Cách làm bài toán hh ancol tác dụng với na năm 2024

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL + KIM LOẠI KIỀM nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Cách làm bài toán hh ancol tác dụng với na năm 2024

  1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Dạng 1: Cách xác định số nhóm chức -OH

Phương trình tổng quát

R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2

→ nH2 = x/2nancol

- Nếu nH2 = 1/2nancol → x = 1: ancol đơn chức: ROH.

Nếu là no, đơn chức mạch hở thì công thức chung của ancol là CnH2n +1 OH.

- Nếu nH2 = nancol → x = 2: ancol đa chức có 2 nhóm –OH: R(OH)2

Nếu là no, đa chức mạch hở có 2 nhóm –OH thì công thức chung của ancol là CnH2n (OH)2.

- Nếu nH2 = 3/2nancol → x = 3: ancol đa chức có 3 nhóm –OH: R(OH)3

Nếu là no, đa chức mạch hở có 3 nhóm -OH thì công thức chung của ancol là CnH2n –1(OH)3.

* Nhận xét:

- Số nhóm chức –OH = 2nH2/nancol

Ví dụ: Cho 0,3 mol ancol no, mạch hở X tác dụng với Na kim loại dư thu được 10,08 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức chung của X?

Gợi ý:

nH2 = 0,45 mol

Số nhóm chức –OH = 0,45.2/0,3 = 3

Công thức chung của X: CnH2n + 2O3 hay CnH2n –1(OH)3.

Dạng 2: Xác định khối lượng muối, khối lượng ancol khi tác dụng với kim loại kiềm

Phương trình tổng quát

R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2

* Nhận xét: Dạng này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để xác định dữ kiện còn lại khi đã biết các gợi ý khác.

mancol + mNa ban đầu \= mchất rắn sau phản ứng + mH2

- Nếu tính khối lượng muối ancolat sau phản ứng

→ mmuối = mancol + mNa – mH2

- Nếu tính số mol H2 tạo thành

→ nH2 = (mancol + mNa ban đầu - mrắn)/2

- Nếu tính số mol Na phản ứng

→ nNa = (mrắn – mancol)/22 = x.nH2 (với x là số nhóm –OH)

Ví dụ: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là

Gợi ý:

Số mol H2 = 0,015 mol

ROH + Na → RONa + 1/2H2

→ nNa = 0,03 mol

Khối lượng muối natri ancolat là

mmuối = 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9 gam

Dạng 3: Xác định công thức phân tử của ancol

R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2

CnH2n+2-2k-x(OH)x + xNa → CnH2n+2-2k-x(ONa)x + x/2H2

→ số mol ancol = 2. Số mol H2/x

→ Mancol = 14n +2 – 2k + 16x = mancol/n (trong đó: k là số liên kết pi hoặc vòng)

Từ đó tìm được n

* Lưu ý: Khi bạn tìm CTPT theo R thì bạn lấy M:12 và chọn lấy số tròn, phần còn lại là H

Ví dụ: Mgốc R = 43 → 43/12 = 3,58 lấy tròn số C = 3

→ số H = 43 – 3.12 = 7

→ gốc hidrocacbon này là C3H7-

Ví dụ: Cho 9,2g một ancol no, đơn chức X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit (đktc) H2. CTPT của ancol X là

Gợi ý:

Số mol H2 = 0,1 mol

CnH2n+1OH + Na → CnH2n + 1ONa + 1/2H2

0,2 0,1 mol

→ M ancol = 9,2/0,2 = 46

\= 14n + 18 = 46

→ n = 2 CTPT X là C2H5OH

Dạng 4: Xác định công thức phân tử của ancol trong hỗn hợp.

- Giả sử hỗn hợp 1 ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp khi tác dụng với kim loại kiềm

→ số mol hỗn hợp 2 ancol = 2số mol của H2

→ Mtb = 14ntb + 18 = tổng khối lượng 2ancol/tổng số mol 2 ancol

→ số C của 2 ancol là số nguyên liên tiếp của ntb.

Ví dụ: Cho 3,35g hh X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na dư thu được 0,56 lit H2 (đktc). Tìm CTPT của 2 ancol

Gợi ý:

Số mol 2 ancol = 2.Số mol H2 = 2.0,025 = 0,05 mol

MX = 14ntb + 18 = 3,35/0,05 = 67

→ ntb = 3,5.

Vậy CTPT của 2 ancol là C3H8O và C4H10O

- Nếu 2 ancol là đồng đẳng nhưng không liên tiếp với nhau:

ntb = (na + mb)/(a + b)

trong đó: n và m là số C của 2 ancol

a, b là số mol của mỗi ancol

Ví dụ: Cho 12,4g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở A, B (MA < MB, theo tỉ lệ số mol 2:1) tác dụng vừa đủ với Na thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Xác định CTPT của A, B

Số mol 2 ancol = 2.số mol H2 = 0,3 mol

→ Mtb = 14ntb + 18 = 12,4/0,3 = 41,3

→ ntb = 1,667 (có số C của A = 1: CH3OH 2x mol)

Mà ntb = (1.2x + mx)/3x = 1,667

→ m = 3: C3H7OH)

* Lưu ý: Nếu 2 ancol không là đồng đẳng của nhau thì tùy điều kiện phản ứng mà ta có thể dựa vào số Ctb, hay số Htb hay số Otb để tìm CTPT

Số Htb = (na + mb)/(a + b)

trong đó: n và m là số H của 2 ancol

a, b là số mol của mỗi ancol

Số Otb = (na + mb)/(a + b)

trong đó: n và m là số O của 2 ancol

a, b là số mol của mỗi ancol

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Cho 0,2 mol ancol no, mạch hở X tác dụng với Na kim loại dư thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Số nhóm chức của ancol X là

  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.

Câu 2: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24(g) hỗn hợp 3 ancol đơn chức thấy thoát ra 0,336 lít H2(đktc). Khối lượng muối natriancolat thu được là?

  1. 2,65(g)
  1. 2,85(g)
  1. 1,9(g)
  1. 2,4(g)

Câu 3: Khi cho 3,0 gam ancol no đơn chức mạch hở X tác dụng với natri dư thấy có 0,56 lít khí thoát ra (đktc). Công thức phân tử của X là

  1. C4H4O.
  1. C3H8O2.
  1. C3H8O.
  1. C2H4O2.

Câu 4: Cho 22g hỗn hợp hai ancol no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai ancol đó là

  1. C2H5OH và C3H7OH
  1. C3H7OH và C4H9OH
  1. C4H9OH và C5H11OH
  1. CH3OH và C2H5OH

Câu 5: Lấy 18,8 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và một ancol A no, đơn chức tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của A là