Cách giải toán hóa học lớp 9

Hóa học lớp 9 - Giải bài tập SGK Hóa học 9 hay nhất

Với giải bài tập Hóa học lớp 9 [có kèm video bài giải] hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Hóa học 9. Bên cạnh đó là các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 9 [có kèm video bài giảng] và bộ bài tập trắc nghiệm theo bài học cùng với trên 100 dạng bài tập Hóa học 9 với đầy đủ phương pháp giải giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa lớp 9.

Tài liệu lý thuyết và các dạng bài tập Hóa học lớp 9:

Giải bài tập Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Video Giải bài tập Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit - Cô Nguyễn Thị Thu [Giáo viên Tôi]

Bài 1 [trang 6 sgk Hóa học 9]: Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a] Nước.

b] Axit clohiđric.

c] Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

Lời giải:

a] Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O  Ca[OH]2

SO3 + H2O  H2SO4

b] Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O

c] Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH  NaHSO4

SO3 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O.

Bài 2 [trang 6 sgk Hóa học 9]: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

Lời giải:

Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:

H2O + CO2  H2CO3

H2O + K2O  2KOH

2KOH + CO2  K2CO3 + H2O

KOH + CO2  KHCO3

K2O + CO2  K2CO3

Bài 3 [trang 6 sgk Hóa học 9]: Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

a] Axit sunfuric + ...  kẽm sunfat + nước

b] Natri hiđroxit + ...  natri sunfat + nước

c] Nước + ...  axit sunfurơ

d] Nước + ...  canxi hiđroxit

e] Canxi oxit + ...  canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

Lời giải:

a] H2SO4 + ZnO  ZnSO4 + H2O

b] 2NaOH + SO3  Na2SO4 + H2O

c] H2O + SO2  H2SO3

d] H2O + CaO  Ca[OH]2

e] CaO + CO2  CaCO3

Bài 4 [trang 6 sgk Hóa học 9]: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a] nước để tạo thành axit.

b] nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c] dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d] dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

Lời giải:

a] CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:

CO2 + H2O  H2CO3

SO2  + H2O  H2SO3

b] Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:

Na2O + H2O  2NaOH

CaO + H2O  Ca[OH]2

c] Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Na2O + 2HCl  2NaCl + H2O

CaO + H2SO4  CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O

d] CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O

Bài 5 [trang 6 sgk Hóa học 9]: Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm [dư] [Ca[OH]2, NaOH] khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:

CO2 + Ca[OH]2  CaCO3  + H2O

Hoặc CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O

....................................

....................................

....................................

Giải bài tập Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng

A. Canxi oxit

Bài 1 [trang 9 sgk Hóa học 9]: Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:

a] Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b] Hai chất khí không màu là CO2 và O2

Viết những phương trình phản ứng hóa học.

Lời giải:

a] Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng :

CaO + H2O  Ca[OH]2

Ca[OH]2 + CO2  CaCO3  + H2O

Hoặc Ca[OH]2 + Na2CO3  CaCO3  + 2NaOH

Na2O + H2O  2NaOH

2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O.

b] Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca[OH]2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.

PTPỨ:   Ca[OH]2  +   CO2                    CaCO3  + H2O

Bài 2 [trang 9 sgk Hóa học 9]: Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a] CaO, CaCO3

b] CaO, MgO

Viết các phương trình phản ứng hóa học.

Lời giải:

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a] CaO và CaCO3.

Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O  là CaO.

Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.

PTPỨ:     CaO + H2O                    Ca[OH]2

b] CaO và MgO.

Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.

Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O  là CaO.

Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.

PTPỨ:     CaO + H2O                     Ca[OH]2

Bài 3 [trang 9 sgk Hóa học 9]: 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.

a] Viết các phương trình phản ứng hóa học.

b] Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải:

VHCl  = 200ml = 0,2 lít

nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.

a] Phương trình phản ứng hóa học :

b] Từ phương trình phản ứng trên ta có:

nHCl [1] = 2.nCuO = 2x mol

nHCl [2] = 6.nFe2O3 = 6y mol

nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol []

mCuO = [64 + 16].x = 80x  g; mFe2O3 = [56.2 + 16.3].y = 160y g

Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g

x + 2y = 0,25  x = 0,25  2y []

Thay x vào [] ta được: 2[0,25  2y] + 6y = 0,7

0,5 - 4y + 6y = 0,7  2y = 0,2  y = 0,1 mol

Thay y vào [] ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol

mCuO =  0,05 x 80 = 4g

mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g

[Lưu ý: sang kì 2 các bạn mới học về Hệ phương trình nên bài này không giải theo cách đưa về hệ phương trình.]

Bài 4 [trang 9 sgk Hóa học 9]: Biết 2,24 lit khí CO2 [đktc] tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba[OH]2 sản phẩm sinh ra là BaCO3 và H2O.

a] Viết phương trình phản ứng.

b] Tính nồng độ mol của dung dịch Ba[OH]2 đã dùng.

c] Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Lời giải:

a] Phương trình phản ứng hóa học:

CO2 + Ba[OH]2    BaCO3   + H2O

b] Dựa vào phương trình phản ứng trên ta nhận thấy:

nBa[OH]2 = nCO2 = 0,1 mol, VBa[OH]2 = 200ml = 0,2 lít

c] Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có:

nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol.

mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g.

B. Lưu huỳnh đioxit

Bài 1 [trang 11 sgk Hóa học 9]: Viết phương trình hóa học cho mỗi biến đổi sau:

Lời giải:

[1] S + O2

SO2

[2] SO2 + CaO  CaSO3

Hay SO2 + Ca[OH]2[dd]  CaSO3 + H2O

[3] SO2 + H2O  H2SO3

[4] H2SO3 + 2NaOH  Na2SO3 + 2H2O

Hoặc H2SO3 + Na2O  Na2SO3 + H2O

[5] Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2   + H2O

Không nên dùng phản ứng:

Na2SO3 + 2HCl  2NaCl + SO2   + H2O vì HCl dễ bay hơi nên khí SO2 thu được sẽ không tinh khiết.

[6] SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O

Hoặc SO2 + Na2O  Na2SO3

....................................

....................................

....................................

Chủ Đề