Cách khắc phục những lỗi thường gặp trong làm văn

Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết vănkhông chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cáchnói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Một thực tế hiện nay ở các trường học, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩnăng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tìnhtrạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn đặc biệt là ở các trường nằm ở vùngsâu, vùng xa như trường THPT Quan Sơn 2. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viếtvăn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài văn hoàn chỉnh. Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc rèn luyệnkĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy để làm gì cóthể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết xin đưa ra một sốkinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp 11A2nói riêng và một số lớp khác đã dạy ở trường THPT Quan Sơn 2 nói chung qua đề tài“Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinhlớp 11A2 ở trường THPT Quan Sơn 2” 2. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài: Chỉ ra các lỗi về kĩ năng chủ yếu mà học sinh thường mắc phải trong quá trình làmbài và đưa ra một số biện pháp khắc phục những lỗi đó. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn 2 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này người viết sử dụng một số phương pháp au vào nghiên cứu:quan sát, phát vấn, điều tra và thể nghiệm bằng bài giảng.5. Giới hạn đề tài: Những bài kiểm tra làm văn của học sinh lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn 2.Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa1Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:1. Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT. Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thânvà thăng hoa. Văn học là sự khúc xạ hiện thực đời sống của con người, nó có ba giá trịcơ bản: Nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, các gía trị của văn học chỉ được thực hiện quaquá trình tiếp nhận với các cấp độ khác nhau. Vì vậy cảm thụ và tiếp nhận văn học đòihỏi phải có sự tinh tế. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thứctập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thểlà tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoạivới các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đềđược tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn trongtrường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tưtưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh độnghình tượng nhân vật, sẽ tác động đến tâm hồn và thái độ sống của học sinh. Dạy văn làmột hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái hay, cái đẹp từtác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong chương trìnhsách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng.Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng củacấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố: Nhàvăn – tác phẩm – bạn đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn họcgắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biếnvăn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. Cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, học sinh còn phải viết các bài làm văn theoquy định của phân phối chương trình. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm traxem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năngngôn ngữ, cách diễn đạt, cách giao tiếp ứng xử. Qua đó giúp giáo viên đánh giá toànGiáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa2Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2diện hơn năng lực của từng học sinh và đưa ra cách giảng dạy phù hợp. Như vậy, trongtrường phổ thông các bài làm văn giữ vị trí hết sức quan trọng. 2. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay: 2.1 Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề: Xác định trọng tâm nội dung của đề [luận đề] Xác định được các luận điểm, luận cứ Xác định các thao tác lập luận cơ bản của đề cần triển khai trong bài viết Xác định phạm vi tư liệu 2.2 Lập dàn ý: Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thốngcủa lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đóphân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờbiết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết. Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần: a. Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khaithông được mạch văn. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽbàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ. b. Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiềuđoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp. c. Kết bài: Là phần kết thúc bài viết. Tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mởbài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà cònphải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc. 2.3 Trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận: a. Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao giờ cũngquyết định dẫn chứng, dẫn chứng phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài. b. Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, song songvới hệ thống ý.Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa3Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 c. Cách sử dụng dẫn chứng: Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, thường đượcdùng cho những câu thơ, câu văn hay. Cách 2: Dùng một số chữ đặt ở trong câu văn Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình. 2.4 Chuyển ý trong văn nghị luận: a. Nhiệm vụ: Đảm bảo bài văn có tính liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên. Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn. b. Cách chuyển ý: Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ Cách 2: Chuyển ý bằng câu. Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết. 2.5 Hành văn trong văn nghị luận: a. Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý [ ý lớn, ý nhỏ], những cảm xúc, suy nghĩthành lời văn của người viết. b. Cách hành văn: Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của đốitượng nghị luận. Truyền cảm: Để có tính truyền cảm câu văn phải có tính chất triết lí tạo nên tính suyngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết phải tạo ra những câu văn giàuhình ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu…Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa4Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ1. Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay: Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, ngữ phápđang lên đến mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp dướimà thậm chí ngay cả sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũngmắc phải. Vậy do đâu mà có tình trạng trên? Trước hết là do chính bản thân học sinhcác cấp lười học, lười đọc sách báo, thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt nênkiến thức và khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém, mắc nhiều lỗi về chữnghĩa. Có không ít học sinh khi kiểm tra đã quá ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốtmà chép y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính tíchcực của mình, khi tự viết một bài tập làm văn thì mắc rất nhiều lỗi về chính tả, ngữpháp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do sự chủ quan, lơ là trong việc rènluyện kỹ năng viết chính tả của một số thầy, cô giáo khi không dành thời gian để sửalỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chung chung như: Bài viếtsơ sài, câu văn lủng củng,… nên khi học sinh xem bài thì không hề biết mình mắcnhững lỗi gì cụ thể. 2. Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 11A2 THPT Quan Sơn 2 2.1. Lỗi chính tả: Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 11A2 THPT Quan Sơn2 cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc những lối sau: a. Lỗi viết hoa. Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện. Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa5Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Viết hoa sai quy định chính tả : Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy địnhchính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết,đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm [.],dấu chấm hỏi [?], dấu chấm than [!], dấuchấm lửng hết câu [ ], hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng. Ví dụ: Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, chíPhèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10 Lẽ ra theo quy định chính tả học sinh phải viết: Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, TốNhư, Chị Út Tịch; tác phẩm Chí Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám,Cách mạng tháng Mười… Viết hoa tùy tiện: Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm trongquy định về chính tả viết hoa. Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam, Chế độPhong kiến tàn ác… Lỗi viết hoa là lỗi thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục nhưng học sinh THPT vẫnmắc phải và điều đó được thể hiện rõ ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn 2. b. Lỗi viết tắt: Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh ít hơn so với lỗi viết hoa. Tuy nhiêntrong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý đến. Thôngthường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ: Viết tăt sai quy định chính tả và viết tắttùy tiện. Viết tắt sai quy định chính tả: Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết tắt.Chẳng hạn như các em dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch chéo giữacác chữ cái viết tắt… Ví dụ: P/V, đ/c, T.P, H.Đ.N.D…Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa6Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Lẽ ra theo quy định chính tả phải viết: PV, ĐC, TP, HĐND [phóng viên, đồng chí,thành phố, hội đồng nhân dân]. Ví dụ: Trường P.T.T.H.Q.S [Trường trung học phổ thông Quan Sơn]. Viết tắt tùy tiện: Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết. Đâylà các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được chế biến lại, lẽ rachỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trởthành lỗi chính tả. Ví dụ : [ta [người ta], [vật [nhân vật], [[nhấn], [[nhận], [[sau], [[trước], [[trên],[[dưới], [[trong], [những], [nhưng], fê fán [phê phán], ffáp [phương pháp], tình thg[tình thương], fg tiện [phương tiện], ndung [nội dung], hthức [hình thức], chnghĩa [chủnghĩa]… Hiện tượng viết tắt tùy tiện rất dễ khắc phục nếu như học sinh có ý thức tránh loạilỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra. c. Lỗi dùng số và biểu thị số: Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: Lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn giữasố và chữ biểu thị số. Lẫn lộn hai loại số: Trong bài viết có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số, chẳng hạn nhưkhi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ… Theo quy định chính tả, tùy trường hợp màdùng số Ả Rập hay còn gọi là số thường [1,2,3…], hay số La Mã [I, II, III…]. Dokhông nắm được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng lẫn lộn hai loại số. Ví dụ: Thế kỉ 20, Đại hội Đảng lần 6. Lẽ ra theo quy định chính tả, ở những hợp này phải viết bằng số La Mã mới đúng[Thế kỉ XX, Đại hội Đảng lần thứ VI]. Lẫn lộn số và chữ biểu thị số: Do không nắm rõ quy định chính tả và do viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộngiữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều trường hợp.Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa7Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Ví dụ: Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa conthơ dại; 1 cuộc sống, đẹp I… Theo quy định chính tả phải viết: Ngày 3 tháng 2 năm 1930; một đám tang; ba đứacon thơ dại, một cuộc sống, đẹp nhất… So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ biểu thị số xuấthiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai lỗi sai này cũng dễ tránh,nếu như học sinh nắm được quy định chính tả về việc dùng số và chữ biểu thị số. Lỗi chính tả âm vị: Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ biểu hiện trên chữviết. Nó đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết khi sai từ. Dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị tiếng Việtthành hai loại nhỏ: Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính: Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phátâm, mà được thể hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết tiếng Việt, thanhđiệu là âm vị siêu đoạn tính. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viếtghi sai thanh điệu của âm tiết. Tiếng Việt có tất cả sáu thanh điệu: sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền và thanh không dấu.Hiện tượng ghi sai thanh điệu chỉ xảy ra ở hai thanh hỏi, ngã. Trong bài viết của họcsinh lớp 11A2 mà người viết đã khảo sát, kiểu lỗi này xuất hiện khá nhiều. Thậm chíchép đề cũng sai dấu hỏi, ngã như: Gố, đá làm… đúng ra là: Gỗ, đã làm… NguyễnTrãi các em viết là Nguyễn Trái. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính: Âm vị đoạn tính là các âm vị được phân bố nối tiếp nhau trên tuyến thời gian khiphát âm. Trong âm tiết tiếng Việt, âm vị đoạn tính gồm có phụ âm đầu, âm đệm, âmchính và âm cuối / bán âm cuối. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghisai các âm vị vừa nêu. Cụ thể là:Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa8Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Ghi sai phụ âm đầu: Hiện tượng ghi sai phụ âm đầu trong bài viết của hoc sinh thường thể hiện ở sự lẫnlộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu sau đây:- ch / tr: chung thành [đúng ra là trung thành], chống chả[chống trả]… - s / x: sương máu [xương máu], xum họp [sum họp], sâu sa [sâu xa]… - gi / d: thúc dục [thúc giục], dan dối [gian dối], dành lại [giành lại]… - g [gh] / r: ranh tị [ghen tị], hàn rắn [hàn gắn], đói ghét [đói rét]… Ghi sai âm đệm: Trong âm tiết tiếng Việt, âm đệm /-u-/ phân bố sau phụ âm đầu, được ghi bằng haichữ cái u và o, tùy trường hợp. Trong bài kiểm tra của học sinh hiện tượng ghi sai âmđệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm. Ví dụ: Lẩn quẩn [luẩn quẩn] lằng ngoằng [loằng ngoằng], ngó ngáy [ngó ngoáy]… Ghi sai âm chính: Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có hai biểu hiệnchính: Thứ nhất lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn, cụ thể là:- ă / â: câm phẫn [đúng phải là là căm phẫn], tái lặp [tái lập], tối tâm [tối tăm]…- o / ô / ơ: bốc lột [đúng phải là bóc lột], tận góc [tận gốc], hồi hợp [hồi hộp]… Thứ hai lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi nguyên âmđôi, nhất giữa: - ê / i / iê: điều đặn [đúng phải là đều đặn], điu đứng [điêu đứng], điểu cáng [đểucáng] - ư / ươ: chưởi mắng [chửi mắng], rác rửi [rác rưởi], sửi ấm [sưởi ấm]… Ghi sai âm cuối / bán âm cuối: Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của học sinh thường có hai biểu hiện chính: Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là lẫn lộn giữa: - c/ t: biền biệc [biền biệt], heo húc [heo hút], lũ lược [lũ lượt]…Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa9Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 - n / ng: hiên ngan [hiên ngang], hoang hỉ [hoan hỉ], lãng mạng [lãng mạn]… Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, cụ thể là giữa:- o / u: báo vật [báu vật], mếu máu [mếu máo]…- i / y: đài đọa [đày đọa], lai động [lao động], mai mắn [may mắn]… giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính trong bài viết của học sinh lớp 11A2, hiệntượng ghi sai âm cuối xuất hiện nhiều hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai âmphụ đầu. Lỗi ghi sai âm đệm xuất hiện ít nhất. 2.2. Lỗi diễn đạt: a. Lỗi dùng từ: Lỗi dùng từ sai phong cách: Thông thường hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hailoại chính: hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức và hoàn cảnh giao tiếp không theo nghithức. Hoàn cảnh giao tíêp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ được gọt giũa. Nhưng nhiềukhi học sinh trong bài viết của mình thường sử dụng khẩu ngữ: Hàn Mặc Tử bị hủi về thể xác nhưng tâm hồn nhất quyết không bị hủi cho. Đúng ra học sinh phải viết là: Hàn Mặc Tử bị đau đớn về thể xác nhưng tâm hồn ôngvẫn tràn ngập cảm hứng sáng tạo. Lỗi về nghĩa của từ: Mỗi từ ngữ được dùng phải đúng nghĩa. Nhiều học sinh dùngtừ sai nghĩa: Trong bài văn tả về mẹ, một học sinh viết: Mẹ em vất vả lang thang, lảng vảng ở chợ để bán hàng nuôi hai chị em ăn học. Trong trường hợp này, học sinh đã sai khi dùng từ “ lang thang’, “ lảng vảng”. Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà vănNguyễn Tuân một học sinh viết: Huấn Cao đã đồng hóa viên quản ngục. Lỗi lặp từ: Trong một câu văn học sinh có thể dùng một từ đến hai ba lần: Khi phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, một học sinh viết: Nhà thơ XuânDiệu là một nhà thơ lớn. Xuân Diệu có nhiều bài thơ trong đó có bài thơ Vội vàng.b. Lỗi viết câu:Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa10Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Khi viết văn đòi hỏi học sinh phải viết đúng ngữ pháp. Nhưng một thực tế đáng buồnhiện nay là học sinh viết sai câu rất nhiều. Học sinh thường mắc những lỗi căn bản sau: Nhầm trạng ngữ và chủ ngữ: Trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết: “Qua bài thơ Tựtình đã làm thể hiện nỗi lòng người phụ nữ quá lứa lỡ thì.” Trong câu văn trên, học sinh đã nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Chữa đúng là: “Qua bàithơ Tự tình, Hồ Xuân Hương đã thể hiện tâm trạng của người phụ nữ quá lứa lỡ thì.” Lẫn lộn giữa vị ngữ và thành phần phụ chú ngữ: Cũng trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết: “Hồ XuânHương nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại.” Đúng phải là: “Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thờitrung đại.” Câu lan man dài dòng: Khi đề cập về nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết: Nguyễn Tuân là một trongnhững nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc nhất với trình độ đỉnh cao nổi bật cho phongcách thơ Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác. Chưa nói đến lỗi sai về kiến thức khi học sinh đó viết “ phong cách thơ NguyễnTuân” thì câu này sửa đúng là: “Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyệnngắn đặc sắc với trình độ bậc thầy. Nổi bật trong phong cách của ông là sự tài hoa,uyên bác.” c.Lỗi dựng đoạn: Một số học sinh lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn 2 hiện nay không có kĩ năngdựng đoạn. Các em viết nhưng không biết bố cục một đoạn văn như thế nào và phảitriển khai đoạn văn ra sao. Khi viết về cảnh kết thúc truyện Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, một họcsinh viết một đoạn văn như sau:Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa11Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 “Vai trò của cảnh kết thúc truyện ngắn này đã thể hiện dù ở nơi lao tù tối tăm ta vẫnthấy được nhân cách cao đẹp của viên quan coi ngục đối với tử tù Huấn Cao là mộttrong những phạm của xã hội. Nhưng viên quản ngục vẫn kính trọng Huấn Cao bởi tàinăng của người này đã làm viên quản ngục không còn sợ chết mà tới vái người tù mộtvái để xin chữ của ông về treo trên nhà dù bị Huấn Cao coi thường. Và viết điều đó làsẽ liên lựa đến mình nếu bọn thực dân biết thì sẽ bị giết. Nhưng viên quản ngục cũngkhông thể làm trái mệnh lệnh và phải thi hành.” Ở đoạn văn trên, người viết chưa biết cách dựng đoạn văn. Các câu văn còn lan mandài dòng, không tập trung vào chủ đề chính d. Lỗi bố cục bài văn: Điều đáng buồn là còn một bộ phận học sinh không biết xác định, xây dựng bố cụcmột bài văn. Điều này tập trung nhiều hơn ở học sinh khối lớp 10. Tuy nhiên, học sinhlớp 11 cũng có những em không biết phải viết một bài văn như thế nào. Hạn chế nàyđược thể hiện rất rõ khi các em làm bài thi học kì. Lớp 11A2 có một em học sinh lậpdàn ý thay cho bài viết văn, có ba em bài viết không đủ bố cục ba phần trong bài thihọc kì I. 2.3. Lỗi sai kiến thức: Trong bài thi học kì I năm học 2012- 2013 có học sinh viết: “Vũ Trọng Phụng lànhà văn nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam.” Đúng phải là “văn học hiện đại trước 1945”. Từ thực tiễn viết bài của học sinh, người viết bài đã tiến hành khảo sát: Kết quả khảo sát lần thứ nhất: Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 1 của học sinh lớp 11A2. Sĩ số lớp thời điểm này là 35 học sinh, trong đó đều là học sinh người dân tộc thiểusố:Lối học sinh mắc phải Số học sinh mắc lốiGiáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa12Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2Lỗi chính tảLỗi viết hoa Viết hoa sai quy địnhchính tả35/35Viết hoa tuỳ tiện 27/35Lỗi viết tắt Viết tắt sai quy địnhchính tả24/35Viết tắt tuỳ tiện 27/35Lỗi dùng số vàchữ biểu thị số28/35Lỗi chính tả âm vị Lỗi chính tả âm vị siêuđoạn tính22/35 [ học sinh mắclỗi này chủ yếu làngười dân tộc thiểusố]Lỗi chính tả âm vịđoạn tính29/35Lỗi diễn đạtLỗi dùng từ Lỗi dùng từ sai phongcách25/35Lỗi về nghĩa của từ 24/35Lỗi lặp từ 25/35Lỗi viết câu Nhầm trạng ngữ vàchủ ngữ21/35Lẫn lộn giữa vị ngữ vàthành phần phụ chú22/35Câu lan man dài dòng 24/33Lỗi dựng đoạn 21/35Lỗi bố cục bàivăn26/35Lỗi sai kiếnthức10/353. Nguyên nhân: Theo suy nghĩ và kinh nghiệm của một nhà giáo, tôi xin mạnh dạn nêu lên nhữngnguyên nhân sau đây:Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa13Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Thứ nhất, ảnh hưởng Internet: Ngày nay đông đảo học sinh sử dụng Internet, ngoàisố ít biết khai thác, tận dụng để học tập thì phần lớn chỉ để chơi game và chat. Khi“chát” các em hầu hết sử dụng tiếng Việt không dấu và dùng cách diễn đạt rất ngắngọn bằng những từ ngữ chỉ quen dùng với giới trẻ, và theo quan niệm của họ như thếmới được cho là sành điệu. Việc thường xuyên sử dụng ngôn ngữ bất thường, cụt ngủnnhư thế sẽ góp phần làm “cùn” đi tính thẩm mỹ và tinh tế vốn có của ngôn ngữ truyềnthống. Thứ hai, ảnh hưởng của phim ảnh: Ngày nay truyền hình, phim ảnh phát triển đếnchóng mặt. Có nhiều kênh chiếu những phim hấp dẫn với mật độ dày đặc khiến chothanh thiếu niên ngoài giờ đến trường chỉ “mê mẩn” với phim ảnh. Việc xem phimnhiều khiến các em lười đọc sách. Nếu có đọc thì đó cũng chỉ là các truyện tình yêu rẻtiển, những truyện tranh hình nhiều mà chữ ít. Có rất nhiều em đọc và bị ảnh hưởngbởi ngôn ngữ trong các câu truyện đó. Thứ ba, ảnh hưởng của âm nhạc ‘thị trường”: Ngày nay có một bộ phận khá đônggiới trẻ mê nhạc ‘thị trường” với những ca từ giai điệu mà khi hát lên đọc, như nói. Lờilẽ rất cộc cằn và thô thiển. Những ngôn từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triểnngôn ngữ của học sinh. Thứ tư: Những năm học gần đây việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với việc lựachọn các phương án hoặc A, hoặc B, hoặc C, hoặc D cũng góp phần làm “cùn” tư duycũng như cách diễn đạt của học sinh. Thứ năm: Việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh kĩ năng làm một bài viết hoànchỉnh. Ngoài một số giáo viên dạy Văn khi chấm bài có sửa lỗi cho học sinh về chínhtả, câu cú, cách diễn đạt, thì có một số giáo viên khác không sửa lỗi cho học sinh khiếncho các em không biết mình mắc lỗi gì để khắc phục. Thực tế những bài văn học sinhviết dài ba trang giấy mà không có dấu chấm, dấu phẩy nhưng giáo viên vẫn cho 5điểm. Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa14Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Thứ sáu: Trên thị trường hiện nay tràn ngập các bài văn mẫu, học sinh không cầnphải học, suy nghĩ mà cứ dựa vào các bài văn mẫu làm bài cũng ảnh hưởng đến nănglực viết văn của học sinh. Nguyên nhân cốt lõi nhất là do thầy và trò học học văn để đối phó với thi cử. Từnhững năm học cấp 1, cấp 2, học sinh đã học thuộc bài văn mẫu, hiếm có giáo viên nàocó phát hiện ra và sẵn sàng cho điểm cao vì cho là bài viết hay. Lên cấp 3, áp lực thi tốtnghiệp lớp 12 càng đè nặng. Từ đầu năm học, các em đã được phát đề cương môn vănđể học thuộc òng, để chỉ cần viết đủ ý cũng đủ điểm trung bình. Một nguyên nhân quan trọng nữa là ý thức học văn của học sinh chưa tốt. Nhiềuem lười học môn Văn, khi viết bài thì không đầu tư thời gian, viết theo kiểu đối phó Viết bài không cần chấm câu, không chú ý dùng từ. Phần lớn học sinh thiếu kiên nhẫnluyện viết. Các em không coi trọng “chữ viết” bằng “chữ số”. Các môn tự nhiên vẫnhấp dẫn các em hơn bởi “viết ít điểm nhiều” và có nhiều cơ hội lựa chon ngành nghềthi vào đại hoc, cao đẳng. Đối với học sinh lớp 11A2 nói riêng và học sinh trường THPT Quan Sơn 2 nóichung còn một nguyên nhân nữa là hầu hết đều học sinh dân tộc thiểu số nên phát âmkhông chuẩn; phát âm như thế nào thì viết như thế nên sai rất nhiều. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VIẾT VĂN CHO HỌC SINHViệc rèn kĩ năng cho học sinh là một vấn đề nan giải đã làm đau đầu nhiều thầy côgiáo và cán bộ quản lí giáo dục. Đã có rất nhiều Hội thảo được tổ chức đề nhằm nângcao trình độ làm văn của học sinh. Sau đây người viết bài này xin đưa ra một số kinhnghiệm mà mình đã áp dụng: 1. Cần bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương, thích môn Văn: Cóyêu thích thì các em mới học: Để học sinh yêu thích môn mình dạy, mỗi giáo viên cónhững cách riêng: một trong những cách được nhiều giáo viên áp dụng là quan tâmđến học sinh; đặc biệt chú ý đến những học sinh yếu nhưng cũng không nên tạo áp lựcnhiều quá khiến các em sợ. Khen thưởng kịp thời khi học sinh học yếu có cố gắng.Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa15Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2Khen thưởng bằng nhiều hình thức: cho quà, cho điểm khuyến khích… Còn có giáoviên hướng các em tới thế giới mà các tác phẩm văn chương đã tạo ra. Học sinhthường rất thích thú khi giáo viên kể truyện hoặc bình những câu văn, câu thơ hay. Đặcbiệt, giáo viên phải hết sức nhiệt tình truyền đạt cho các em cái hay cái đẹp của vănchương. 2. Rèn luyện chính tả và chữ viết cho học sinh: Nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy. Giáo viên cần chú ý rèn cách phátâm cho học sinh khi các em nói chưa chuẩn. Ở lớp 11A2 THPT Quan Sơn 2, giáo viênVăn tập trung vào uốn nắn học sinh mắc những lỗi về phát âm như: Chưa chuẩn “n” và“ l”, “ x” và “s” “ ch” và Tr”. Học sinh ngọng dấu ngã, nói “ gỗ” thành “ gố” “ mỡ” thành “ mớ”… Có thể đưa racác từ, các câu có dấu ngã để học sinh luyện. Chưa chuẩn âm cuối như “đêm khuya” thành “đêm khuê”, “thuyền” thành“thuền”… Giáo viên cần rèn cho học sinh cách phân biệt phụ âm đầu, các âm đệm, âm chính,âm cuối. Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ. Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ cho học sinh. Yêu cầu những em chữ xấu, viếtẩu phải có vở tập viết. Giáo viên thường xuyên giao bài và kiểm tra. Khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ. 3. Rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh: Đây là một kĩ năng khó đòi hỏi người dạy và người học phải kiên trì. Giáo viên sửacách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trả lời bài và sửa trong bài làm văn của họcGiáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa16Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2sinh. Khi chấm bài làm văn của các em, giáo viên đánh dấu những lỗi dùng từ. Sau đóyêu cầu học sinh sửa lại trong vở sửa lỗi. Có thể đưa ra những tình huống để học sinhtìm từ phù hợp. Các em cũng có thể học cách dùng từ của những bạn học tốt. 4. Rèn luyện cách viết câu cho học sinh: Đây là công việc của cả thầy và gia đình. Học sinh ngày nay chịu ảnh hưởng rấtnhiều từ xã hội. Các em thường nói những câu cụt ý, thiếu chủ ngữ hay vị ngữ. Và điềunày cũng được thể hiện trong các bài văn. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn cho học sinhkhi các em trả lời bài và sửa trên bài kiểm tra, sau đó yêu cầu các em viết lại. Khi chấmbài, giáo viên cần chỉ ra những lối viết câu mà học sinh mắc phải và yêu cầu học sinhsửa. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết câu theo suy nghĩ ra giấy, sau đó sửa lại. 5. Rèn luyện cách viết đoạn văn: Giáo viên thường xuyên ra các bài tập nhỏ viết một đoạn văn về một vấn đề nhỏnào đó. Sau đó chấm và cho điểm. Việc này cần làm thường xuyên. 6. Rèn luyện trình bày bố cục một bài văn: Sau khi đã cung cấp kiến thức về bố cục bài văn cho học sinh, giáo viên cần kiểmtra thường xuyên và yêu cầu các em thực hành. Đối với học sinh khối 10, giáo viêntrường THPT Quan Sơn 2 yêu cầu các em phải viết đúng: mở bài, các ý phần thân bàivà kết bài. Còn học sinh lớp 11A2, giáo viên yêu cầu khi viết bài các em cần triển khaiđủ ba phần. Khi viết đặc biệt giáo viên để ý cách mở bài, việc triển khai ý phần thânbài và phần kết bài. 7. Giáo viên phải giao bài thường xuyên cho học sinh: Giao bài và yêu cầu cácem viết bài nhiều cũng là một cách để khắc phục những lỗi thường gặp . Khi học sinhviết xong, giáo viên cần chấm kĩ và sửa lỗi, chỉ ra những điểm đã được và chưa đượcyêu cầu học sinh phát huy và khắc phục, tránh viết nhận xét chung chung. Giáo viêncần dành thời gian và tâm huyết cho việc này. 8. Tinh thần tự học của học sinh: Học sinh cũng có thể học cách dùng từ, viết câu,dựng đoạn của các nhà văn mà các em được học.Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa17Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2Sau khi tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm của họcsinh lớp 11A2, người viết đã tiến hành khảo sát lần hai. Kết quả khảo sát lần thứ hai: Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 5 của học sinh lớp 11A2.Sĩ số lớp thời điểm này là 33 học sinh, tất cả các em đều là người dân tộc thiểu số:Lỗi học sinh mắc phải Số học sinh mắc lỗiLỗi chính tảLỗi viết hoa Viết hoa sai quy địnhchính tả22/33Viết hoa tuỳ tiện 18/33Lỗi viết tắt Viết tắt sai quy địnhchính tả20/33Viết tắt tuỳ tiện 24/33Lỗi dùng số vàchữ biểu thị số20/33Lỗi chính tả âmvịLối chính tả âm vị siêuđoạn tính19/33Lỗi chính tả âm vị đoạntính22/33Lỗi diễn đạtLỗi dùng từ Lỗi dùng từ sai phongcách14/33Lỗi về nghĩa của từ 15/33Lỗi lặp từ 19/33Lỗi viết câu Nhầm trạng ngữ và chủngữ17/33Lẫn lộn giữa vị ngữ vàthành phần phụ chú20/33Câu lan man dài dòng 21/33Lỗi dựng đoạn 17/33Lỗi bố cục bàivăn5/33Lỗi sai kiếnthức4/33Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa18Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Nhận xét: Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục và giảm những lỗi mà học sinh mắcphải trong quá trình làm văn, người thực hiện nhận ra: Thứ nhất, số lượng học sinh mắc lỗi có giảm so với lần khảo sát thứ nhất. Thứ hai, đối với những học sinh còn mắc lỗi thì số lượng lỗi mà các em mắc phảitrong một bài làm văn có giảm. Như vậy qua kết quả khảo sát hai lần, ta có thể nhận ra những biện pháp mà ngườithực hiện đề tài này áp dụng phần nào đã có tác động trong việc nâng cao chất lượngviết bài của học sinh lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn 2PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là một vấn đề hết sức gian nan và phứctạp. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá chất lượng các bài kiểm tra của học sinh có vai tròrất lớn, năng lực của học sinh không chỉ được đánh giá trên khía cạnh viết hay mà cònở khả năng trình bày, cách diễn đạt, không chỉ viết đúng vấn đề mà còn phải trúngtrọng tâm. Cho nên khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra được những hạn chế thiếu sótcủa học sinh, giúp các em không chỉ khắc phục được những yếu kém của mình mà còntiến bộ hơn qua mỗi lần kiểm tra đánh giá. Đối với học sinh ở các trường miền núi nói chung, và trường THPT Quan Sơn 2 nóiriêng, giáo viên cần chú trọng hơn nữa vấn đề rèn luyện các kĩ năng cơ bản về các thaotác lập luận khi hành văn, chỉ ra cho học sinh những lỗi về chính tả, cách diễn đạt, vàviệc sử dụng đúng sáu thanh điệu của tiếng Việt, hạn chế đến mức thấp nhất về việc sửdụng tiếng địa phương trong quá trình giao tiếp cũng như khi làm bài. Giáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa19Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 2 Việc học sinh lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn 2 có tiến bộ trong làm văn đó mớichỉ là những thành công bước đầu. Công việc này đòi hỏi người thầy và học sinh phảikiên trì trong thời gian dài và mất nhiều công sức. Học sinh và giáo viên cần phải có sựhợp tác tích cực, xem bài kiểm tra là cầu nối để giúp các em tiến bộ hơn. Chú trọngrèn luyện kĩ năng làm văn không chỉ giúp khả năng diễn đạt của học sinh tốt hơn màcòn giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, nhiều vấn đề đặt ra ở đây mới chỉ mangtính định hướng, gợi mở. Hy vọng nó sẽ được đồng nghiệp và những người quan tâmbổ sung và hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung ở nhàtrường phổ thông hiện nay. Trên đây là một số kinh nghiệm làm văn mà tôi đã từng áp dụng và thu được nhữngkết quả đáng khích lệ. Trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được những ý kiếm đóng góp chân thành của đồngnghiệp để giúp việc giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh ngaỳ càng hiệu quả hơn.PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phương Lựu [chủ biên], [2008], Lí luận văn học tập 1, Nxb Đại học sư phạm.2. Phương Lựu [chủ biên], [2009], Lí luận văn học tập 3, Nxb Đại học sư phạm3. Trần Đình Sử [chủ biên], [2007], Lí luận văn học tập 2, Nxb Đại học sư phạm4. Phan Trọng Luận [Tổng chủ biên], [2010], Ngữ văn lớp 11 tập1, Nxb Giáo dục ViệtNam5. Phan Trọng Luận [Tổng chủ biên], [2009], Ngữ văn lớp 11 tập2, Nxb Giáo dục ViệtNam6. Phan Trọng Luận [Tổng chủ biên], [2010], Ngữ văn lớp 12 tập1, Nxb Giáo dục ViệtNam.7. Phan Trọng Luận [chủ biên], [2008], Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốcgia Hà Nội8. Nguyễn Quốc Siêu, [2004], Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nxb Giáo ducGiáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa20Một số biện pháp khắc phục những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh lớp 11A2 ởtrường THPT Quan sơn 29. Bảo Quyến, [2000], Rèn luyện kĩ năng làm văn nghi luận, Nxb Giáo dục10. Trần Đình Sử, [2003], Đổi mới dạy học làm văn ở trường THPT, Tạp chí văn họcvà tuổi trẻ.11. // Google.com.vnGiáo viên: Lương Văn Duyên Trường THPT Quan Sơn 2 – Thanh Hóa21

Video liên quan

Chủ Đề