Cách sang tên xe máy không chính chủ 2020

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục sang tên xe khi không biết chủ cũ của xe ?
  • 2. Có thể nhờ người khác đứng tên mua xe trả góp không ?
  • 3. Trách nhiệm sang tên đổi chủ khi mua xe máy cũ như thế nào ?
  • 4. Có thể lấy lại số tiền mua xe khi bị lừa giấy tờ giả ?
  • 5. Tư vấn thủ tục mua xe ô tô cũ làm hợp đồng sang tên ?

1. Thủ tục sang tên xe khi không biết chủ cũ của xe ?

Thưa luật sư, Em có mua xe máy cũ của tiệm sửa xe, lâu lắm rồi, bây giờ em muốn sang tên của em. Em phải làm sao? Em không còn liên lạc được với tiệm sửa xe cũng như chủ xe ?

Xin cám ơn luật sư

Trả lời:

Theo như bạn đã đề cập, bạn mua lại xe và hiện không thể tìm được chủ cũ và hiện tại muốn sang tên chiếc xe này sang tên của mình thì bạn vẫn có thể thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA như sau:

Điều 19. Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người

1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

a] Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

b] Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng [nếu có].

2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên: Người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp giấy tờ sau:

a] Giấy khai đăng ký xe [theo mẫu số 01];

b] Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;

c] Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe [đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe].

3. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe:

a] Trường hợp người đang sử dụng xe có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số [đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe] hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú;

b] Trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số [đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe] hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

4. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe:

a] Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên;

b] Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe;

c] Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm của các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng: Ngay sau khi tiếp nhận văn bản của cơ quan đăng ký xe đề nghị xác minh, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng trả lời bằng văn bản cho cơ quan đăng ký xe.

Giấy tờ của chủ xe quy định tại điều 9 thông tư 58/2020/TT-BCA:

Điều 9. Giấy tờ của chủ xe

1. Chủ xe là người Việt Nam: Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên [trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang].

2. Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Hộ chiếu [còn giá trị sử dụng] hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.

3. Chủ xe là người nước ngoài:

a] Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ [còn giá trị sử dụng];

b] Người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực [visa] thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.

4. Chủ xe là cơ quan, tổ chức:

a] Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe. Xe doanh nghiệp quân đội phải có Giấy giới thiệu do Thủ trưởng Cục Xe - Máy, Bộ Quốc phòng ký đóng dấu;

b] Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ [còn giá trị sử dụng] của người đến đăng ký xe;

c] Chủ xe là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ: Xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu [đối với người nước ngoài] của người đến đăng ký xe.

5. Người được ủy quyền đến giải quyết các thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, còn phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh ngoại giao, Chứng minh thư công vụ [còn giá trị sử dụng].

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Có thể nhờ người khác đứng tên mua xe trả góp không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: bà L có nhờ bố em đứng tên mua xe trả góp, sau khi mua xe bà L có đóng trả góp được 2 tháng sang tháng thứ 3 bà L bặt vô âm tín. Bên công ty cho vay trả góp phạt chậm hợp đồng 300.000 đồng 1 ngày. Nay sắp sang tháng thứ 4 mà gia đình vẫn không liên lạc được với bà L. Vậy với hành vi đó có phải bà L đã vi phạm luật lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ?

Xin tư vấn luật giải thích giúp.

Trả lời:

Trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua hàng không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả mà có thể thanh toán theo kỳ hạn. Là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ theo thỏa thuận [hợp đồng] và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ.

Căn cứ theo Điều 453 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mua trả chậm trả dần theo đó mua trả góp được xem là một hình thức của mua trả chậm, trả dần:

Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trường hợp của bạn mua xe trả góp là bằng hình thức của hợp đồng dân sự, bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, theo đó bên bán xe trả góp cho bạn vẫn có quyền sở hữu chiếc xe cho tới khi bạn trả đủ tiền theo hợp đồng trả góp hai bên đã thỏa thuận. Việc bà L nhờ bạn đứng tên mua xe trả góp, sau đó bà L trả được 2 tháng sang tháng thứ 3 bà L không liên lạc được nữa [có dấu hiệu bỏ trốn]. Trường hợp của bà L có thể cấu thành một trong hai tội, lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 hoặc Lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g] [được bãi bỏ]

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b][được bãi bỏ]

c] Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b] [được bãi bỏ]

c] Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cấu thành tội phạm:

- Khách thể của tội phạm: hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của bạn.

- Chủ thể của tội phạm: Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 bà l thỏa mãn về năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt khách quan của tội phạm: bà l đã có hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của bạn để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho bạn tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản bà l.

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả [không đúng sự thật] là sẽ trả góp nhưng làm cho bạn tin đó là thật và giao tài sản cho bà l. Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt [chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng], thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

4. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Bà l nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của bạn do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Bà l thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng [như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017]

Về khung hình phạt: bà l có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình với mức hình phạt chính cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của bạn trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hình phạt bổ sung tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Trách nhiệm sang tên đổi chủ khi mua xe máy cũ như thế nào ?

Chào luật sư, Vừa qua em có mua lại chiếc xe máy cũ của bạn, có lập hợp đồng công chứng đầy đủ. Tuy nhiên, vì có chuyện gia đình nên em chưa thể làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Hôm nay em lên làm thủ tục thì các anh công an có nói là không thực hiện được vì quá thời hạn đăng ký xe. Vậy luật sư cho em hỏi có bắt buộc mua xe xong phải đi làm thủ tục đăng ký xe luôn không ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA thì chủ sở hữu xe phải có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký sang tên xe trong thời gian 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. Cụ thể:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Trong trường hợp bạn không thực hiện thủ tục đăng ký xe theo đúng thời gian quy định thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Có thể lấy lại số tiền mua xe khi bị lừa giấy tờ giả ?

Thưa Luật sư! Tôi mới mua chiếc xe nhưng bị nó lừa giấy tờ giả. Tuy nhiên xe không phải xe chính chủ của người bán nhưng người bán đứng ra viết giấy bán kèm theo chứng minh nhân dân. Tôi muốn hỏi giờ tôi giao cho công an, tôi có lấy lại số tiền tôi đã mua xe không?

Tôi xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 24/7: 1900.6162.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc bạn mua chiếc xe từ người kia là một giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự", thông qua hành vi cụ thể là giao tiền và giao tài sản là chiếc xe, giấy tờ xe.

Khi mua bán xe thì người mua và người bán phải làm thủ tục đăng kí sang tên xe theo quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định về đăng kí xe trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trước thời điểm mua xe, bạn không biết giấy tờ xe đó là giấy tờ giả, do đó bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu do bị lừa dối theo Bộ luật dân sự năm 2015:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…”

Tuy nhiên do chiếc xe không phải xe chính chủ của người bán, xe có giấy tờ giả nên rất có thể bị cơ quan công an tịch thu. Bạn không tìm hiểu về kĩ về thông tin của chiếc xe mà bạn đã mua nên bạn có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để truy tìm ra người bán chiếc xe cho bạn để bạn có thể nhận lại số tiền đã mua xe. Bạn có thể tham khảo: Mẫu đơn tố cáo

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Tư vấn thủ tục mua xe ô tô cũ làm hợp đồng sang tên ?

Thưa luật sư, Xin vui lòng cho tôi hỏi: Em tôi mua chiếc xe ô tô cũ nay làm HĐ để sang tên và chuyển vùng ngoại tỉnh. Vì ở xa đi lại khó khăn nên trước lúc về em tôi có kí sẵn vào giấy trắng chữ kí và ghi họ tên. Vậy tôi có thể mang giấy đó cùng bên bán làm thủ tục qua công chứng mà em tôi không phải ra nữa có được không? hay phải làm giấy ủy quyền?

Trân trọng xin cảm ơn!

Người hỏi: NN Quế

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Trường hợp em trai bạn mua xe ô tô, đây được coi là một giao dịch dân sự. Để giao dịch dân sự này có hiệu lực pháp luật, phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Để đảm bảo điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự, em trai bạn cần ủy quyền cho bạn xác lập, thực hiện việc mua bán xe ô tô theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Trên đây là những hướng dẫn, giải đáp của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề