Cách dùng dầu dừa trị nẻ cho be

Dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em không phải là một phương pháp mới. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hiệu quả của phương pháp này. Liệu cách trị hăm tã bằng dầu dừa có thật sự hiệu quả và an toàn cho làn da nhạy cảm của các bé không? Đây hẳn là vấn đề đang được rất nhiều mẹ quan tâm.

Khu vực háng là nơi có nhiều nếp nhăn nên khi mang bỉm rất dễ bị hăm do tích tụ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, việc không thay tã thường xuyên cho con hoặc sử dụng các loại bỉm tã kém chất lượng cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng này.

Có nhiều cách trị hăm tã cho trẻ tại nhà được các bậc phụ huynh áp dụng, trong đó có mẹo dùng dầu dừa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cách chữa hăm tã dân gian này để bạn tham khảo.

Cách trị hăm tã ở trẻ em bằng dầu dừa đang được nhiều người áp dụng

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào được thực hiện để chứng minh tác dụng của dầu dừa trong việc điều trị hăm tã ở trẻ em. Tuy nhiên dầu dứa có đặc tính kháng viêm tự nhiên, nó giúp giảm viêm da và xoa dịu tình trạng kích ứng. Các dưỡng chất trong dầu dừa cũng tạo ra một hàng rào để bảo vệ da, ngay cả khi trẻ không bị hăm tã.

Trong báo cáo “Tác dụng chống viêm và bảo vệ da của một số loại dầu thực vật“, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy, dầu dừa có thể giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương.

Cần nhiều nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của dầu dừa đối với chứng hăm tã ở trẻ em. Mặc dù vậy, nguyên liệu này đã và đang được mọi người sử dụng trong nhiều năm qua để khắc phục các vấn đề về da, bao gồm cả điều trị hăm tã cho trẻ.

Nhìn chung, dầu dừa khá an toàn cho làn da của trẻ em khi sử dụng tại chỗ. Tuy nhiên, một số bé có thể bị dị ứng với dầu dừa gây ra các phản ứng khó chịu như nổi mẩn ngứa, phát ban, kích ứng da…

Do vậy, bạn chỉ nên dùng dầu dừa trị hăm tã cho con trong một thời gian nhất định và không nên sử dụng với số lượng lớn. Điều quan trọng, trong quá trình sử dụng dầu dừa cho trẻ, bạn phải theo dõi cẩn thận xem có bất kỳ phản ứng dị ứng, kích ứng hoặc tác dụng phụ nào không. Nếu có thì nên ngưng lại ngay.

Dưới đây là một số cách dùng dầu dừa mà nhiều người đang áp dụng để trị hăm tã cho con của mình.

Dầu dừa khi được thoa trực tiếp lên vùng da bị hăm sẽ giúp làm dịu da, giảm đau và thúc đẩy tổn thương nhanh lành. Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Dùng dầu dừa nguyên chất là cách đơn giản nhất để trị hăm tã cho trẻ
  • Làm sạch da bé bằng nước ấm và lấy khăn mềm thấm khô
  • Lấy 2 muỗng canh dầu dừa và cho vào lò vi sóng khoảng 10 giây để làm nóng.
  • Đợi cho dầu dừa còn hơi âm ấm thì lấy thoa lên vùng da bị ảnh hưởng
  • Massage nhẹ nhàng và để khoảng 15 phút cho dầu dừa thấm vào da. Trong khoảng thời gian này mẹ không nên mặc tã hay quần cho trẻ.
  • Cuối cùng thay một cái tã mới cho bé.
  • Lặp lại phương pháp này mỗi khi bạn thay tã cho con.

Tinh dầu oải hương cũng có tác dụng giảm viêm da. Do vậy bạn có thể kết hợp chúng với nhau để đạt được hiệu quả cao hơn.

  • Trộn 1 muỗng dầu oải hương với một chén dầu dừa để được hỗn hợp đồng nhất.
  • Để hỗn hợp vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ
  • Bạn rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn cho sạch rồi thoa dung dịch vừa tạo vào khu vực da đang bị hăm của bé.
  • Giữ nó trên da 30 phút trước khi mặc tã mới vào
  • Áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng hăm tã và giảm mẩn đỏ trên da.

Bơ hạt mỡ rất giàu vitamin A và E giúp bổ sung độ ẩm cho làn da của bé. Kết hợp dầu dừa và bơ hạt mỡ sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng của hăm tã.

Có thể kết hợp bơ hạt mỡ, sáp ong và dầu dừa làm kem trị hăm tã ở trẻ em
  • Trộn ½ chén bơ hạt mỡ với ¼ chén dầu dừa.
  • Thêm 2 muỗng canh sáp ong vào và đun nóng hỗn hợp này lên
  • Khi hỗn hợp tan chảy hoàn toàn thì tắt bếp
  • Thêm 2 muỗng canh glycerin và ¾ muỗng canh bột oxit kẽm vào hỗn hợp vừa nấu
  • Cho chúng vào máy xay sinh tố và xay để tạo thành một loại kem đồng nhất, nhuyễn mịn
  • Đổ kem vào trong hũ có nắp đậy kín để dùng dần
  • Khi sử dụng, bạn lấy một ít kem thoa lên vùng da bị ảnh hưởng của bé. Để khoảng 10-15 phút
  • Thoa kem 3 lần mỗi ngày cho đến khi con bạn hết hăm tã hoàn toàn.
  • Bạn lấy 2 thìa dầu dừa pha với 1 cốc nước
  • Thêm 2-3 giọt tinh chất hạt nho vào quậy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau
  • Đổ hỗn hợp trên vào chai có nắp xịt
  • Sau khi làm sạch khu vực da bị hăm của bé và lau khô, bạn lấy chai xịt dung dịch vừa chế vào khu vực cần điều trị.
  • Để khoảng 10 phút rồi mặc tã mới cho trẻ
  • Thực hiện cách này mỗi khi bạn thay tã cho con

Để bé nhanh hết hăm tã, khi dùng dầu dừa trị hăm cho bé bạn cần lưu ý:

  • Chọn mua dầu dừa nguyên chất của những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Bạn có thể mua các loại kem trị hăm có chứa dầu dừa về chữa cho bé nhưng không nên mua các loại có chất tạo mùi vì chúng có thể khiến bé bị dị ứng.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi bé tè hoặc đại tiện ra bỉm
Để bé nhanh hết hăm tã khi dùng dầu dừa, mẹ nên thay bỉm thường xuyên cho con
  • Giữ cho khu vực da bị ảnh hưởng luôn khô ráo, sạch sẽ. Việc vệ sinh ở khu vực này nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng để bé không bị đau và tổn thương da nặng thêm.
  • Bạn nên để da bé khô hoàn toàn trước khi thoa dầu dừa
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thoa dầu dừa cũng như thay tã cho bé
  • Khi có thể hãy cởi bỏ bỉm để da bé được thông thoáng. Điều này cũng sẽ giúp làm tăng tốc độ hồi phục của tổn thương.
  • Lựa chọn tã có chất lượng tốt, kích thước phù hợp với bé.
  • Sử dụng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ, không chứa bọt để làm sạch khu vực trẻ mang tã. Tránh chà mạnh mỗi khi tắm rửa, vệ sinh vùng da này cho trẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi cho bé. Nên lựa chọn các loại vải được làm từ chất liệu tự nhiên hoặc cotton sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn. Như vậy bé cũng sẽ đỡ bị hăm tã hơn.

Hăm tã thường sẽ hết trong vòng vài ngày. Các triệu chứng của hăm tã có thể bắt đầu cải thiện sau vài lần sử dụng dầu dừa.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng không phải bé nào dùng dầu dừa trị hăm tã đều thấy hiệu quả. Kết quả nhận được cũng có thể khác nhau ở mỗi bé. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và cách chăm sóc của các bậc phụ huynh.

Nếu chứng hăm tã của bé không cải thiện sau vài ngày điều trị với dầu dừa hoặc bé bị hăm tã thường xuyên, hãy đưa con tới khám tại các phòng khám nhi. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi bé có các biểu hiện sau:

  • Bé bị sốt cao
  • Khu vực hăm nổi nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt
  • Xuất hiện vết lở loét ở vùng bị ảnh hưởng
  • Khu vực hăm tã làm mủ, chảy máu hoặc có dịch tiết ra
  • Bé bị ngứa nhiều, đau và hay quấy khóc

Bài viết trên vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em. Khi áp dụng cách này, hãy luôn theo dõi cẩn thận tác dụng của dầu đối với bé. Ngừng sử dụng nếu có bất kỳ kích ứng hoặc phản ứng bất lợi nào xảy ra và đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để được điều trị một cách khoa học.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Chữa nẻ cho bé bằng nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn, lại hiệu quả cao - Ảnh Internet

Do chứa nhiều chất kháng thể và vitamin nên sữa mẹ là một trong những nguyên liệu chữa nẻ cho bé cực kỳ hiệu quả. Nếu thấy làn da của con bị khô, bố mẹ hãy lau sạch mặt bé bằng nước ấm, rồi vắt chút sữa mẹ vào cục bông gòn, xoa nhẹ nhàng lên má con trong khoảng 15 – 20 phút. Da bé sẽ mềm mại và dịu lại ngay. Sau đó, bố mẹ dùng khăn ấm lau sạch mặt bé.

2. Dầu dừa

Bên cạnh sữa mẹ thì dầu dừa là một phương thuốc phổ biến được nhiều người tin dùng để chữa nẻ cho bé. Các mẹ nên cho 1 vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé, đồng thời dùng bông gòn chấm một ít dầu dừa xoa nhẹ lên hai má của bé. Sau đó, mẹ rửa sạch lại bằng nước ấm. Điều này giúp làm dịu làn da bị kích thích, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da.

Dầu dừa là nguyên liệu phổ biến để chữa nẻ cho bé - Ảnh Internet

3. Mật ong và sữa tươi

Do có tính dưỡng ẩm tốt, chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên nên mật ong thường được chọn làm nguyên liệu quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Khi da bé bị khô nẻ, bố mẹ có thể dùng mật ong như một bài thuốc chữa nẻ cho bé vì nó giúp hấp thu nước và giữ lại trong da, giữ cho da luôn mềm mại và có đủ độ ẩm cần thiết.

Lời khuyên cho bố mẹ là nên pha khoảng 3 thìa sữa tươi với 1 thìa mật ong, rồi thoa đều lên má bé trong 15 - 20 phút hoặc hòa với nước ấm tắm cho bé. Sau đó, bố mẹ hãy rửa sạch da bé bằng nước ấm, rồi lau khô bằng khăn mềm. Nếu mật ong có tác dụng phục hồi và dưỡng ẩm làn da thì sữa tươi chính là một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng, giúp hồi sinh da mới cho bé. Chỉ sau vài lần, da bé yêu sẽ không còn bị khô mà hồng hào, mềm mịn hẳn lên.

4. Mật ong và bột yến mạch

Bột yến mạch kết hợp với mật ong cũng là một phương pháp chữa nẻ cho bé, giúp nhẹ nhàng làm bong tróc các mảng vảy, da chết, từ đó chữa lành các mô da, phục hồi làn da một cách an toàn, hiệu quả. Bố mẹ có thể trộn 2 - 3 thìa mật ong, 2 thìa nước hoa hồng với 1/2 cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào cùng 1 cái bát, rồi thoa đều lên hai chân và hai tay bé. Đợi khoảng 10 phút, bố mẹ rửa sạch tay chân con bằng nước ấm. Bố mẹ nên thực hiện cách này 1 tuần 1 lần để phục hồi da khô nẻ cho con.

Mật ong và bột yến mạch giúp chữa nẻ cho bé nhanh chóng - Ảnh Internet

Một nguyên liệu khác giúp chữa nẻ cho bé mang lại hiệu quả nhanh chóng là dầu ô-liu [olive oil]. Trước hết, bố mẹ hãy lấy 1 lượng dầu ô-liu vừa đủ, đựng trong lọ thủy tinh, ngâm vào nước ấm khoảng 5 phút, sau đó trút ra lòng bàn tay, xoa đều lên má, tay, chân và những chỗ da bị nứt nẻ, hoặc pha dầu ô-liu vào nước ấm tắm cho bé. Bố mẹ cũng có thể trộn 1 thìa mật ong với 1 thìa dầu oliu, rồi thoa lên má bé, massage từ 3 - 5 phút. Cách làm này sẽ giúp da bé mịn màng và mềm mại một cách nhanh chóng.

6. Dưa chuột

Dựa chuột cũng là một nguyên liệu an toàn dùng để chữa nẻ cho bé. Nếu nhóc nhà bạn bị nẻ môi, khô da , bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột và chà nhẹ chúng lên môi bé hoặc ép ấy nước dưa chuột thoa lên vùng da bị khô, nứt nẻ của bé, để như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Vết nứt nẻ sẽ nhanh chóng biến mất, con yêu của các bạn sẽ có làn da mềm mại, mịn màng.

Dưa chuột là một nguyên liệu an toàn để chữa nẻ cho bé - Ảnh Internet

Chữa nẻ cho bé từ những nguyên liệu tự nhiên không chỉ an toàn mà hiệu quả lại cực kỳ nhanh chóng. Chỉ với những phương pháp đơn giản như hướng dẫn ở trên, các bố mẹ có thể yên tâm, không còn phải lo lắng về da bé bị khô nẻ khó chịu trong suốt những ngày lạnh giá. Chúc bố mẹ chăm con thật tốt và các bé ăn nhanh chóng lớn, phát triển toàn diện.

Mỹ Tiên tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề