Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

Có thể bạn chưa biết, bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ được người nộp thuế sử dụng để làm căn cứ lập tờ khai thuế trong cùng kỳ. Do đó, quá trình lập bảng kê hóa đơn mua vào này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hôm nay, hãy cùng với FsViet tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bảng kê hóa đơn mua vào là gì?

Đây là biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp thương mại và là căn cứ để lập tờ khai thuế cho doanh nghiệp trong cùng kỳ kế toán. Việc lập bảng kê về hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ được lập theo biểu mẫu số 01-2/GTGT ban hành theo thông tư 119 ngày 25/8/2014.

Trách nhiệm của người nộp thuế cần phải kê khai đúng và đầy đủ theo các mục thiết kế trong bảng kê. Tuyệt đối không được bỏ trống dòng, cột, thay đổi định dạng của bảng kê. Đồng thời, không được chèn thêm dòng, cột, hình ảnh, ký tự đặc biệt vào bảng kê hàng hóa.

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

Đây là biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp thương mại

Căn cứ lập bảng kê hàng hóa

Bảng kê hóa đơn mua vào được lập ra dựa trên một số căn cứ dưới đây:

- Căn cứ hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế tại khâu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ mua vào cùng kỳ kế toán. Các chứng từ đó bao gồm: Tem vé, hóa đơn từ người mua hàng trả lại, chứng từ nộp thay thuế dành cho các nhà thầu nước ngoài.

- Người nộp thuế sẽ phân loại hóa đơn thành một nhóm cụ thể như: Hóa đơn của dịch vụ, hàng hóa dùng riêng cho sản xuất kinh doanh, chịu thuế gtgt; hóa đơn hàng hóa dịch vụ dùng chung cho sản xuất kinh doanh chịu thuế, không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế; hóa đơn hàng hóa dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế.

- Đối với hóa đơn đã được điều chỉnh về giảm ghi số âm bằng cách đặt số vào ngoặc "()".

- Hàng hóa dịch vụ mua vào sẽ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cụ thể như: Hóa đơn nước, hóa đơn điện, hóa đơn bưu chính,...bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào sẽ được lập theo mỗi nhóm mặt hàng, thuế suất mà không phải kê chi tiết mỗi hóa đơn.

- Một số hóa đơn không kê vào bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào bao gồm: Hóa đơn GTGT nhưng không chịu thuế GTGT, hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ, hóa đơn bán hàng hóa bình thường.

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

Bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào được lập ra dựa trên một số căn cứ cụ thể

Cách ghi chỉ tiêu trong bảng kê hóa đơn mua vào

Dưới đây, FsViet sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách ghi từng chỉ tiêu trong bảng kê hóa đơn mua vào:

Chỉ tiêu 1

Dịch vụ, hàng hóa dùng riêng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng, sử dụng cho hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ không kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ thuế.

Bạn cần phải ghi toàn bộ hóa đơn, chứng từ kế toán thực tế phát sinh đủ điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng, gồm: Các hóa đơn, chứng từ kê sót từ kỳ trước chuyển sang.

Chỉ tiêu 2

Dịch vụ, hàng hóa dùng chung cho sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện để khấu trừ thuế. Bạn cần kê khai các chứng từ, hóa đơn mua vào phục vụ chung cho sản xuất kinh doanh chịu thuế, không chịu thuế. Lưu ý, bạn chỉ kê mục này khi đơn vị kinh doanh mặt hàng vừa không chịu thuế vừa vừa chịu thuế.

Chỉ tiêu 3

Dịch vụ, hàng hóa sử dụng cho dự án đầu tư đủ điều kiện để được khấu trừ thuế. Các doanh nghiệp kinh doanh không kê mục này. Nếu đơn vị kinh doanh các hoạt động đầu tư, sẽ tiến hành kê khai theo mẫu số 02/GTGT.

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

Dịch vụ, hàng hóa sử dụng cho dự án đầu tư đủ điều kiện để được khấu trừ thuế

Chỉ tiêu 4

Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Chỉ tiêu 4 này là tổng các hóa đơn chứng từ mua vào để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được khấu trừ.

Trên đây, FsViet đã chia sẻ xong cách lập bảng kê hóa đơn mua vào cho các bạn tham khảo. Nếu còn gì chưa hiểu, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Bảng kê hoá đơn hàng hóa dịch vụ mua vào và bán ra là gì? Trong trường hợp nào thì kế toán cần sử dụng mẫu bảng kê hóa đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra mới nhất với các mẫu 01-2/GTGT và 03/THKH? Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu chi tiết hơn về mẫu bảng kê này nhé!

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

1.1 Bảng kê hóa đơn mua vào là gì?

Bảng kê hoá đơn mua vào hay còn gọi là Bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ hàng hóa mua vào) là chứng từ quan trọng, giúp thực hiện kê khai hàng hoá dịch vụ mua vào, được lập theo mẫu 01-2/GTGT thay thế cho mẫu 01-1/GTGT/TT-BTC trước đó.

Theo quy định pháp luật, để thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế GTGT thành công thì người nộp thuế cần kê khai vào tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào là một trong những nội dung của tờ khai này.

Xem thêm về Quy định thời hạn nộp tờ khai báo cáo các loại thuế mới nhất tại đây.

1.2 Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào mới nhất

Mẫu bảng kê hoá đơn mua vào mới nhất là Mẫu số 01-2/GTGT, được ban hành trong Phụ lục kèm theo của Thông tư số 119/2014/TT-BTC.

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024
Bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào.

MISA meInvoice đáp ứng tính năng lập bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo mẫu số 01/TH-HĐĐT theo Phụ lục 2 của Thông tư 78/2021/TT-BTC.

1.3 Hướng dẫn cách lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào

Các hoá đơn, chứng từ cần kê khai trong bảng kê 01-2/GTGT gồm:

  • Hoá đơn GTGT mua vào
  • Chứng từ biên lai liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế

Các hoá đơn, chứng từ không cần kê khai trong bảng kê 01-2/GTGT gồm:

  • Hoá đơn bán hàng thông thường
  • Hoá đơn GTGT không chịu thuế GTGT
  • Hoá đơn GTGT nhưng chưa đủ điều kiện để khấu trừ Nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn giữa hoá đơn bán hàng và hoá đơn giá trị gia tăng, đọc thêm về cách phân biệt 02 loại hoá đơn đó trong bài viết: Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có giống nhau không?

Bảng kê 01-2/GTGT của tờ khai thuế GTGT khấu trừ 01/GTGT gồm 3 phần chính

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

Phần 1: Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ. (hình)

Chỉ trường hợp doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT (xuất hoá đơn chịu thuế 0%, 5%, 10% khi bán hàng hoá dịch vụ), khi đó toàn bộ hoá đơn mua vào sẽ hợp pháp, phục vụ cho SXKD thì điền vào dòng số 1 trên bảng kê.

Những hoá đơn không đủ điều kiện khấu trừ (theo Thông tư 219/2013/TT-BTC) thì không cần kê khai vào bảng kê.

Nếu doanh nghiệp SXKD dịch vụ hàng hoá không chịu thuế, hoá đơn GTGT khi bán hàng có phần thuế suất gạch bỏ, thì tất cả hoá đơn dùng cho SXKD cho mặt hàng đó sẽ không được khấu trừ, không cần kê khai vào phụ lục 01-2 mà chỉ cần điền số tiền và số tiền thuế nếu có vào chỉ tiêu 23, 24 trên tờ khai.

MISA meInvoice đáp ứng tính năng lập bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo mẫu số 01/TH-HĐĐT theo Phụ lục 2 của Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Phần 2: Hàng hoá dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ (hình)

Trong trường hợp doanh nghiệp SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì:

  • Với những hoá đơn đầu vào dành cho mặt hàng chịu thuế: kê khai tại dòng 1
  • Với hoá đơn đầu vào cho mặt hàng không chịu thuế: không kê khai trên phụ lục, nhập số tiền và tiền thuế nếu cần nộp vào chỉ tiêu 23, 24 trên tờ khai.
  • Với hoá đơn đầu vào cho sản phẩm chịu thuế và không chịu thuế: kê khai vào dòng 2.

Phần 3: Hàng hoá, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ thuế (hình)

Người kê khai không điền vào dòng này mà cần nộp 01 tờ khai riêng – tờ khai GTGT do dự án đầu tư mẫu 02/GTGT.

2. Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra

2.1 Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra là gì?

Bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ, hàng hóa bán ra là chứng từ quan trọng để thực hiện kê khai hàng hóa, dịch vụ đã được nhà SXKD bán ra. Bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ hàng hóa bán ra được lập theo mẫu 03/THKH thay cho mẫu 01-1/GTGT/TT-BTC ban hành trước đó.

Nhìn chung, việc kê khai hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra mang mục đích thống kê lại danh sách hoá đơn, dòng tiền bán ra trong kỳ, từ đó xác định được số tiền bán ra để hoàn thành tờ khai thuế GTGT và nộp cho cơ quan thuế khi có hoạt động thanh tra.

2.2 Mẫu bảng kê hóa đơn bán ra mới nhất

Mẫu bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra mới nhất là mẫu 03/THKH dưới đây.

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra 2021.

2.3 Hướng dẫn cách lập mẫu bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra

Các hoá đơn, chứng từ kê khai trong bảng kê 03/THKH:

  • Toàn bộ hoá đơn GTGT đã xuất bán trong kỳ
  • Các hoá đơn đặc thù như tem vé, hoá đơn điều chỉnh, hoá đơn xuất hoàn trả hàng

Các hoá đơn chứng từ không kê khai trong bảng kê 03/THKH:

  • Hóa đơn viết sai bị gạch chéo, đã được xuất lại;
  • Những hoá đơn GTGT thuộc kỳ khác;

Trước tiên người nộp thuế cần điền những thông tin sau:

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

  • Tên công ty
  • Mã số thuế
  • Tên đại lý thuế (nếu có)
  • Mã số thuế

Nội dung chính của bảng kê 03/THKH gồm 05 nội dung chính:

Phần 1: Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT

Phần 2: Phân phối, cung cấp hàng hoá áp dụng thuế suất 1%

Phần 3: Dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu áp dụng thuế suất

Phần 4: Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu áp dụng thuế suất 3%

Phần 5: Hoạt động kinh doanh khác áp dụng thuế suất 2%

Cách lập bảng kê hóa đơn dịch vụ viễn thông năm 2024

Tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần chọn các phần thông tin phù hợp nhất để tiến hành kê khai trong bảng kê 03/THKH.

Cách tính các loại tổng doanh thu

Với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu cột 8 dòng tổng của các chỉ tiêu 1,2,3,4.

Với tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế GTGT: bằng tổng số liệu cột 8 dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4.

Với tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu cột 9 dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4.

Phần cuối, người kê khai cần hoàn thiện những thông tin sau:

  • Hóa đơn, chứng từ bán ra.
  • Tên người mua.
  • Mã số thuế
  • Mặt hàng
  • Doanh số bán chưa có thuế.
  • Thuế GTGT.
  • Phân loại thuế GTGT cho các hàng hóa, dịch vụ.

Mong rằng những thông tin trên đây về mẫu bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho quý khách hàng trong việc hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa, các mẫu hiện hành của bảng kê đồng thời nắm bắt được cách lập bảng kê để phục vụ cho công việc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của MISA meInvoice.