Cách nấu nồi áp suất philip

Nồi áp suất là một dụng cụ nấu ăn bằng nước ở áp suất cao hơn nồi thông thường. Khi nấu nồi được vặn kín nắp để hơi nước không thể thoát ra ở một áp suất nhất định đã được chọn. Việc đậy nắp kín khiến cho trong nồi đạt hơi bão hòa và nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Hơi bão hòa và nhiệt độ sôi cao khiến nước thẩm thấu vào thức ăn nhanh hơn, thức ăn mềm nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng nấu cao hơn. 

Hiện nay trên thị trường có 2 loại nồi áp suất là nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện. So với nồi áp suất cơ thì nồi áp suất điện có giá thành cao hơn hẳn (thường hơn 1 triệu VNĐ) nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và an toàn hơn khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như khả năng chi trả của mỗi người mà các bạn có thể tự lựa chọn cho mình loại nồi áp suất phù hợp.

Cách nấu nồi áp suất philip
Nồi áp suất cơ

Loại nồi mà mình sẽ review trong bài viết hôm nay sẽ là nồi áp suất điện đến từ hãng Philips.

Cách nấu nồi áp suất philip
Nồi áp suất điện của hãng Philips

Thông tin sản phẩm

  • Hãng sản xuất: Philips
  • Dòng sản phẩm: HD2136
  • Thương hiệu của: Hà Lan
  • Sản xuất tại: Trung Quốc
  • Dung tích: 5 lít
  • Công suất: 900W
  • Chất liệu: lòng nồi hợp kim nhôm chống dính, vỏ ngoài thép không gỉ
  • Bảng điều khiển: nút nhấn có màn hình hiển thị
  • Tiện ích: hẹn giờ nấu
  • Lòng nồi: đường kính 22 cm
  • Kích thước: ngang 30,5 cm; Cao 34,5 cm; Sâu 30,2 cm
  • Trọng lượng: 4kg

Ưu điểm và khuyết điểm của sản phẩm

Ưu điểm:

  • Nồi được thiết kế có kiểu dáng sang trọng, đẹp mắt.
  • Dung tích nồi 5 lít, phù hợp cho các gia đình sử dụng.
  • Nồi tích hợp nhiều chức năng: nấu cơm, nấu cháo, nấu súp, làm các món hầm, món hấp, món rang, làm bánh và khả năng giữ ấm trong vòng 12 giờ giúp cho thức ăn luôn nóng hổi, thơm ngon.
  • Công suất nồi lên đến 900W giúp tiết kiệm thời gian nấu nhưng vẫn giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  • Lòng nồi được làm từ hợp kim nhôm chống dính, an toàn cho sức khỏe và dễ dàng vệ sinh nồi.
  • Nồi được trang bị van tự động xả áp suất khi áp suất trong nồi vượt quá mức cho phép.
  • Có chức năng hẹn giờ nấu vô cùng thuận tiện.
  • Nồi có chức năng tự điều chỉnh nhiệt, tự động ngắt khi quá nhiệt, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và kéo dài tuổi thọ của nồi.

Nhược điểm:

  • Khối lượng nồi nặng, khó khăn cho việc di chuyển.
  • Vì là nồi điện nên trong những trường hợp bị mất điện thì sẽ không thể sử dụng được nồi.

Đánh giá của người đã mua

Cách nấu nồi áp suất philip

Cách nấu nồi áp suất philip
Đánh giá của khách hàng về nồi áp suất điện trên trang Tiki

Cách sử dụng

Cách nấu nồi áp suất philip
Bộ nồi ấp suất với đầy đủ các phụ kiện đi kèm

Sử dụng nấu đồ ăn:

Bước 1: Mở nắp nồi

  • Giữ tay cầm của nắp, xoay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi nắp không thể di chuyển được nữa
  • Nhấc nắp nồi lên

Bước 2: Lấy nồi trong ra, cho thức ăn đã sơ chế vào nồi trong.

Bước 3: Lau sạch phần bên ngoài của nồi trong rồi đặt vào nồi áp suất điện.

Bước 4: Đóng nắp nồi

  • Đặt nắp lên trên nồi điện áp suất, xoay nắp theo chiều kim đồng hồ.
  • Nghe thấy tiếng “cạch” khi nắp nồi đã được khóa đúng cách là xong.

Bước 5: Xoay van điều chỉnh áp suất đến vị trí đóng kín sau đó cắm phích cắm vào ổ điện.

Bước 6: Chọn chức năng nấu nướng, thời gian giữ áp suất và bấm nút bắt đầu trên bảng điều khiển để nồi bắt đầu thực hiện nấu thức ăn.

Bước 7: Khi thời gian giữ áp suất đã hết, nồi tự động chuyển sang chế độ giữ ấm. Xoay van điều khiển áp suất đến vị trí thông hơi để nồi bắt đầu xả áp suất.

Bước 8: Mở nắp nồi theo hướng dẫn ở bước 1 rồi lấy thức ăn ra và thưởng thức.

Những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất điện:

  • Khi sử dụng nồi lần đầu tiên, cần phải vệ sinh nồi sạch sẽ và đảm bảo các bộ phận khô hoàn toàn trước khi bắt đầu sử dụng nồi áp suất điện.
  • Không cho lượng thức ăn hoặc chất lỏng vào nồi trong ít hơn 1/3 nồi hoặc nhiều hơn 2/3 nồi. Đối với thức ăn sẽ nở trong quá trình nấu thì không quá 1/2 nồi. 
  • Khi nấu súp hoặc chất lỏng sánh, không xả hơi bằng cách xoay van điều khiển đến vị trí thông hơi, nếu làm như vậy chất lỏng có thể bắn ra từ van điều khiển áp suất. Đợi cho đến khi áp suất được xả một cách tự nhiên.
  • Sau khi kết thúc nấu ăn và áp suất đã xả, rút phích cắm của nồi điện để tắt chức năng giữ ấm hoặc khi không sử dụng

Vệ sinh nồi áp suất điện:

  • Phải đảm bảo đã ngắt nguồn điện và nồi đã nguội hẳn trước khi đem đi vệ sinh nồi.
  • Tách nồi trong ra khỏi nồi điện. 
  • Dùng khăn vải ẩm thấm nước vắt khô để lau sạch đế nhiệt, bên ngoài và bên trong thân nồi áp suất điện. Chú ý là phần bảng điều khiển chỉ được dùng khăn khô và mềm để lau sạch.
  • Tháo vòng đệm cao su rồi ngâm vào nước ấm và lau sạch.
  • Lau sạch nắp nồi bằng vải ẩm thấm nước vắt khô.
  • Dùng miếng rửa chén mềm, rửa sạch nồi trong bằng nước rửa chén. Không dùng miếng kim loại để rửa nồi để tránh gây hư hại lớp chống dính của nồi trong.
  • Tháo van điều chỉnh áp suất, ngâm trong nước ấm và lau sạch.
  • Sau khi làm sạch và lau khô nồi, lắp van điều chỉnh áp suất, vòng đệm cao su và bảo quản nồi ở nơi khô ráo.

Nơi mua hàng uy tín

442 views

Share FacebookTwitterPin It