Cách phòng bệnh kiết lỵ

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nhất. Bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn kém. Một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như sởi, lao, uốn ván, Và bệnh kiết lỵ cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy bạn hãy cùng Sunkun đi tìm hiểu bệnh kiết lỵ ở trẻ em - nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất nhé.

> Tại sao tỏi đen tăng cường sức đề kháng

>Hiểu biết về bệnh cảm ở trẻ

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em

1. Như thế nào là bệnh kiết lỵ ở trẻ em?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là bệnh tiêu chảy cấp. Đây là tình trạng ruột bị nhiễm trùng do các vi khuẩn gây hại. Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ bị đi ngoài liên tục. Và trong phân có dính các chất nhầy và máu. Bệnh làm cho con nhỏ bị mất nước và cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Vì thế các cha mẹ nên chú ý để điều trị kịp thời cho con. Nó không chỉ khiến con chậm phát triển mà có thể nguy hiểm đến tính mạng của con.

2. Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bệnh kiết lỵ

- Một trong những biểu hiện rõ nhất đó là bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Bé sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài và không muốn rời khỏi chiếc bồn cầu.

- Trẻ sẽ thường quấy khóc do bé bị đau quặn bụng. Bé đi phân lỏng và ít, trong phần có các dịch nhầy và máu, có hiện tượng sủi bọt. Sau khi đại tiện xong các cơn đau bụng sẽ giảm và bé sẽ giảm quấy khóc.

- Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột,...

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ như:

- Bé có biểu hiện ăn uống kém đi trong thời điểm mọc răng, lợi bị sưng. Từ việc ăn uống kém làm bé giảm khả năng miễn dịch và hệ tiêu hóa thay đổi. Điều đó sẽ dễ dẫn đến việc bé đi tiêu chảy.

- Do sức đề kháng của trẻ kém nên phải dùng nhiều kháng sinh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh kiết lỵ

- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi enzym tiêu hóa trong dạ dày làm chậm quá trình tiêu hóa.

- Động vật nuôi trong nhà không vệ sinh sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh kiết lỵ.

4. Cách phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ.

Phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ

- Đối với trẻ nhỏ không nên cho ăn các đồ tái sống, ăn rau sống, tiết canh, hoa quả chưa được rửa sạch. Không cho con ngậm đồ chơi vào miệng.

- Trước khi cho con ăn cần vệ sinh tay chân sạch sẽ.

- Luôn nhắc con vệ sinh vào phải rửa tay sạch sẽ. Để tránh các vi khuẩn sau khi đi vệ sinh bám vào tay và sẽ lây bệnh vào trẻ.

- Khi đi lớp cần chú ý đến việc ăn uống.

- Cần cho con ăn no trước khi uống kháng sinh

- Nếu trong gia đình đã có người bị bệnh thì tất cả các thành viên còn lại cần được đi kiểm tra.

- Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và ăn uống cho trẻ

5. Khi trẻ bị kiết lỵ nên cho ăn gi?

- Việc bổ sung nước và oresol là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ bị bệnh kiết lỵ. Vì khi con bị đi ngoài nhiều cơ thể sẽ mất nhiều nước. Vì thế ba mẹ cần cho con uống nhiều nước. Thay vì uống nước lọc thường xuyên ba mẹ có thể cho con uống thêm các laoij nước ép trái cây, nước dừa, nước muối pha loãng. Việc này sẽ giúp cơ thể bù lại phần nước đã mất đi.

- Khi bé bị kiết lỵ dẫn đến cơ thể bé mệt mỏi và lười ăn. Vì thế các mẹ hãy cho con ăn những đồ ăn dạng lỏng như:cháo, súp,

- Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ sức chống lại bệnh kiết lỵ.

- Các mẹ cũng đừng ép con ăn sẽ gây cho con cảm giác sợ ăn, quấy khóc sẽ khiến bệnh tình càng tồi tệ hơn.

6. Có nên cho trẻ uống sữa khi bị kiết lỵ?

Mặc dù bé bị bệnh kiết lỵ sẽ có hiện tượng nôn trớ hết phần sữa nhưng vẫn phải cho con bú thường xuyên. Việc này giúp con luôn có đủ dinh dưỡng từ sữa để tăng cường sức đề kháng cho con. Với trẻ sơ sinh mẹ nên hâm lại sữa cho con để bụng con được dễ chịu hơn.

Bài viết trên tổng hợp đầy đủ kiến thức về bệnh kiết lỵ ở trẻ em - nguyên nhân , dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Các mẹ hay tham khảo để con luôn được mạnh khỏe.

TÌM HIỂU THÊM: Bệnh sởi ở trẻ em - nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị nhanh nhất

Video liên quan

Chủ Đề