Cách sử dụng máy định dạng

Hướng dẫn sử dụng máy định vị GPS cầm tay Garmin 64x và 64sx

Hướng dẫn sử dụng 8

TỔNG QUAN VỀ GPSMAP 64x/64sx

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Kích thước máy

6.1 x 16.0 x 3.6 cm

Kích thước màn hình

3.6 x 5.5 cm [2.6]

Độ phân giải màn hình

160 x 240 pixels

Loại màn hình

Tinh thể lỏng TFT, 65.000 màu

Trọng lượng

230 gram [kể cả pin]

Nguồn điện sử dụng

2 pin AA

Thời gian sử dụng pin

khoảng 16 giờ

Chống thấm

đạt tiêu chuẩn IPX7

Hệ tọa độ

UTM, WGS 84, VN 2000 và nhiều hệ khác

Độ nhạy máy thu

mạnh và cực nhanh

Hệ thống vệ tinh

GPS, GLONASS và Galileo

Dãy nhiệt độ hoạt động

từ -20 độ C đến 70 độ C

Giao diện với máy tính

USB tốc độ cao và tương thích với chuẩn NMEA 0183

Cài đặt sẳn bản đồ chi tiết 64 tỉnh thành Việt Nam.

Dung lượng bộ nhớ trong

8 GB

Hổ trợ khe cắm thẻ nhớ, loại thẻ nhớ Micro SD [không kèm theo máy]

Có khả năng tải bản đồ vào máy, tương thích với chức năng Custom Map

Bộ nhớ điểm [waypoint]

5000 điểm

Hành trình

thiết lập được 200 hành trình, mỗi hành trình có thểđi qua 250 điểm

Bộ nhớ lưu vết

10.000 điểm, có thể lưu được 200 Saved Track

Chức năng Routing

dẫn đường theo tuần tự nếu đã cài đặt bản đồ giao thông

Chức năng dẫn đường bằng hình ảnh [photo navigation]

Lịch vệ tinh [tìm thời gian đo tốt nhất]

Chức năng cảnh báo vùng nguy hiểm

Thông tin mặt trăng, mặt trời và lịch thủy triều [BlueChart]

Tính toán chu vi, diện tích ngay trên máy

Chức năng trình duyệt ảnh số.

La bàn điện tử và khí áp kế đo cao độ

Kết nối không dây

BlueTooth và ANT+

Hổ trợ tiếng Việt

HÌNH ẢNH MẶT TRƯỚC VÀ MẶT SAU MÁY

1

Ăn-ten GPS/GNSS

2

Các phím chức năng

3

Nút nguồn

4

Cổng USB [Bên dưới nắp cao su]

5

Cổng kết nối Ăn-ten ngoài

6

Khe cắm thẻ nhớ [Bên dưới pin]

7

Ngăn chứa Pin

8

Đế sống lưng

9

Khóa mở ngăn chứa Pin

CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÍM

FIND: Dùng để truy xuất các dữ liệu đã lưu trong máy, sử dụng chủ yếu trong chức năng dẫn đường.
PAGE: Dùng để lật từng trang màn hình chính trong máy.
QUIT: Cũng giống như phím PAGE dùng để lật từng trang màn hình chính trong máy nhưng theo chiều ngược lại. Ngoài ra, dùng để thoát ra hay ngưng một thao tác nào đó.
MENU: Từ bất kỳ trang màn hình nào:
- NhấnMENU2 lần sẽ cóMENU chính
- NhấnMENU1 lần ta sẽ cóMENU phụcho trang màn hình hiện tại
ENTER: NhấnENTERđể chấp nhận một lệnh nào đó
MARK: Nhấn để lưu vị trí hiện tại ta đang đứng
ROCKER[phím mũi tên]: Nhấn lên, xuống, sang phải, sang trái để chọn một tùy chọn nào đó trong menu, đồng thời dùng để di chuyển con trỏ trong màn hình bản đồ.
IN/OUT: Dùng để phóng to hay thu nhỏ tỷ lệ bản đồ. Khi nhấn phímINđể giãm tỷ lệ bản đồ ta sẽ chỉ thấy được 1 vùng nhỏ nhưng chi tiết. Ngược lại, khi nhấn phímOUTta sẽ thấy được 1 vùng rộng lớn nhưng ít chi tiết hơn.

CÀI ĐẶT

CÀI ĐẶT NGÔN NGỮ

Từ màn hình chính, chọnThiết lập>Hệ thống>Ngôn ngữ>Tiếng Việt

CÀI ĐẶT CHO HỆ THỐNG:

Từ màn hình chính, chọnThiết lập>Hệ thống>Hệ thống vệ tinh
Bạn sẽ có 4 lựa chọn:
-GPS: GPS sẽ hoạt động dưới chế độ bình thường
-GPS + GLONASS: Thu tín hiệu từ hệ thống GPS và GLONASS
-GPS + GALILEO: Thu tín hiệu từ hệ thống GPS và GALILEO
- Chế độDemo: đã tắt máy thu, máy sẽ chạy chế độ mô phỏng. Chỉ sử dụng chế độ này khi người dùng muốn thực tập với thiết bị

CÀI ĐẶT MÀN HÌNH

Từ màn hình Menu chính, chọnThiết lập>Hiển thị
-T.G chờ của đèn nền: đặt thời gian màn hình sẽ tự động tắt, mặc định là 15 giây
-Tiết kiệm Pin: chế độ tiết kiệm Pin
-Các màu: chọn màu cho màn hình hiển thị

CÀI ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

Từ màn hình chính, chọnThiết lập>Đơn vị, ta có màn hình như sau:
Sau đó, có thể cài đặt các đơn vị đo lường theo ý muốn của người sử dụng.

CÀI ĐẶT THỜI GIAN

Từ màn hình chính, chọnThiết lập>Thời gian
-Định dạng thời gian: chọn chế độ12 giờhoặc24 giờ
-Múi giờ: chọnTự động, máy sẽ tự động chọn múi giờ phù hợp cho bạn

CÀI ĐẶT HỆ TỌA ĐỘ & BẢN ĐỒ

Từ màn hình chính, chọnThiết lập>Định dạng vị trí
- Mặc định làhdddmm.ss.ss: hiển thị tọa độ dưới dạng độ, phút, giây.
-UTM UPS: tọa độ dưới dạng mét
- Dữ liệu bản đồ: chọnWGS 84[mặc định]
* Ngoài ra, nếu bạn muốn cài đặt hệ tọa độ VN 2000, thao tác như sau:
NhấnMenu2 lần để có màn hình chính.
ChọnThiết lập>Định dạng vị trí>Lưới người dùng>UTM, rồi nhập các gia trị sau:
- False Easting: Đổi giá trị thành500000.0m
- False Northing: Đổi giá trị thành0.0m
- Tỷ lệ: giữ nguyên hoặc đổi thành0.9999000, tùy theo hệ lưới chiếu
- Kinh tuyến gốc: nhập giá trị kinh tuyến trục của địa phương vào [xem phụ lục]
- Vĩ độ gốc: giữ nguyên
***Lưu ý:Nhớ chuyển chữ W thành E trước giá trị của kinh tuyến gốc. Nhập xong các giá trị trên, nhấnQuitđể thoát ra ngoài.
- Tiếp tục chọnDữ liệu bản đồ>User. Sau đó nhập các giá trị của X, Y, Z vào:
X = - 00193, Y = - 00039, Z = - 00111

TỌA ĐỘ ĐIỂM [Waypoint]

Máy có thể đo và lưu trữ 5000 tọa độ điểm với tên và biểu tượng tùy thích

1/ Đo và lưu lại vị trí đang đặt máy

- Từ bất kỳ trang màn hình nào, ấn nhẹ phímMARK, máy tự động lưu lại tọa độ điểm ta đang đứng và đặt tên cho nó theo dạng số thứ tự từ001cho đến5000và biểu tượng mặc định là lá cờ.
- Nếu chấp nhận đặt tên và biểu tượng theo kiểu mặc định như trên, ChọnHoàn tấtđể lưu lại thông tin này vào máy.
Ghi chú: Muốn đặt tên hoặc biểu tượng khác cho tọa độ điểm; ta vào hàng trên cùng của màn hình, bên trái là cột biểu tượng, bên phải là cột tên. NhấnEntervào từng cột ta sẽ có lần lượt danh sách biểu tượng, bảng chữ cái và số. Lựa chọn các chữ và số theo tên điểm mà ta muốn đặt, đặt tên xong chọnHoàn tất.
Tiếp theo, vào mụcGhi chúđể ghi thông tin cho điểm. Xong, chọnHoàn tấtđể lưu lại.
Cuối cùng, chọnHoàn tấtở hàng cuối bên phải của màn hình để lưu lại tất cả thông tin nói trên vào máy.

2/ Nhập một dữ liệu tọa độ vào máy

- Trước tiên, ghi tọa độ cần nhập ra giấy.
- Ấn nhẹ phímMark
- ChọnVị trí>Enter. Máy sẽ hiện ra bảng số, bảng số này giúp chúng ta nhập các dữ liệu vào. Hàng trên làvĩ độ, hàng dưới làkinh độ.
- Nhập xong, chọnHoàn tất.

3/ Đo một tọa độ điểm dự kiến

Chức năng này dùng để đo tọa độ bất kỳ một điểm nào mà ta thấy trên màn hìnhbản đồhoặc nhìn thấy ngòai thực địa nhưng không thể đến ngay vị trí đó được [VD: nằm giữa ao, hồ hoặc địa hình hiểm trở,]. Việc đầu tiên là phải lưu 1 điểm làm cột mốc, sau đó ước lượng khoảng cách cũng như hướng từ điểm làm mốc đến điểm dự kiến cần đo:
- Từ màn hinh chính, chọnQuản lý tọa độ điểm
- Chọnmột điểm làm cột mốc[ví dụ 001 như minh họa bên dưới]
- Nhấn phímMenu1 lần, chonT.Đ điểm dự kiến
- Nhập vàogóc phương vị[hướng từ cột mốc đến điểm dự kiến] >Hoàn tất
- Chọnđơn vị đo khoảng cách[mét chẳng hạn]
- Nhập vàokhoảng cách[ví dụ 100 mét như hình minh họa] >Hoàn tất
- ChọnLưu

4/ Lưu 1 tọa độ điểm bất kỳ trên màn hinh bản đồ:

- Trên màn hìnhbản đồ, đưacon trỏ đến vị trí cần lưu
- Nhấn phímENTER
- Nhấn phímMENU1 lần >Lưu như T.Đ điểm

5/ Hiệu chỉnh tọa độ điểm

Sau khi đã lưu tọa độ điểm vào máy, bạn có thể hiệu chỉnh để thay đổi tên, biểu tượng, tọa độ, cao độ, của một Waypoint bất kỳ.
- NhấnMenu2 lần để có Menu chính.
- ChọnQuản lý tọa độ điểm
- Chọn1 tọa độ điểm cần hiệu chỉnh
- Chọn1 thuộc tính cần hiệu chỉnh: tên, biểu tượng, cao độ, tọa độ,..
- Chọnchữ,con sốhoặcbiểu tượngcần thiết cho sự thay đổi.
- ChọnHoàn tấtcho mỗi sự thay đổi

6/ Xóa một tọa độ điểm

- NhấnMENU2 lần để có MENU chính, chọnQuản lý tọa độ điểm
- Từ danh sách tọa độ điểm,chọn 1 tọa độ điiểm cần xóa, nhấnEnter
- NhấnMENU1 lần
- ChọnXóa>

7/ Xóa tất cả tọa độ điểm

Bạn nên hết sức cẩn thận trước khi sử dụng lệnh này, một khi đã xóa hết dữ liệu thì không thể phục hồi lại được.
- TừMenu chính, chọnQuản lý tọa độ điểm
- Nhấn phímMenu1 lần
- ChọnXóa tất cả>

8/ Xem danh sách các tọa độ điểm đã lưu

TừMenu chính, chọnQuản lý tọa độ điểm

HÀNH TRÌNH [Route]

Hành trình là bao gồm một chuổi các tọa độ điểm mà nó dẫn bạn đi từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng. Thiết bị này có thể lưu được 200 hành trình, mỗi hành trình có thể đi qua được 250 điểm.

1/ Thiết lập 1 hành trình

Chức năng này nói chung ít sử dụng trong thực tế
Bước 1: TừMENU chính, chọnLập kế hoạch lộ trình>Tạo lộ trình>Chọn điểm đầu
Bước 2: Chọnđiểm đầu tiên cho hành trình: chọn Tọa độ điểm, máy sẽ liệt kê tất cả những điểm đã lưu trong máy ra, bạn hãy chọn1 điểmrồi nhấnEnter
Bước 3: Chọn Sử dụng
Bước 4: Chọn Chọn điểm tiếp theo
Bước 5: Lặp lại các bước 2 -4 cho đến điểm cuối của hành trình
Chú ý:hành trình phải bao gồm có ít nhất 2 điểm
Bước 6: NhấnQUITđể lưu lại hành trình

2/ Các tùy chọn khác cho hành trình

Hành trình sau khi lưu, ta có thể đặt lại tên, hiệu chỉnh, chèn điểm, đảo ngược, xóa,.
- TừMenu chính, chọnLập kế hoạch lộ trình
- Chọn1 hành trình mà ta quan tâm
- Chọnmột thuộc tính cần thiết

VẾT [Track]

Tất cả các thiết bị của Garmin GPS sẽ ghi lại vết [đương đi] trong quá trình bạn di chuyển và nằm trong bộ nhớ tạm của máy, nó sẽ tự động bị xóa khi bộ nhớ bị đầy. Bạn có thể lưu lại những vết này để sử dụng sau đó.

1/ Cài đặt Vết

Máy đã cài sẵn chế độ mặc định nhưng người dùng có thể tùy chỉnh
Từmàn hình chính, chọnThiết lập>Vết
-Nhật ký vết: chọn 1 trong 3 tùy chọn
-Phương pháp ghi:Thời gian,Khoảng cáchhoặcTự động

2/ Các tùy chọn cho vết hiện tại

TừMenu chính, chọnQuản lý vết>Vết hiện tại
-Lưu vết: lưu vào bộ nhớ chính của máy [vết hiện tại được lưu trên bộ nhớ tạm]
-Lưu đoạn: chon phân đoạn cần lưu
-Xem bản đồ:hiển thị vết trên màn hình bản đồ
-Sơ đồ độ cao: hiển thị dưới dạng đồ thị theo cao độ
-Đặt màu: chọn màu cho vết
-Xóa vết hiện tại: chỉ xóa vết hiện tại, không ảnh hưởng đến vết đã lưu
[Vì máy có tính năng tự động ghi lại toàn bộ đoạn đường đã đi qua, trong đó có những đoạn đường mà ta không cần đến. Đặc biệt, đối với những máy Garmin thế hệ mới, nó có tính năng tự động nối điểm đầu của vết này với điểm cuối của vết tiếp theo [mặc dù giữa 2 lần đo ta đã tắt máy]. Vì vậy, để tránh tình trạng các vết này dính chùm với nhau, trước khi tiến hành đo ta có thể xóa những vết tạm thời này đi, việc xóa những vết này không ảnh hưởng gì đến những vết đã lưu trước đó]

3/ Xóa 1 vết đã lưu trong máy

- TừMenu chính, chọnQuản lý vết
- Chọnvết mà ta cần xóa, nhấnEnter
- ChọnXóa>

CÁC MÀN HÌNH CHÍNH

Gồm các màn hình chính sau đây: màn hìnhBản đồ, màn hìnhLa bàn, màn hìnhMenu chínhvà màn hìnhMáy tính hành trình.
Trước khi sử dụng máy, ta nên vào màn hình vệ tinh để xem máy đã định vị hay chưa.Máy GPSMAP 64xGPSMAP 64sxcó tính năng nhận đồng thời cùng lúc tín hiệu vệ tinh của các hệ thống như: GPS + GLONASS, GPS + GALILEO hoặc chỉ GPS
- NhấnMenu2 lần để có Menu chính
- ChọnVệ tinh
Lần đầu tiên, máy cần khoảng 2-3 phút để định vị [đứng ngoài trời], những lần sau chỉ cần 15-30 giây tùy điều kiện.
Những vòng tròn nhỏ kèm theo số chính là số vệ tinh đang xuất hiện trên bầu trời. Quan sát 2 vòng tròn chứa vệ tinh, những vệ tinh trên đỉnh đầu là những vệ tinh nằm trong hay nằm trên vòng tròn nhỏ. Còn những vệ tinh nằn trên vòng tròn lớn là những vệ tinh có vị trí nằm nghiêng 1 góc 45 độ về phía chân trời thường bị che khuất bởi địa hình nên khó bắt được tính hiệu.
Hàng trên cùng gồm có 2 cột. Cột bên trái là tọa độ ta đang đứng. Cột bên phải biểu thị cho sai số của GPS, tính hiệu của GPS càng mạnh thì sai số càng nhỏ, sai số càng nhỏ thì việc đo đạc sẽ chính xác hơn.

MÀN HÌNH BẢN ĐỒ [Map]

Ở màn hìnhbản đồ, biểu tượng sẽ tượng trưng cho vị trí của bạn trên bản đồ. Khi bạn di chuyển, vị trí của biểu tượng cũng di chuyển theo và vẽ nên một vết [track log]. Tên của tọa độ điểm và biểu tượng của nó cũng xuất hiện trên bản đồ.

ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 ĐIỂM

Khoảng cách này tất nhiên được tính theo đường chim bay, cách đo như sau:

1/ Đo khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ

- Nhấn phímPagehoặcQuitđể chọn màn hìnhbản đồ.
- Dùng 2 phímINhoặcOUTđể tăng hay giảm tỷ lệ bản đồ sao cho 2 vị trí cần đo hiện ra trên bản đồ.
- Dùng phímmũi tên di chuyển con trỏđến vị trí thứ nhất.
- NhấnMenu1 lần, chọn Đo khoảng cách
- Tiếp tục dùngphím mũi tên di chuyển con trỏđến vị trí thứ 2. Bạn sẽ thấy khoảng cách, hướng [so với điểm thứ nhất] cũng như tọa độ của điểm thứ 2 trên đỉnh của màn hình.

2/ Đo khoảng cách từ vị trí đặt máy đến 1 điểm bất kỳ

Tương tự như cách đo trên nhưng thao tác đơn giản hơn:
Từ màn hìnhbản đồ, di chuyển con trỏ đến vị trí cần đo: khoảng cách và tọa độ của điểm cần đo sẽ hiên trên đỉnh của màn hình.
* Ngoài ra, ta có thể xem khoảng cách từ vị trí hiện tại đến tất cả các tọa độ điểm đã lưu trong máy:
- NhấnMenu2 lần để cóMenu chính
- ChọnQuản lý tọa độ điểm, ta sẽ thấy bên dưới mỗi tọa độ điểm là khoảng cách cũng như hướng từ vị trí ta đang đứng đến tọa độ điểm đó.

MÀN HÌNH LA BÀN [Compass]

Màn hình này thường dùng để dẫn đường. Khi cần dẫn đường đến 1 điểm nào đó, phần mũi nhọn của luôn luôn chỉ về hướng mà bạn cần đi đến, bất chấp hướng mà bạn đang di chuyển.

1/ Cài đặt cho la bàn

Từ màn hìnhla bàn, nhấn phímMENU, sau đó chọn các cài đặt sao cho phù hợp với mục đích của người sử dụng. Ở mụcĐổi bảng đồng hồnên chọnCác trường DL nhỏđể thuận tiện quan sát trong chế độ dẫn đường.

2/ Hiệu chỉnh la bàn điện tử[Chức năng này chỉ có ở GPSMAP 64sx]

Trong quá trình sử dụng nếu thấy la bàn trong máy lệch so với thực tế, ta nên hiệu chỉnh lại. Mặt khác, nên hiệu chỉnh la bàn điện tử sau khi bạn đã di chuyển 1 khoảng cách xa so với lần sử dụng gần nhất hoặc có trải qua sự thay đổi nhiều về nhiệt độ [trên 11 độ C]. Việc này ta nên làm ở ngoài trời và không nên đứng gần những vật có phát ra từ trường như xe hơi, đường dây điện,. Thao tác như sau:
- Từ màn hìnhla bàn, nhấn phímMENU1 lần
- ChọnHiệu chuẩn la bàn>Bắt đầu
- Sau đó, xoay thật chậm thiết bị theo chỉ dẫn minh họa trên màn hình

MÀN HÌNH SƠ ĐỒ ĐỘ CAO [Evelation Plot]: [Màn hình này chỉ có ở GPSMAP 64sx]

Nhấn phímQUIThoặcPAGE, chọnSơ đồ độ cao, trên màn hình này giúp chúng ta xem lại mặt cắt ngang cao độ của đoạn đường ta đã đi qua.Trong đồ thị mặt cắt cao độ này, trục đứng biểu thị cho giá trị cao độ, trục ngang biểu thị cho độ dài đoạn đường đã đi qua.

Hiệu chỉnh khí áp kế đo độ cao [Cao độ kế]

Bạn có thể hiệu chỉnh lại cao độ kế bằng phương pháp thủ công nếu bạn biết chính xác cao độ [so với mực nước biển] nơi mà bạn đang đứng. Máy sẽ căn cứ vào cột mốc chuẩn này để đo chính xác hơn các điểm về sau.
- Từ màn hìnhSơ đồ độ cao, nhấn phímMENU1 lần
- ChọnH.Chỉnh độ cao kế
- Chọn, xongnhập giá trị của độ caovào

MÀN HÌNH TRIP COMPUTER

Chức năng này dùng để đo chiều dài của quảng đường thực tế mà bạn đã đi [không phải đường chim bay]. Ngoài ra nó cũng hiển thị tốc độ bạn đang di chuyển, tốc độ trung bình, tốc độ tối đa, chiều dài quảng và những thông số khác.
Trước khi khởi hành, để có những thông tin chính xác hơn, ta nên đưa tất cả các giá trị ở màn hình này về = 0. Thao tác như sau:
Từ màn hinh này, nhấn phímMenu>Thiết lập lại>Đặt lại dữ liệu chuyến đi>

MÀN HÌNH MENU CHÍNH

Môt số công cụ khác trên màn hìnhMenu chính:

1/Lịch: hiển thị lịch

2/Máy tính: hiển thị 1 máy tính điện tử

3/Mặt trời và mặt trăng: cho biết thời gian mặt trời, mặt trăng mọc và lặn trong ngày tại vịtrí mà bạn đặt máy.

4/Đồng hồ báo thức: có thể cài đặt cho máy tự khởi động tại 1 thời điểm nào đó và có tácdụng như 1 đồng hồ báo thức.

5/Đ.Hồ bấm giờ: dùng trong thể thao

6/Lịch vệ tinh: cho biết lịch vệ tinh tốt nhất trong ngày tại vị trí đặt máy.

7/Cảnh báo gần: chức năng này chủ yếu dùng để cảnh báo. Máy sẽ báo động khi ta đi vào phạm vi của một vùng nào đó do ta cài đặt trước. Vi dụ như bãi bom mìn, vùng ô nhiểm phóng xạ, dãy đá ngầm,

Từ màn hìnhmenu chính, chọnCảnh báo gần>Tạo cảnh báo>Enter
Trên màn hình sẽ xuất hiện các tùy chọn để làm tâm cho vùng cần cảnh báo. Thông thường ta sử dụngbản đồhoặcTọa độ điểm
Sau khi chọn xong điểm cần cảnh báo từ danh sách các tọa độ điểm hay trên bản đồ, tiếp tục chọnSử dụng>Enter
Nhậpbán kính cần cảnh báo, xong chọnHoàn tất
Có thể hiểu điểm mà bạn muốn cảnh báo là tâm của 1 vòng tròn, khoảng cách mà bạn muốn cài đặt là bán kính của vòng tròn đó. Khi ta đi vào phạm vi của vòng tròn đó, máy sẽ phát ra báo động.

8/ Chia sẽ không dây [Chia sẽ dữ liệu]

Chức năng này chỉ có ở GPSMAP 64sx.Thiết bị của bạn có thể chia sẽ dữ liệu [Waypoints,Tracks,Routes,] với những thiết bị tương thích với nó trong khỏang cách 3m bằng công nghệ Wireless
- Đặt 2 thiết bị gần nhau trong phạm vi 3 mét
- Trên màn hìnhMenu chínhcủa 2 thiết bị, chọnChia sẽ không dây
- Trên thiết bị nhận dữ liệu, chọnNhận.
- Trên thiết bị gởi dữ liệu, chọnGửi
- Trên thiết bị gởi, chọnloại dữ liệu mà ta cần gởi> chọnGửi một lần nữa
- Khi trên màn hình của máy gởi và nhận hiển thị sự chuyển dữ liệu đã hòan tất >OKtrêncả 2 thiết bị.

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH THƯỜNG SỬ DỤNG

CHỨC NĂNG DẪN ĐƯỜNG

Đây là một trong các chức năng quan trọng nhất của GPS

1/ Dẫn đường đến 1 tọa độ điểm đã lưu trong máy

- Từ bất kỳ trang màn hình nào, nhấnFIND
- ChọnTọa độ điểm
- Chọn1 tọa độ điểm trong danh sáchmà ta cần đi đến
- ChọnĐi đến
Sau đó, bạn nên chuyển sang màn hìnhla bànđể máy dẫn bạn tới điểm cần đến. Ở màn hình này máy còn cho bạn biết khoảng cách, hướng di chuyển, tốc độ cũng như thời gian về đến đích. Khi đến nơi, máy bạn sẽ nghe 1 tiếng bíp và trên màn hình xuất hiện dòng chữĐang đến tại «tên điểm»
Nếu ta đi đúng hướng, ta sẽ thấy khoảng cách đến đích ngày càng nhỏ lại.
Để dừng chức năng dẫn đường, nhấn phímFind >Dừng dẫn đường

2/ Dẫn đường đi đến 1 tọa độ bất kỳ

Máy có thể dẫn bạn đi đến bất kỳ điểm nào nếu bạn biết tọa độ của điểm đó.
- Từ bất cứ màn hình nào, nhấn phímFIND>Toạ độ
- Nhập xong dữ liệu tọa độvào, chọnHoàn tất. Máy sẽ tự động chuyển sang màn hìnhbản đồ, chọnĐi đếnvà trên màn hình này ta sẽ thấy 1 đường thẳng nối liền từ vi trí ta đang đứng đến điểm cần đi đến.

3/ Dẫn đường theo 1 vết

- NhấnFind
- ChọnVết
- Chọn1 Vết mà ta cần đi
- ChọnĐi đến

4/ Dẫn đường đến 1 điểm bất kỳtrên màn hinh bản đồ

- Đưacon trỏ đến vị trí cần điđến
- Nhấn phímENTER>Đi đến
*** Lưu ý: Theo mặc định, máy luôn ở chế độ dẫn đường theo đường thẳng. Tuy nhiên, trong các đô thị hoặc thành phố, ta có thể cài đặt để máy hướng dẫn tuần tự đi theo các trục đường giao thông, tùy thuộc vào phương tiện mà bạn đang điều khiển.
- Từmàn hình chínhchọnThiết lập>Đinh tuyến
- ChọnCác hoạt động>Lái xe máy

II. CHỨC NĂNG ĐO DIỆN TÍCH MỘT KHU VỰC

Trước khi đo một khu vực nào đó, ta nên dung lệnh Xóa vết hiện tại. Việc này giúp cho hình dáng các khu vực đo không dính liền nhau, máy sẽ cho ta thấy vị trí và hình dáng của từng khu vực riêng biệt. Việc xóa vết này không ảnh hưởng gì tới những vết mà bạn đã lưu trước đó. Thao tác như sau, từ màn hìnhMenu chính:
ChọnQuản lý vết>Vết hiện tại>Xóa vết hiện tại>
Sau đó bắt đầu thao tác đo diện tích:
- NhấnMenu2 lần để cóMenu chính
- ChọnTính toán diện tích>Tính toán diện tích>Bắt đầu
- Đi vòng quanh khu vực mà bạn muốn đo.
- ChọnTính toán khi bạn đi đến điểm cuối cùng[cũng là điểm xuất phát]
- ChọnKết thúc>
Khi đó, phần đo diện tích đã được lưu vào máy. Để xem lại chu vi và diện tích của của một lô đất đã đo trước đó, thao tác như sau:
- NhấnMenu2 lần để cóMenu chính
- ChọnQuản lý vết>Phần diện tích
- Chọn1 vết [lô đất] từ danh sáchmà bạn muốn xem
- ChọnXem bản đồ, hình dáng khu vực lô đất sẽ hiện ra
- NhấnMenu1 lần
- ChọnXem lại vết, chu vi và diện tích của lô đất sẽ hiện ra.
*** Lưu ý: Chu vi [khảng cách] của lô đất sẽ làm tròn đến đơn vị Km, muốn xem đơn vị mét phải vào xem chi tiết bên trong, đồng thời có thể đổi đơn vị tính diên tích:
- ChọnQuản lý vết>Phần diện tích
- Chọn1 vết[lô đất] từ danh sách mà bạn muốn xem
- ChọnGiá tính toán
- ChọnĐổi giá cả[nếu muốn]

Trút số liệu từ máy GPS cầm tay sang máy tính

Bước 1: Mở máy GPS, gắn cáp truyền USB vào máy GPS và máy tính.

Bước 2: Tìm đường dẫn đến thư mục chứa ổ đĩa GARMIN

VàoGarmin, vào tiếpGPX:
Chọnwaypoint,track, cần chuyển, kích chọnopen> chọn file*.GPXbạn cần trút dữ liệu ra ngoài máy tính.

Chuyển đổi tọa độ file đo GPS cầm tay sang hệ VN2000 bằng phần mềmDPSurvey

1- Từ giao diện chính của phần mềm

Chọn thẻ Chuyển đổi trên thanhmenu chính->chọn WGS84 sang Vn2000 và ngược lại
Từ cửa sổTệp tọa độ tính chuyển->Mở tệp->Chọn file dữ liệu đã lưu trên máy[hoặc đường dẫn trực tiếp đến file dữ liệu lưu trên GPS cầm tay]
Chọn định dạng dữ liệu :Tệp GPS[*.GPX]
Dữ liệu GPS trên định vị mặc định đang để ở Hệ tọa đô WGS 1984

2- Chuyển đổi Hệ tọa độ WGS84 sang VN2000

Khi hiển thị bảng thông báo chọnYes.Thành quả thu được là file tọa độ chứ hệ tọa độ gốc tính chuyển từ file *.GPX sang hệ tọa độ VN2000 mới

Lưu ý: Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng và tháo pin ra khỏi máy nếu không sử dụng trong thời gian dài. Trong trường hợp bị hư hỏng liên hệ với nhà cung cấp được sửa chữa - bảo hành chính hãng, không nên tự ý tháo rời.
Máy đạt tiêu chuẩn chống thấm IPX7, có thể chịu được trong nước ở độ sâu 1 mét trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên hạn chế tiếp xúc với nước. Nếu chẳng may làm rơi xuống nước nên lau khô trước khi đem bảo quản.
DANH SÁCH KINH TUYẾN GỐC CÁC TỈNH THÀNH CỦA HỆ TỌA ĐỘ VN 2000

TT

Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

TT

Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

1

Lai Châu

103o00

33

Quảng Nam

107o45

2

Điện Biên

103000

34

Quảng Ngãi

108o00

3

Sơn La

104o00

35

Bình Định

108o15

4

Lào Cai

104o45

36

Kon Tum

107o30

5

Yên Bái

104o45

37

Gia Lai

108o30

6

Hà Giang

105o30

38

Đắk Lắk

108o30

7

Tuyên Quang

106o00

39

Đắc Nông

108o30

8

Phú Thọ

104o45

40

Phú Yên

108o30

9

Vĩnh Phúc

105o00

41

Khánh Hoà

108o15

10

Cao Bằng

105o45

42

Ninh Thuận

108o15

11

Lạng Sơn

107o15

43

Bình Thuận

108o30

12

Bắc Cạn

106o30

44

Lâm Đồng

107o45

13

Thái Nguyên

106o30

45

Bình Dương

105o45

14

Bắc Giang

107o00

46

Bình Phước

106o15

15

Bắc Ninh

105o30

47

Đồng Nai

107o45

16

Quảng Ninh

107o45

48

Bà Rịa Vũng Tàu

107o45

17

TP. Hải Phòng

105o45

49

Tây Ninh

105o30

18

Hải Dương

105o30

50

Long An

105o45

19

Hưng Yên

105o30

51

Tiền Giang

105o45

20

TP. Hà Nội

105o00

52

Bến Tre

105o45

21

Hoà Bình

106o00

53

Đồng Tháp

105o00

22

Hà Nam

105o00

54

Vĩnh Long

105o30

23

Nam Định

105o30

55

Trà Vinh

105o30

24

Thái Bình

105o30

56

An Giang

104o45

25

Ninh Bình

105o00

57

Kiên Giang

104o30

26

Thanh Hoá

105o00

58

TP. Cần Thơ

105o00

27

Nghệ An

104o45

59

Hậu Giang

105o00

28

Hà Tĩnh

105o30

60

Sóc Trăng

105o30

29

Quảng Bình

106o00

61

Bạc Liêu

105o00

30

Quảng Trị

106o15

62

Cà Mau

104o30

31

Thừa Thiên Huế

107o00

63

TP. Hồ Chí Minh

105o45

32

TP. Đà Nẵng

107o45

×

ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM

Đóng

Video liên quan

Chủ Đề