Cách ngồi thiền bán già

MỤC LỤC
  1. Nên ngồi kiết già hay ngồi bán già khi công phu
    1. * Thế ngồi bán già :
    2. * Thế ngồi kiết già :
    3. Cách ngồi kiết già tĩnh tọa
    4. Các bài viết về Thiền
      1. BẦU TRỜI KHÔNG THIỀN ĐỊNH TS
      2. THIỀN ĐẠI TOÀN THIỆN LÀ GÌ? TS
      3. Tập thiền, học thiền ở đâu, như thế nào? MKNS
      4. Thiền có đem lại may mắn? NTN
      5. Đại Thủ Ấn Thiền đốn ngộ của Tây Tạng
      6. Thiền Trị Liệu Hóa Giải Nghiệp Quả Giữa 2 Người
      7. Bạn đọc tìm kiếm:

Nên ngồi kiết già hay ngồi bán già khi công phu

Trong các thời khóa công phu ở nhà hay ở chùa của các bạn. Bạn hay ngồi thế kiết già hay bán già?

* Thế ngồi bán già :

  • Bán là một nữa.
  • Bán già là thế ngồi xếp bằng, sau đó chỉ lấy một chân trái [hoặc phải], gác lên đùi chân kia.

* Thế ngồi kiết già :

  • Kiết là trói chặt, buộc chặt.
  • Kiết già là thế ngồi hai chân bắt chéo. Chân trái gác lên đùi chân phải, chân phải gác lên đùi chân trái [hoặc ngược lại]. Tạo thành một tư thế khóa chặt, giúp ngồi được lâu, không bị đau lưng và còn giúp cho tâm dễ an định, dễ nhập định.

Có câu :

«Ngồi kiết già là tòa tháp vàng, ngồi bán già là tòa tháp bạc».

Do đó chúng ta nên tập ngồi kiết già để công phu. Đặc biệt những người còn trẻ, xương, gân cốt còn đang dẻo dai.

Nhiều lúc đang bị stress vì công việc, khi hết việc về nhà. Sau khi tắm xong, mặc quần áo trang nghiêm. Mình vào bắt chéo hai chân ngồi kiết già ở nơi hay công phu hằng ngày.

Và chú tâm , buông lõng, tâm tự nhiên phát sinh an lạc. Và sau khoảng 30 phút, phiền não như tan biến, thay vào đó là cảm giác an lạc. Và khỏi cần phải uống thuốc Panadol.

Do đó, bạn hãy nên tập ngồi kiết già, sẽ rất có lợi ích về sau, đặc biệt là khi bạn thực sự tiến sâu vào việc tu.

Tuy lúc đầu ngồi rất đau chân, đau không thể diễn tả nỗi. Nhưng càng đau thì càng chuyển hóa được nghiệp ác của ta, vì ta đang chủ động nhận quả báo trước.

Rồi dần dần vài tháng thì cái đau sẽ dịu hẳn [chỉ khi nào bạn ngồi lâu quá thì mới đau, chứ thường khoảng 30 phút thì không đau, hay tê gì].
Và thay vào đó, là một sự an lạc nhẹ nhàng, thư thái, một nét điềm đạm, hiền từ, nhu mì, nhưng đầy trí tuệ.

Các tư thế ngồi thiền

Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư Sĩ Nhuận Hòa

FB: Tu học mỗi ngày

Cách ngồi kiết già tĩnh tọa

Hôm nay khi tôi đọc những lời bình luận, thì thấy còn có rất nhiều vị chưa biết cách ngồi thiền.

Vậy thì ở bài viết này, tôi sẽ viết về cách thức ngồi thiền hết sức căn bản, và quý vị cố gắng nhớ, rồi dùng để thực hành ngồi mỗi ngày.

Trước tiên, các vị cần chuẩn bị một tấm lót bằng vải, để cho người không chạm trực tiếp xuống đất.
Có thể ngồi trước bàn thờ Phật, hoặc ngồi trong phòng ngủ cũng được [nhưng phòng ngủ thì cần dọn dẹp cho trang nghiêm một tí].

Nên mặc quần áo kín đáo, nhưng đừng mặc quần jean hoặc quần kaki, như vậy sẽ rất khó ngồi.

Rồi, chúng ta hãy ngồi lên tấm lót đã chuẩn bị sẵn, hai tay chắp lại trước ngực và đọc mấy câu sau :

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Con xin sám hối tất cả những tội lỗi trong kiếp này và vô lượng kiếp về trước, do vô minh con đã tạo, nay con xin thành tâm sám hối.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát [ 3 lần ].

Giờ này tới thời khoá công phu thiền định, ngưỡng nguyện mười phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Thiên, Chư Hộ Pháp gia hộ để cho buổi toạ thiền của con được an ổn, tốt đẹp, hành trì đúng như lời Phật dạy.

[Sau đó chắp tay xá xuống một xá].

Ta bắt đầu vào ngồi :

Thế ngồi kiết già, chính là ngồi kiểu hai chân bắt chéo, thường thì chân trái bắt lên đùi chân phải, và chân phải bắt lên đùi chân trái, tạo thành một tư thế khoá, nên phần dưới ngồi rất yên ổn, một khi quý vị đã quen, ngồi rất là thích.

Thường thì ít nhất phải một tháng chịu đựng đau khi ngồi, thì sau đó nó mới bớt đau.

Nên giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất đối với những người mới tập ngồi thiền.
Do đó, quý vị cần phải hết sức kiên nhẫn, chịu khó, không được bỏ cuộc, thì tương lai mới tốt đẹp được.

Tiếp theo :

Hai lòng bàn tay, xếp chồng lên nhau, sao cho hai ngón cái chạm đối diện vào nhau, và cùng đặt hai tay trên đùi dưới rốn.

Hai khuỷu tay chú ý không để dính sát vào hông, cũng không phình ra rộng quá, nên để xuôi theo cơ thể vừa phải.

Lưng giữ thẳng, nhưng không nên thẳng quá, không ưỡng ngực ra phía trước, cũng không được khòm, giữ thẳng vừa phải.

Đầu cúi nhẹ nhìn về phía trước ở dưới sàn, cách cơ thể khoảng một gang tay.
Sao cho cơ thể, vẫn giữ đúng vị trí là được.

Miệng thì ngậm lại, đầu lưỡi thì đặt ở nướu răng trên.

Người mới ngồi thiền thì không nên nhắm mắt, mà tập mở mắt, để quan sát cái thân cho rõ, cũng như tránh sự buồn ngủ khi ngồi.

Khi vài tháng ngồi đã quen, thấy cơ thể đã giữ đúng vị trí, lại không còn buồn ngủ, người luôn tỉnh táo, thì lúc đó có thể nhắm mắt được.

Chú ý, lúc mới ngồi chân nó đau, nên ta thường bị cảm giác gồng cứng thân thể, lúc này nên tác ý trong tâm là buông lỏng buông lỏng, để tâm không bị gồng, để cơ thể được thoải mái.

Nếu các vị nào mà ngồi đau chân quá, thì chúng ta có thể ngồi ít thời gian lại, có thể là 3 phút, hay 5 phút.

Tuy ít vậy, nhưng ngày nào chúng ta cũng siêng năng ngồi, thì dần dần sẽ tăng lên được.

Nên tôi thường khuyên mọi người :

Ngồi nhiều cũng tốt, nhưng không bằng ngồi đều [đều ở đây chính là kiên trì ngồi qua nhiều năm tháng, không những hết kiếp này mà trong nhiều kiếp về sau cho đến khi đắc đạo].

Hơn nhau của sự tu tập, chính là ở sự bền chí của mỗi thiền sinh.
Dó đó cần luyện cho mình một ý chí thật sự kiên trì, lòng tin sắt đá.

Phần thân cơ bản đã chuẩn bị xong.

Giờ đến phần dụng tâm :

Với pháp hành trì của tôi thì tôi khuyên các Phật tử, đừng vội chú tâm vào hơi thở.

Mà hãy tập quan sát cái thân trước.

Tôi bắt đầu ngồi thiền từ năm 2012, đến nay tôi vẫn quan sát cái thân thôi, chứ không có quan sát hơi thở, tôi cứ để chúng thở tự nhiên.

Nhiệm vụ của quý vị lúc này, là ngồi tĩnh tâm mà quan sát, giống như con mèo rình chuột vậy.

Mèo ở đây là dùng cái trí, cái biết của tự tâm.
Con chuột ở đây là cái thân vật chất chúng ta.

Tuy sự quan sát cái thân, nhưng đồng thời quý vị cũng thấy được những vọng tưởng phát khởi trong tâm.
Đây chính là sự theo dõi tâm gián tiếp qua theo dõi thân.

Khi ngồi quan sát cái thân nhẹ nhàng như thế, quý vị sẽ biết được vị trí nào đau, nơi nào tê, lưng có đang bị khòm hay không, người có đang bị gồng cứng hay không, nếu có ta tác ý buông lỏng, còn những vị trí kia thì chỉnh đốn lại.

Khi ngồi quan sát cái thân, quý vị chú ý nhiều hơn ở phần dưới [ từ rốn trở xuống ], ở phần trên rốn, ta vẫn chú ý nhưng ít hơn.

Vì việc chú ý nhiều hơn ở phần dưới, sẽ làm cho nội lực được củng cố, đầu óc sẽ nhẹ nhàng khỏe mạnh.
Chứ nếu quý vị chú ý nhiều trên đầu, thì lực sẽ thoát lên, làm đầu óc bị căng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến điên loạn, nếu tích lũy lâu dài.

Nếu có nhiều ý nghĩ cứ khởi lên, ta cứ để mặc chúng, hãy làm nhiệm vụ của mình, là ngồi quan sát cái thân, khi quý vị không để ý đến chúng, cứ ngồi theo dõi cái thân, thì chúng khởi lên rồi cũng sẽ tự diệt thôi.
Nên ta cũng không cần quá bận tâm với những vọng tưởng.

Một thời ngồi thiền đúng :

Là phải ngồi tỉnh táo không buồn ngủ, cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, an lạc nhẹ, chứ không có được căng thẳng, và hiểu rõ mình hơn.

Sau khi ngồi như thế một thời gian, nếu quý vị muốn không ngồi nữa .
Thì từ từ ta mở mắt ra, đây là giai đoạn xả thiền.

Hai chân vẫn ở trong tư thế kiết già, lấy hai lòng bàn tay xoa vào nhau cho nóng, sau đó áp lên mặt, trán, làm vài lần như thế.
Xoay người sang trái xoay người sang phải, cũng vài lần như thế.

Rồi xoay vai, xoa bóp vai, xoa bụng, xoa hông.

Sau đó ta từ từ dùng hai tay, nâng bàn chân xuống, và tháo chân đang ngồi kiết già ra.

Ngồi duỗi thẳng chân, một lúc cho máu lưu thông.
Sau đó ta tiến hành xoa bóp hai lòng bàn chân, chú ý cái chân nên xoa bóp cho kĩ một chút.
Vì mình ngồi lâu máu tụ nhiều.

Sau khi xoa bóp xong.

Quý vị ngồi xếp một chân lên chân kia theo thế bán già, và chắp tay hồi hướng công đức.

Như :

Con nguyện đem công đức ngồi thiền này, hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật đạo.

Vậy là xong rồi đó quý vị ạ.

Những vị nào mới ngồi, có thể chụp hình để tôi xem tư thế, cho tôi chỉnh lại nếu mà ngồi chưa đúng.

Chúc các vị luôn tinh tấn.

Nếu có gì khó khăn, hay có bất ổn gì thì hãy nên nhắn tin hỏi tôi nhé.
Để cho việc ngồi đạt được nhiều kết quả tốt nhất.

Việc dụng công này là đang nhắm vào gốc rễ của sự tu, đi vào cốt lõi xương tủy của sự tu.

Có thể đưa một hành giả nếu đủ duyên có thể tiến đến sự ngộ đạo chứ không phải đơn giản.
Nên quý vị cần phải biết trân quý cách hành trì căn bản này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cư sĩ Nhuận Hòa

Xem thêm:

  • Lý do khiến ngồi thiền kiết già bị đau chân

FB Tu học mỗi ngày

Xem thêm:

Các bài viết về Thiền

BẦU TRỜI KHÔNG THIỀN ĐỊNH TS

THIỀN ĐẠI TOÀN THIỆN LÀ GÌ? TS

Tập thiền, học thiền ở đâu, như thế nào? MKNS

Thiền có đem lại may mắn? NTN

Đại Thủ Ấn Thiền đốn ngộ của Tây Tạng

Thiền Trị Liệu Hóa Giải Nghiệp Quả Giữa 2 Người

  • 1
  • 2
  • 3
  • 9

Bạn đọc tìm kiếm:

  • Không nên ngồi kiết già [1]
  • ngồi bán già và kiết già [1]
Tags: công phuCư Sĩ Nhuận Hòathiền định

Video liên quan

Chủ Đề