Cách ghi nhận xét môn tiếng việt lớp 1

Lời nhận xét các môn học tiểu học hiện hành đang được áp dụng theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Dựa vào các mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo Thông tư 27 này, thầy cô giáo chủ nhiệm có thể nắm được cách ghi nhận xét các môn học Toán, Tiếng Việt tiếng Anh, Đạo đức,..., vào sổ học bạ cho học sinh, làm căn cứ xếp loại hạnh kiểm, năng lực học tập cuối năm.

Thông tư 27 được Bộ giáo dục & đào tạo ban hành ngày 20/10/2020 để hướng dẫn giáo viên ghi học bạ, đánh giá, nhận xét học sinh trong quá trình học tập. Căn cứ vào lời nhận xét của thầy cô trong học bạ, các bậc phụ huynh nắm được tổng quát điểm mạnh, điểm yếu trong học tập của con em mình ở trên lớp và đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là các mẫu lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27 cho các môn học Toán, tiếng Việt, Anh văn, Đạo đức, Âm nhạc, mỹ thuật,..., mời thầy cô tham khảo, tải về.

Lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27, áp dụng cho các lớp 1, 2, 3, 4, 5 khối tiểu học



I. Các mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo thông tư 27 phổ biến, mới nhất

Dưới đây là các mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27 dành cho cấp tiểu học. Thầy cô có thể tham khảo qua hình ảnh demo hoặc tải về máy để sử dụng cho thuận tiện.

* Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27


Ngoài ra, để có thêm tài liệu để viết nhận xét năng lực học tập môn Tiếng Việt của các em học sinh, chi tiết về phần chính tả, tập đọc, tập viết, kể chuyện,..., mời bạn đọc tham khảo hướng dẫn viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học của Taimienphi.vn.
Xem thêm: Hướng dẫn viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học


* Mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27, môn Toán, môn tự nhiên xã hội


* Mẫu Nhận xét học bạ theo Thông tư 27, môn đạo đức

* Mẫu lời nhận xét môn Âm nhạc theo Thông tư 27, mỹ thuật


* Mẫu nhận xét môn Thể dục

II. Lời nhận xét các môn học theo thông tư 27 là gì?

Nhận xét môn học là việc giáo viên ghi nhận, đánh giá năng lực học tập của học sinh theo từng môn học học toán, tiếng việt, thể dục, âm nhạc, đạo đức, mỹ thuật,.... Việc ghi nhận này được thực hiện dựa trên quá trình dạy dỗ, quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, rèn luyện của học sinh trên lớp.

Dựa trên các kết quả nhận xét học sinh theo từng môn học, các giáo viên có thể thông tin chính xác, kịp thời tình hình học tập của học sinh đến phụ huynh đồng thời giúp các cán bộ quản lý giáo dục, các cấp quản lý nắm được chất lượng đào tạo, từ đó đưa ra các chỉ đạo giáo dục kịp thời để đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục.

Mẫu viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học mới nhất theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá tiểu học giúp giáo viên đưa ra những ghi nhận, đánh giá với học sinh thông qua quá trình quan sát, theo dõi và luyện tập.

Hướng dẫn viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học cụ thể và chi tiết gồm có Đọc, Viết, Vốn từ ... Với hướng dẫn này, các giáo viên dạy môn tiếng Việt dễ dàng ghi nhận xét học sinh tiểu học của mình vào sổ học bạ.

Nhận xét môn tự nhiên xã hội, nhận xét học sinh tiểu học


I. Hướng dẫn viết nhận xét môn Tiếng Việt bậc tiểu học

- Đọc khá lưu loát ; chữ viết còn yếu cần rèn viết nhiều hơn; nắm vững kiến thức để áp dụng thực hành khá tốt. Biết dùng từ đặt câu.

- Đọc chữ trôi chảy và diễn cảm, chữ viết đúng và đẹp.

- Đọc tốt, có nhiều sáng tạo trong bài văn.

- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét.

- Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/d....

- Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.

- Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát, diễn cảm [ đối với lớp 4,5 ]

- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.

- Đọc bài lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn.

- Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần.

- Đọc viết, to rõ lưu loát, cần luyện thêm chữ viết

- Đọc viết, to rõ lưu loát, hoàn thành tốt bài kiểm tra [ 10 điểm]

- Đọc viết, to rõ lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng.....

- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm", "đã khắc phục được lỗi phát âm l/n";

- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi"; "Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình".

- Vốn từ của con rất tốt hoặc khá tốt

- Vốn từ của con còn hạn chế, cần luyện tìm từ nhiều hơn nhé". Nhận xét về phần Câu có thể

- Con đặt câu đúng rồi", "Con đặt câu hay lắm. Cần phát huy con nhé...

1. Phần chính tả:

- Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả.

- Em viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, em cần phát huy.

- Em chép chính xác đoạn trích, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch đẹp, đúng hình thức 2 câu văn xuôi.

- Em viết chính xác đoạn thơ, đảm bảo tốc độ, trình bày sách sẽ, đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

- Em viết đảm bảo tốc độ. Các chữ cái đầu câu em chưa viết hoa, trình bày chưa đẹp. Mỗi dòng thơ em nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề đỏ thì bài viết sẽ đẹp hơn. Em viết lại đoạn thơ vào vở.

- Em viết có tiến bộ nhưng còn nhầm lẫn khi viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như r/d, s/x. Em viết lại những từ ngữ cô đã gạch chân vào vở cho đúng.

- Em trình bày sạch đẹp, đúng đoạn văn, em đã cố gắng viết đúng chính tả, tuy nhiên vẫn còn sai các từ...em cần...

2. Phần tập đọc:

- Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí, em cần phát huy nhé.

- Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí, hiểu nội dung bài đọc.

- Em đã đọc to rõ, nhưng còn phát âm chưa đúng ở các từ có phụ âm r, tr, em nghe cô và các bạn đọc các từ này để đọc lại cho đúng.

- Em đã đọ to hơn nhưng các từ ....em còn phát âm chưa đúng, em nghe cô đọc những từ này rồi em đọc lại nhé!

- Em đọc to, rõ ràng nhưng câu hỏi 1 em trả lời chưa đúng. Em cần đọc lại đoạn 1 để suy nghĩ trả lời.

- Em đọc đúng, to rõ ràng, bước đầu thể hiện được giọng đọc diễn cảm. Cần phát huy em nhé!

3. Phần tập viết:

- Em viết đúng mẫu chữ .......Chữ viết đều, thẳng hàng, ngay ngắn.

- Chữ viết khá đều và đẹp. Nhưng chú ý điểm đặt bút chữ...nhiều hơn nhé!

- Viết có tiến bộ nhưng nên chú ý thêm điểm đặt bút của chữ ... nhé!

- Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu.

- Em viết đúng mẫu chữ. Tuy nhiên nếu em viết đúng khoảng cách thì bài viết của em sẽ đẹp hơn.

- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.

- Viết đã đều nét hơn nhưng vẫn chưa đúng điểm đặt bút của chữ ... [tuỳ vào con chữ nào học sinh viết sai để nêu tên]. Em lưu ý đặt bút con chữ...

4. Phần kể chuyện:

- Em biết dựa vào tranh và nội dung gợi ý kể lại được đúng, rõ ràng từng đoạn của câu chuyện.

- Em đã kể được từng đoạn theo nội dung bức tranh, lời kể hấp dẫn. Cô khen.

- Em đã kể được nội dung câu chuyện nhưng thể hiện lời của nhân vật chưa hay. Em cần thể hiện cảm xúc khi kể.

- Em kể có tiến bộ. Tuy nhiên em chưa kể được đoạn 2 câu chuyện. Em hãy đọ lại câu chuyên xem lại tranh vẽ và đọc gợi ý dưới tranh để tập kể.

5. Phần luyện từ và câu:

- Em thực hiện đúng yêu cầu, hợp tác tốt, vốn từ phong phú.

- Em thực hiện đúng yêu cầu, cũng có hợp tác với nhau trong nhóm nhưng vốn từ còn ít, các em cần đọc sách, báo nhiều hơn để phát triển vốn từ.

- Em đặt câu hay lắm. Cần phát huy nhé.

- Nắm được kiến thức về ...[ từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ ghép..,] và vận dụng tốt vào thực hành.

6. Phần tập làm văn:

- Bài làm tốt, rất đáng khen, em cần phát huy.

- Cô rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.

- Cô rất thích cách viết văn và trình bày vở của em. Cố gắng phát huy em nhé.

- Cô rất thích bài văn của em vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn em nhé !

- Bài văn biết chọn hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc , viết câu chặt chẽ, đủ ý.

- Câu văn hay biết dùng từ ngữ gợi tả tốt.

- Em viết đúng thể loại văn [ miêu tả, viết thư...] nếu em trình bày sạch đẹp bài viết của em sẽ hoàn chỉnh hơn.

Trên đây mà hướng dẫn viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học, các bạn cùng tham khảo, áp dụng để viết nhận xét cho các học sinh của mình khách quan và phong phú nhất.

Xem thêm các bài hướng dẫn viết nhận xét học sinh tiểu học khác trên Taimienphi.vn

//thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-viet-nhan-xet-mon-tieng-viet-bac-tieu-hoc-43597n.aspx
- Hướng dẫn nhận xét các phẩm chất học sinh tiểu học
- Hướng dẫn nhận xét các năng lực học sinh tiểu học
- Hướng dẫn viết nhận xét môn Thể dục

Từ khoá liên quan: , huong dan viet nhan xet mon tieng Viet bạ tieu hoc, nhận xét môn tự nhiên xã hội,

Chủ Đề