằm ở cạnh bên thân máy, tuy nhiên người dùng máy tính để bàn có thể tìm thấy cổng USB ở phía trước hoặc bên hông thùng máy.
    • Bạn cần chắc chắn rằng mình cắm ổ cứng gắn ngoài vào cổng USB trên chính máy tính chứ không phải bộ hub hay cổng USB bàn phím.
  2. 2
    Cắm một đầu cáp ổ cứng gắn ngoài vào cổng USB. Đầu cáp USB 3.0 sẽ chỉ khớp với cổng theo một hướng, còn với kết nối USB-C thì dù bạn cắm như thế nào cũng vừa với cổng.
  3. 3
    Cắm đầu cáp còn lại vào ổ cứng gắn ngoài. Đầu cáp còn lại thường là dạng kết nối độc quyền chỉ vừa với một cổng trên ổ cứng gắn ngoài.
  4. 4
    Mở File Explorer
    .
    Nhấp vào ứng dụng File Explorer với biểu tượng thư mục nằm cuối màn hình máy tính.
    • Nếu không thấy biểu tượng ứng dụng File Explorer, hãy nhấn Win+E để mở File Explorer.
  5. 5
    Nhấp vào This PC nằm bên trái cửa sổ. Tuy nhiên, có thể bạn cần cuộn lên hoặc xuống trong khung bên trái để tìm tùy chọn này.
  6. 6
    Nhấp phải vào tên ổ cứng gắn ngoài nằm bên dưới tiêu đề "Devices and drives" [Ổ đĩa và thiết bị]. Một trình đơn sẽ thả xuống.
    • Nếu như không có gì bên dưới tiêu đề "Devices and drives", bạn cần nhấp đúp vào tiêu đề để mở rộng.
  7. 7
    Nhấp vào tùy chọn Format [Định dạng] nằm trong trình đơn thả xuống. Cửa sổ Format sẽ mở ra.
  8. 8
    Nhấp vào khung thả xuống "File system" [Hệ thống tập tin]. Một trình đơn sẽ thả xuống.
  9. 9
    Chọn hệ thống tập tin. Nhấp vào một trong các tùy chọn sau trong trình đơn thả xuống:
    • NTFS Chọn tùy chọn này nếu bạn chỉ muốn sử dụng ổ cứng trên máy tính Windows.
    • exFAT Chọn tùy chọn này nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng trên cả máy tính Windows và Mac.
    • FAT32 Chọn tùy chọn này nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng với máy tính và những nguồn khác tương tự. Một số máy tính hoặc chương trình cài đặt Linux sẽ yêu cầu ổ đĩa FAT32.
  10. 10
    Nhấp vào nút Start [Bắt đầu] ở cuối cửa sổ. Windows sẽ bắt đầu định dạng ổ đĩa gắn ngoài.
    • Nếu ổ đĩa thuộc về ai đó trước khi đến tay bạn thì trước tiên nên cân nhắc việc bỏ đánh dấu ô "Quick format" [Định dạng nhanh]. Như vậy, quá trình định dạng sẽ lâu hơn đáng kể, tuy nhiên ổ cứng sẽ được ghi đè hoàn toàn.
  11. 11
    Nhấp vào OK ở cuối cửa sổ khi hiện ra. Cửa sổ Format sẽ đóng lại; vậy là ổ cứng đã được định dạng xong.

Phần 3
Phần 3 của 3:
Cài đặt ổ cứng gắn ngoài trên Mac

  1. 1
    Tìm cổng USB trên Mac. Cổng USB thường nằm bên hông thân máy [MacBook] hoặc phía sau màn hình [iMac].
  2. 2
    Cắm một đầu cáp ổ cứng gắn ngoài vào cổng USB. Đầu cáp USB 3.0 sẽ chỉ khớp với cổng theo một hướng, còn với kết nối USB-C thì dù bạn cắm như thế nào cũng vừa với cổng.
  3. 3
    Cắm đầu cáp còn lại vào ổ cứng gắn ngoài. Đầu cáp còn lại thường là dạng kết nối độc quyền chỉ vừa với một cổng trên ổ cứng gắn ngoài.
  4. 4
    Mở Spotlight
    .
    Nhấp vào ứng dụng Spotlight với biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải màn hình.
  5. 5
    Mở Disk Utility. Nhập disk utility rồi nhấp đúp vào Disk Utility khi tùy chọn hiện ra trong kết quả tìm kiếm. Cửa sổ Disk Utility sẽ bật lên.
  6. 6
    Chọn ổ cứng gắn ngoài. Ở phía trên bên trái cửa sổ Disk Utility, hãy nhấp vào tên ổ cứng gắn ngoài.
  7. 7
    Nhấp vào thẻ Erase ở đầu cửa sổ Disk Utility. Một cửa sổ sẽ bật lên.
  8. 8
    Nhấp vào khung thả xuống "Format" nằm giữa cửa sổ bật lên.
  9. 9
    Chọn hệ thống tập tin. Nhấp vào một trong những tùy chọn sau:
    • Mac OS Extended [Journaled] Chọn tùy chọn này nếu bạn chỉ muốn sử dụng ổ cứng gắn ngoài trên máy Mac.
    • ExFAT Chọn tùy chọn này nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng gắn ngoài trên cả máy tính Windows và Mac.
  10. 10
    Nhấp vào Erase [Xóa] nằm cuối cửa sổ.
  11. 11
    Nhấp vào Erase khi được nhắc. Máy Mac sẽ bắt đầu định dạng ổ đĩa. Sau khi định dạng xong, bạn có thể tiếp tục sử dụng ổ đĩa tùy ý.

Lời khuyên

  • Nhiều thiết bị khác [ngoài máy tính] cho phép thêm ổ cứng gắn ngoài [ví dụ như máy chơi game] sẽ cung cấp định dạng trong phần Storage [Bộ nhớ] trên trình đơn Settings [Cài đặt].
  • Đừng quên ngắt kết nối ổ cứng gắn ngoài theo cách an toàn trước khi rút cáp khỏi máy tính. Thao tác này nhằm đảm bảo dữ liệu trên ổ cứng được lưu.

Cảnh báo

  • Không phải hệ thống tập tin nào cũng tương thích với mọi máy tính. Nếu chọn sử dụng hệ thống tập tin độc quyền [ví dụ: NTFS dành cho Windows] thì bạn sẽ gặp lỗi khi cố gắng thêm ổ cứng gắn ngoài này vào máy tính chạy hệ điều hành khác.
  • Quá trình định dạng sẽ xóa hết nội dung trên ổ đĩa.

Video liên quan

Chủ Đề