Cách đạp thẳng xe hơi

Phanh xe ô tô không đúng cách, không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả xe lẫn sự an toàn của người lái.

Các kỹ thuật phanh xe ô tô

Đạp/nhả phanh theo nhịp [nếu không có ABS]

Nếu xe không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, khi xe đang chạy tốc độ cao mà phanh gấp sẽ rất dễ gặp hiện tượng bó phanh ô tô gây trượt bánh, khóa bánh dẫn đến xe bị mất lái, thậm chí bị trượt. Do đó, người lái xe cần áp dụng đúng kỹ thuật phanh để tránh xe bị mất kiểm soát trong tình huống này.

Cách phanh xe để tránh bị bó phanh đó là đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Khi cần phanh, người lái xe nắm chắc tay lái, giữ thẳng vô lăng, thay vì nhấn giữ phanh hãy lần lượt nhấp/thả phanh liên tục. Thao tác này sẽ giúp giảm ma sát, giảm áp lực phanh, từ đó xe có thể giảm tốc độ một cách an toàn, nhất là phanh gấp lúc chạy tốc độ cao.

Cách phanh xe ô tô để tránh bị bó phanh đó là đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát

Phanh dưới ngưỡng tối đa

Phanh dưới ngưỡng tối đa nghĩa là người lái chủ động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ sao cho chưa vượt qua giới hạn dẫn tới trượt bánh. Kỹ thuật phanh này thường được sử dụng trên đường đua, nhưng cũng có thể áp dụng khi lái xe thông thường. Khi đạp phanh nhiều, có kinh nghiệm, chỉ cần dựa vào độ rung của vô lăng là người lái có thể biết được lực phanh đã gần ngưỡng hay chưa.

Rà phanh

Rà phanh là cách phanh xe ô tô được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên đây là kỹ thuật không được khuyến khích. Bởi rà phanh liên tục tạo ra lực ma sát rất lớn, làm dầu phanh dễ bị sôi, có thể gây mất áp suất phanh hay cháy má phanh, khiến xe mất phanh. Do đó không nên rà phanh quá dài, nhất là trong các trường hợp xe tải nặng, đang xuống đèo dốc…

Đạp ra phanh liên tục sẽ tạo lực ma sát rất lớn, dễ gây hại phanh

Kỹ thuật rà phanh còn được sử dụng khá nhiều khi đua xe hay trình diễn drift xe. Tay đua sẽ rà phanh khi muốn đi qua khúc cua trong khoảng thời gian ngắn nhất mà không cần giảm tốc độ xe. Rà phanh vào cua kiểu này nếu thực hiện không tốt dễ gặp hiện tượng xe thừa lái, dẫn đến xe bị trượt, bị văng. Khi này xử lý không khéo có thể làm xe bị mất lái. Với các dòng xe ô tô thông thường [không phải xe đua hay xe thể thao], rà phanh nhiều rất hại đến hệ thống phanh và lốp xe.

Giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp

Thay vì rà phanh lực mạnh, người lái có thể phanh xe một cách an toàn hơn nhờ vào việc kết hợp đạp phanh với chuyển xe về số thấp. Cách phanh xe ô tô này được khuyên áp dụng khi xe chạy vào những đoạn đường khó như đèo dốc, tải nặng…

Khi về số thấp, xe sẽ được hãm thêm bởi phanh động cơ. Điều này giúp giảm áp lực, hạn chế được các tình trạng xấu như dầu phanh bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hay xe bị mất phanh… Kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong trường hợp xe bị mất phanh.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân phanh xe bị kêu
  • Cách xử lý phanh ô tô bị nặng
Nên chuyển về số thấp để tận dụng phanh động cơ, giảm áp lực cho hệ thống phanh

Thông thường sẽ cần phanh gấp khi gặp các tình huống bất ngờ. Lúc này nếu phanh một cách đột ngột với lực phanh mạnh, nhiều khả năng xe sẽ bị hiện tượng bó phanh. Dấu hiệu xe bó phanh là bánh xe bị mất độ bám, trượt dài theo quán tính. Tình huống này cực kỳ nguy hiểm bởi xe dễ bị mất lái, khả năng va chạm, đâm đụng rất cao.

Kỹ thuật phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn là đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe bắt đầu trượt nhẹ trên đường nhưng vẫn đi theo sự kiểm soát của tay lái thì ngay lập tức nhả chân phanh. Đây là kỹ thuật đạp phanh chạm ngưỡng. Đợi khi xe hết trượt lại tiếp tục phanh, sau đó gần đến điểm trượt thì nhả phanh. Lặp lại các bước này cho đến khi xe dừng lại.

Kỹ thuật phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn là đạp mạnh phanh đến khi bánh xe bắt đầu trượt nhẹ

Kỹ thuật này đòi hỏi người lái phải có kinh nghiệm nhất định. Do đó nên thường xuyên luyện tập để nếu gặp tình huống thực tế có thể xử lý tốt nhất.

Ngày nay các dòng xe ô tô được trang bị khá nhiều công nghệ hỗ trợ phanh hiện đại như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống hỗ trợ lực phanh BA, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD… Các hệ thống này hỗ trợ rất nhiều, giúp rút ngắn quãng đường phanh đồng thời tránh được các tình huống nguy hiểm lúc phanh như xe bị bó phanh.

Tuy nhiên đây chỉ là những tính năng mang tính hỗ trợ, việc xử lý chính vẫn do người lái thực hiện. Do đó không nên ỷ lại khi xe có các hệ thống phanh này. Trong mọi tình huống vẫn cần áp dụng đúng những kỹ thuật phanh như trên để đảm bảo an toàn cao nhất.

Hùng Phạm

Bộ phận chân phanh và chân ga xe ô tô giữ vai trò hỗ trợ khởi hành và di chuyển đảm bảo tính liên tục cho hành trình. Cách bạn sử dụng chân ga và chân phanh ô tô sẽ quyết định mức độ êm ái của chuyến đi và khả năng ổn định tốc độ di chuyển. 

Phân biệt chân phanh và chân ga xe ô tô

Nhìn chung, chân phanh và chân ga ô tô đều có tác động nhất định đến tốc độ của xe nhưng chức năng của chúng đối ngược nhau. Trong khi chân phanh được sử dụng để dừng hoặc giảm tốc độ xe thì chân ga có nghiệm vụ tăng tốc khi tham gia giao thông.

>>> Tìm hiểu thêm: Những kiến thức cần biết về hệ thống phanh ô tô

Đối với dòng xe số sàn, chân phanh, chân ga và côn đều nằm ở khu vực để chân của tài xế, theo thứ tự lần lượt từ trái sang là côn số, phanh và chân ga. Còn đối với dòng xe số tự động không được trang bị côn số thì chân ga và chân phanh xe ô tô nằm song song với nhau theo vị trí chân phanh trước chân ga tính từ phía bên phải của người lái xe.

Chính vì vị trí đặc thù của hai bộ phận này mà trong những tình huống khẩn cấp, không ít chủ xe đã đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh, gây mất ổn định thiếu an toàn.

Kinh nghiệm sử dụng chân phanh và chân ga xe ô tô đúng cách

Nhấn chân phanh và chân ga xe ô tô bằng chân phải

Vấn đề đầu tiên người lái xe ô tô cần lưu ý là luôn điều khiển chân phanh và chân ga xe ô tô bằng chân phải. Đồng thời, cần tạo thói quen luôn đặt gót chân phải xuống sàn xe, thẳng với vị trí bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần gan bàn chân để di chuyển qua lại. Điều này không những duy trì khả năng xử lý tốc độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế mà còn giúp người điều khiển phương tiện có thể chủ động và bình tĩnh khi gặp những tình huống bất ngờ.

Bên cạnh đó, chủ xe cần cố gắng tập thói quen “rời chân ga - rà chân phanh”, tức là khi nhấc mũi chân ra khỏi vị trí chân ga thì phải lập tức đặt lên chân phanh. Việc này giúp tạo thành phản xạ tự nhiên cho người lái, hạn chế rủi ro do tình trạng đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.

Thận trọng, tránh sao nhãng khi điều khiển chân phanh và chân ga xe ô tô

Đây là điều hiển nhiên mà chúng ta cần tuân thủ khi vận hành xe. Người điều khiển phương tiện cần tập trung, giữ tỉnh táo trong suốt hành trình của mình, tránh sử dụng điện thoại, ăn uống, lấy đồ,… làm phân tâm nhiệm vụ lái xe.

Ngoài ra, khi thao tác lùi xe khỏi bãi đỗ hoặc di chuyển vào đường hẹp, cần điều khiển chân ga và chân phanh xe ô tô một cách chậm rãi và cẩn thận, nhất là ở những địa hình không quen thuộc.

Mang giày đế mỏng để sử dụng chân phanh và chân ga xe ô tô hiệu quả

Lựa chọn giày dép cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều khiển xe. Lái xe lâu với đôi chân trần có thể khiến bạn cảm thấy đau. Dép lê thì dễ làm bàn chân bị tuột ra khỏi dép, nhất là với những người dễ đổ mồ hôi. Giày, bốt cổ dài và cứng có thể làm hạn chế cử động cổ chân khi cần thiết. Còn giày cao gót với mặt tiếp xúc nhỏ có thể khiến chân trượt ra khỏi bàn đạp.

Vì thế, khi điều khiển xe, tốt nhất nên sử dụng những loại giày đế mỏng hay dép quai hậu có kết cấu chắc chắn và ôm sát vào chân. Những kiểu giày dép này sẽ cho phép người lái cảm nhận rõ hơn áp lực tác động lên bàn đạp chân, tránh tình trạng bị lỏng gây ảnh hưởng đến thao tác điều khiển chân phanh và chân ga xe ô tô.

Một số lưu ý khác khi sử dụng chân phanh và chân ga xe ô tô

Trước tiên, cần tránh đạp mạnh vào bàn đạp phanh chân, mà hãy từ từ đẩy nhấn chân xuống cho đến khi xe dừng hẳn, tương tự với chân ga xe ô tô khi thay đổi tốc độ. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình tăng tốc hoặc giảm tốc động cơ thuận lợi và suôn sẻ hơn, tạo điều kiện cho người lái có thêm thời gian chuẩn bị cho thao tác tiếp theo.

Ngoài ra, hầu hết các xe ô tô hiện đại đều được trang bị các tính năng ổn định tự động giúp tránh mất kiểm soát. Tuy nhiên, người lái cũng nên thận trọng khi tăng ga quá mức trong trường hợp di chuyển ở các góc cua. 

Khi lái xe qua các khúc cua, do tác động của động lượng, xe sẽ có xu hướng tiếp tục di chuyển trên một đường thẳng, chỉ có lực bám của lốp trước mới cho phép xe rẽ vào đường cua. Nếu bắt đầu tăng tốc trong khi đi vòng cua, trọng lượng của xe sẽ dồn về phía sau, đồng nghĩa với việc lốp trước sẽ có ít khả năng bám đường hơn. Vì vậy, cần phải giảm tốc độ trước vào cua và chỉ sử dụng chân ga để duy trì tốc độ hiện tại, đặc biệt là khi lái xe tại khu vực đô thị đông đúc. 

>>> Tìm hiểu thêm: 9 kinh nghiệm lái xe trong thành phố tài xế mới không thể bỏ qua

Tương tự như vậy, chủ xe ô tô cũng nên thận trọng trong việc sử dụng chân phanh để giảm tốc độ khi di chuyển vào những khúc cua.

Người điều khiển xe thành thạo cũng không nên chủ quan, cần kết hợp đủ những kỹ năng sử dụng chân phanh và chân ga xe ô tô đúng cách. Ngoài ra, để có thể vận hành xe tốt hơn và đảm bảo an toàn cho chuyến đi, người lái cần rèn luyện khả năng phán đoán hành trình di chuyển phía trước, nhằm chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. 

Tham khảo thông tin chi tiết và đăng ký lái thử các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề