Cách dạy trẻ lớp lá

Dạy bảng chữ cái cho trẻ 5 tuổi là cách các bậc phụ huynh chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp một không bị bỡ ngỡ so với các bạn bè cùng trang lứa. Quá trình để bé thông thạo bảng chữ cái không hề dễ dàng. Không ít các bậc phụ huynh phải đau đầu, trăn trở khi dạy trẻ học bảng chữ cái trẻ học mãi không thuộc, học trước quên sau, không thích học,… Đừng lo Teky mách cho bố mẹ cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái một cách nhanh chóng giúp trẻ có thể nhớ được lâu.

Vấn đề khi dạy trẻ học bảng chữ cái

Trẻ không thích

Đối với những bé thích học, việc dạy bé học nói chung, dạy trẻ học bảng chữ cái nói riêng khá dễ dàng. Những đối với các bé không hào hứng với việc học, đặc biệt học chữ cái thì tâm lý trẻ chính là rào cản lớn nhất khi dạy trẻ học. Bắt ép trẻ con làm điều chúng không thích sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bố mẹ cần tìm cách khơi gợi hứng thú cho bé với việc học chữ cái.

Trẻ mất tập trung

Vấn đề cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái

Trẻ càng nhỏ thì mức độ tập trung vào một vấn đề càng thấp. Trẻ dễ dàng bị thu hút bởi nhiều yếu tố xung quanh. Đôi khi là một chú chim bay qua, hay một âm thanh lạ tự nhiên xuất hiện, hay chợt nhớ ra câu chuyện chưa kể, những câu hỏi, thắc mắc ngoài lề, không liên quan,…

Tuy vậy, bố mẹ không nên đòi hỏi quá cao về mức độ tập trung ở trẻ 5 tuổi mà vô hình tạo áp lực cho bé. Bé có thể chán nản, không thích việc học. Bố mẹ hãy kiên trì tranh thủ thời gian bé tập trung dạy bé học, sử dụng thêm biện pháp để kéo dài thời gian, tăng cường mức độ tập trung như: kết hợp các hoạt động vừa chơi, vừa học,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Hãy Cẩn Thận: 1/3 Dân Số Sẽ Mất Việc Trong Thời Đại Của Robot

Trẻ học trước quên sau, hay nhầm lẫn

Trẻ không thể học một lần và nhớ ngay quá nhiều kiến thức, thông tin ngay cả người lớn cũng khó thực hiện được điều đó. Theo nghiên cứu khoa học, mức độ tiếp thu của trẻ càng nhỏ, càng nhanh. Tuy nhiên, nhớ nhanh cũng đồng nghĩa quên nhanh. Trẻ thu nạp quá nhanh, quá nhiều thông tin đồng nghĩa dễ bị nhầm lẫn, rơi vãi kiến thức.

Con người có hai phản xạ: vô điều kiện, có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là phản xạ tự nhiên như: rụt tay lại khi chạm vào nước quá nóng, run người bần bật khi lạnh,… Phản xạ có điều kiện là phản xạ hình thành thông qua quá trình học hỏi, rèn luyện. Thông thạo bảng chữ cái là phản xạ có điều kiện. Trẻ sẽ nhớ chính xác mặt chữ khi trẻ được bố mẹ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần.

Mẹo dạy bảng chữ cái cho trẻ 5 tuổi

Mẹo cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái

Học đi đôi với hành

Học cần phải đi đôi với hành. Lý thuyết cần phải áp dụng được vào thực tế. Bé học chữ cần nhớ được mặt chữ, cần biết ghép chữ, đánh vần. Bố mẹ kết hợp song song giữa truyền tải kiến thức cho bé và cho bé thực hành kiến thức. Cần tạo sự tương tác giữa bố mẹ và bé, giữa bé và kiến thức. Ví dụ như vừa đọc, vừa viết, viết lại các chữ con biết,…

Nhắc đi, nhắc lại nhiều lần

Nhắc đi, nhắc lại giúp bé nhớ lâu. Đừng lười nhắc lại các kiến thức cho bé. Kết hợp nhắc lại kiến thức thông qua nhiều hoạt động khác nhau.  Giúp bé dễ liên tưởng, ghi nhớ tốt hơn.

Không gian học tập thoải mái

Không gian học tập thoải mái sẽ giúp các bé tiếp thu tốt hơn, hiệu quả hơn. Bố mẹ không cần quá cứng nhắc với môi trường dạy trẻ. Hãy để bé học ở bất cứ đâu mà bé thấy thoải mái. Ví dụ khi đi siêu thị, công viên, học chữ cái qua các chữ in trên chai, lọ, bao bì bánh, kẹo, học chữ qua các biển quảng cáo trên đường, các loại bánh kẹo hình chữ cái,…

Học bằng chơi trò chơi

Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái

Có rất nhiều trò chơi để bé vừa chơi mà vẫn học được chữ. Teky gợi ý cho bố mẹ một số trò chơi:

+ Đố chữ: đố bé tìm chữ bắt đầu bằng chữ “c” như: cơm, chó, cá,…

+ Nhận diện mặt chữ trên các khối đồ chơi, trên thẻ flashcard,…

+ Cho con làm giáo viên, dạy bố mẹ chữ cái.

+ Tô màu là sở thích của rất nhiều bạn nhỏ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các quyển sách tô màu chữ cái.

+ Nhảy lò cò ô chữ.

+ Sử dụng phấn và bảng,…

Bố mẹ tăng dần mức độ khó cho trò chơi theo thời gian và khả năng của bé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mách cha mẹ Việt cách dạy con của người Nhật cực xịn

Học bằng bài hát

Hầu hết các bé đều rất thích hát, thích nghe nhạc. Hiện nay, youtube đăng tải rất nhiều bài hát về bảng chữ cái vơi giai điệu dễ nhớ. Bố mẹ có thể cho con nghe, xem các bài hát này. Trẻ được tác động đồng thời cả thính giác và thị giác. Trẻ sẽ nhớ cách phát âm chữ trên nền nhạc, và mặt chữ trên màn hình.

>>Xem và nghe: Bài hát về bảng chữ cái Tiếng Việt.

Học thông qua đọc sách

Đọc sách cho bé mỗi ngày là cách trao dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ. Với trẻ 5 tuổi, bố mẹ nên lựa chọn các cuốn sách có nhiều hình ảnh, nội dung đơn giản, dễ hiểu. Bố mẹ có thể sử dụng những quyển sách được thiết kế chuyên để dạy chữ sau đó mở rộng ra các cuốn nội dung khác: truyện cổ tích, sách thế giới động vật, khám phá khoa học,…

Bố mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày đọc sách cho trẻ. Đọc sách hàng ngày giúp hình thành thói quen đọc sách ở trẻ. Đây là thói quen tốt, giúp phát triển trí tuệ. Bố mẹ có thể khuyến khích bé nhìn vào các bức tranh kể lại câu chuyện, đọc sách cho bố mẹ nghe tăng cường khả năng ghi nhớ.

Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái tạo thói quen đọc sách cho trẻ

Sử dụng app trên điện thoại

Trong thời đại công nghệ số hóa hiện nay, các nhà phát triển ứng dụng tạo ra nhiều phần mềm dạy trẻ học bảng chữ cái. Các app này được thiết kế trực quan bắt mắt, bé có thể dễ dàng sử dụng. Bố mẹ có thể tải các app này về. Thay vì thời gian cho bé chơi game, nghịch điện thoại như trước, bố mẹ cùng bé khám phá các app. Teky gợi ý app dạy trẻ học bảng chữ cái cho trẻ mầm non:

App Bé học chữ cái Tiếng Việt- Vkids

>> Link dowload cho android 

>> Link dowload cho ios

Lưu ý khi dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái

Bố mẹ đừng đặt quá nhiều áp lực cho bản thân và bé về vấn đề sớm thành thạo bảng chữ cái. 5 tuổi chưa phải độ tuổi chú trọng học tập như lớp 1. Đây vẫn là tuổi để các bé được vui chơi. Bố mẹ cần kiên nhẫn khi dạy trẻ học bảng chữ cái.

Không quát mắng, đe dọa, sử dụng đòn roi, hình phạt… với trẻ. Hay việc bố mẹ dọa bé sẽ bị các bạn chê cười, so sánh con kém hơn các bạn cùng trang lứa. Các hành động này sẽ hình thành suy nghĩ, cảm xúc sợ sệt việc học ở bé, sẽ khiến bé tự ti, hình thành tâm lý tiêu cực.

Đừng ngại khuyến khích, tiết kiệm lời khen ngợi với trẻ. Lời khen ngợi của bố mẹ chính là niềm vui, động lực để bé tiếp tục cố gắng, giúp bé tự tin vào bản thân.

Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ

Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ là điều cần thiết. Bố mẹ có thể phát triển ngôn ngữ cho bé bằng cách cho con học lập trình. Theo mô hình giáo dục STEM của Học viện công nghệ và sáng tạo Teky Việt Nam, bé có thể học, biết lập trình từ khi 4 tuổi. Ngôn ngữ lập trình là một ngôn ngữ phức tạp. Học ngôn ngữ lập trình giúp bé phát triển tư duy toàn diện: logic, hình ảnh, sáng tạo,…

Bé nhà bạn yêu thích lập trình, chế tạo robot? Hãy cho bé trải nghiệm khóa học lập trình tại Teky, bạn sẽ phải bất ngờ những gì bé làm được. Tham khảo các khóa học vè lập trình cho trẻ en từ 4 đến 18 tại đây.

Teky mong rằng bài viết trên có thể giúp đỡ các bậc phụ huynh trong dạy bảng chữ cái cho trẻ 5 tuổi.

Xem thêm:

Kỹ Năng Sống Ba Mẹ Nên Trang Bị Cho Con Trong Thời Đại 4.0

Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh nhất

Dạy con viết chữ, viết số không phải là một việc dễ dàng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bé đã biết cầm bút thành thạo chưa, bé có thích viết hoặc vẽ không…

Chị Hà Anh [Hà Nội] kể, hồi con sắp vào lớp Một, chị chưa dạy con viết chữ hay viết số, ở trường mẫu giáo cũng vậy. Chị nghĩ khi con vào lớp Một, các thầy cô giáo có chuyên môn sẽ dạy cho con. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng, bạn cần tập cho bé làm quen dần với cây bút, chữ cái và những con số để trẻ bớt bỡ ngỡ.

Những cách dạy trẻ viết

Trẻ mầm non thường rất thích vẽ và có thể vẽ nguệch ngoạc mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, việc dạy con viết chữ, viết số rất khó bởi các bé chỉ thích vẽ những gì mà bản thân thích. Bạn có thể thử áp dụng một số cách dưới đây để có thể dạy con viết chữ, viết số tốt hơn:

  1. Đừng vội vàng cho bé học bảng chữ cái hoặc các con số mà hãy vẽ những nét đơn giản và khuyến khích bé vẽ lại giống bạn.
  2. Trẻ mới biết đi thường dùng ngón tay hoặc những cây que hoặc bất cứ thứ gì chúng thích để vẽ lên cát, nền đất, tường nhà…
  3. Bạn hãy khuyến khích bé viết lên bảng bằng phấn, bút lông viết lên bảng trắng… vì có thể xóa đi và viết lại nhiều lần.
  4. Hãy cho bé thời gian để học và tiếp thu.
  5. Khi bạn thấy bé đã sẵn sàng cầm viết, hãy khuyến khích tập vẽ nét trước khi cho bé tập viết chữ.
  6. Bạn có thể làm cho việc học chữ, học số trở nên thú vị bằng cách dùng những chữ cái, con số đã được cắt nhỏ, poster dán tủ lạnh hoặc những khối vuông có in chữ, số… để làm đồ chơi.
  7. Làm cho tờ giấy học viết chữ, viết số thêm thú vị bằng cách tô màu. Nếu sợ bé sẽ vẽ bậy lên tường, bạn hãy cho bé dùng những loại màu có thể chùi được.
  8. Hãy làm cho những hoạt động này diễn ra vui vẻ và không quá căng thẳng. Bé không cần phải quá xuất sắc khi chỉ mới bắt đầu tập viết chữ, viết số.

6 cách dạy con viết chữ cái dễ dàng

Đối với trẻ nhỏ, việc học bảng chữ cái sẽ rất khó khăn nếu không có sự hướng dẫn đúng cách của cha mẹ hay thầy cô giáo ở trường mầm non. Với những trẻ đang ở độ tuổi đi học, việc dạy bé viết chữ có thể dễ dàng hơn bởi bé sẽ rất tò mò với những gì mà bé thấy. Cách dạy bé 5 tuổi tập viết là hãy bắt đầu dạy bé viết chữ cái bằng cách viết chữ hoa trước rồi chuyển sang chữ thường. Bạn hãy giải thích cho con để tránh sự nhầm lẫn giữa các chữ p, q, t, l, i… Cách dạy bé viết chữ cái có thể theo 6 bước gợi ý sau:

  1. Dạy bé cách ghi nhớ chữ cái bằng việc liên tưởng chữ cái đến những vật dụng quen thuộc như quả bóng, mặt trăng… để dễ ghi nhớ hơn.
  2. Khuyến khích bé viết đi viết lại nhiều lần một chữ để quen tay.
  3. Vẽ chữ bằng những dấu chấm và cho bé đồ lại.
  4. Làm mẫu cho bé, sau đó cầm tay bé viết lại chữ đó.
  5. Cho bé viết trên một tờ giấy lớn và giúp bé nhớ cách viết bằng cách lặp đi lặp lại. Ví dụ: Với chữ E, bạn hãy dạy cho bé viết 1 nét thẳng và 3 nét ngang nhỏ nằm song song với nhau. Điều này sẽ giúp bé ghi nhớ dễ dàng.
  6. Bạn cũng có thể đặt tên cho các con chữ dựa vào hình dạng của chúng để trẻ có thể nhớ lâu. Ví dụ: chữ C là trăng khuyết, O là quả trứng, chữ Ô là chữ O có che dù…

Cách dạy bé viết số mà có thể bé nào cũng thích

Viết số cũng giống như viết chữ và cũng có những quy tắc nhất định nên thường khiến bé bối rối. Dạy bé viết số cũng giống như dạy bé viết chữ cái:

  1. Gợi cho bé sự liên tưởng đến những hình dạng cơ bản, ví dụ số 8 là hai hình tròn nhỏ gắn lại với nhau.
  2. Bắt đầu từ từ. Bạn hãy cho bé viết một con số thật lớn lên cát hoặc giấy để thu hút sự chú ý của bé [có thể dạy bé viết số thông qua trò chơi ô ăn quan, chơi nhảy lò cò]. Sau đó viết thu nhỏ dần dần. Đừng quá mong đợi bé sẽ viết đúng ngay lần đầu tiên.
  3. Đối với những số có đường cong như số 2 hay 5, hãy tập cho bé viết nét tròn trước. Như vậy con có thể viết số dễ dàng hơn.
  4. Đối với số 4, bạn hãy dạy cho bé nhiều cách vẽ khác nhau và cho bé tự lựa chọn một phương pháp mà bé cảm thấy dễ nhất.
  5. Giải thích cho bé sự khác nhau giữa 1 và 7, 2 và 5, 9 và 10 [số 10 có một vòng tròn và đường thẳng còn số 9 thì không có đường thẳng nhưng có thêm nét cong bên dưới].
  6. Giúp bé hiểu một cách đơn giản, khi dạy bé học số, viết số, bạn hãy nói to cách viết lên để bé dễ ghi nhớ.

Để dạy con viết chữ, viết số, bạn cần dạy bé cầm bút đúng cách. Bạn hãy:

  1. Dạy cho bé cách cầm bút bằng 3 ngón: ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt hai bên thân bút, ngón giữa để ở dưới để đỡ bút.
  2. Khi bé mới học, bạn hãy cho bé dùng những cây bút chì ngắn. Điều này sẽ giúp bé dễ viết hơn. Chữ rõ ràng, dễ đọc là điều mà bạn không nên quan tâm ở thời điểm này.
  3. Sau khi luyện tập vài ngày, bạn hãy cho bé sử dụng những vật khác như gôm, chuốt viết chì…

Phải làm sao nếu như bé không thích học viết?

Trẻ nhỏ thường không thích học viết vì nhiều lý do. Hiếu động, không cầm được bút, thiếu tập trung… đều là những nguyên nhân khiến bé không thích học chữ. Bạn hãy xác định vấn đề mà bé đang gặp phải để giúp bé thích học hơn. Hãy tham khảo các mẹo sau:

1. Phát triển các kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt

  • Cho bé chơi với gậy, quả bóng hoặc các hạt nhiều màu sắc sẽ giúp cải thiện khả năng phản xạ của bé.
  • Vẽ vòng tròn và yêu cầu bé đặt ngón tay vào bên trong. Tiếp tục vẽ và bắt bé di chuyển ngón tay. Điều này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

2. Luyện tập ngón tay

  • Đưa cho bé một quả bóng mềm và bắt bé nhấn xuống.
  • Khuyến khích bé bắt tay.
  • Cho bé làm những công việc hàng ngày như phơi đồ hoặc gấp quần áo.
  • Khuyến khích bé thực hiện các hoạt động có tác dụng xoay cổ tay nhiều lần, thậm chí là cả cánh tay.

Những hoạt động này sẽ giúp bé phát triển cơ bắp và cầm bút tốt hơn.

3. Viết và vẽ

  • Ngoài viết, bạn hãy khuyến khích trẻ vẽ. Trẻ có thể vẽ những thứ mà bé nhìn thấy xung quanh.
  • Những hình vẽ này có thể là những hình dạng cơ bản, dần dần bé sẽ tự sáng tạo ra những hình dạng theo ý thích.

Mời bạn xem thêm bài Các cột mốc đánh dấu kỹ năng vẽ và viết của con yêu.

4. Giải câu đố

  • Giải câu đố là một cách tốt để khuyến khích bé viết.
  • Bạn có thể cắt các chữ cái và tách chúng ra.
  • Nói bé sắp xếp lại và tạo thành một từ có nghĩa.
  • Lúc đầu, những từ mà bé tạo ra sẽ ngắn. Dần dần, bạn hãy khuyến khích bé viết ra những chữ dài hơn.

5. Phần thưởng

Mua cho bé những món đồ chơi mà bé thích và có thể khuyến khích bé khoe phần thưởng này với người thân, bạn bè. Điều này sẽ khuyến khích bé tập viết nhiều hơn.

Một số trẻ thường cảm thấy khó chịu khi phải ngồi quá lâu. Ngược lại, có một số bé lại khá mơ mộng. Trẻ nhỏ thường dễ mất tập trung hơn người lớn. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Đối với những đứa trẻ hiếu động, không chỉ viết mà việc lắng nghe cũng làm trẻ gặp nhiều vấn đề. Bạn hãy nói chuyện với giáo viên để xác định xem bé có bị chứng tăng động giảm chú ý [ADHD] hay không.

Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm

Giới tính của bé yêu là gì?

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề