Cách thay đất cho cây quất

Cây tắc hay còn gọi là cây quất được trồng phổ biến ở khắp các miền trên cả nước, đặc biệt là vào những độ xuân về. Hầu hết mọi người trồng quất vì chúng mang ý nghĩa tốt đẹp cho gia đình và còn là loại cây làm cảnh rất đẹp. Trong bài viết này, Havico sẽ hướng dẫn mọi người kỹ thuật trồng quất và quy trình chăm sóc cho đến khi quất sai quả.

Ý nghĩa cây tắc – cây quất

Cây tắc là loại cây thuộc chi cam chanh, thuộc thực vật thân gỗ có tên khoa học của nó là Fortunella japonica. Ở miền Bắc, người ta gọi cây tắc là cây quất. Thân cây tắc cao trung bình từ 1m đến 1.5m, lá xanh thẫm. Khi trái chín có màu vàng rất rực rỡ.

Tắc có thể trồng trực tiếp vào đất vườn hoặc trồng trong chậu và đặt trong nhà hay ngoài trời đều được. Khi đặt trong nhà, chúng như một yếu tố xanh không thể thiếu giúp làm đẹp không gian sống, mang lại niềm vui, sự thoải mái cho các thành viên gia đình.

Trong văn hóa phương Đông, cây tắc/ cây quất mang ý nghĩ vô cùng tốt đẹp. Cây quất có cành lá xum xuê, quả rất sai và mọng nước, điều này tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc mà mọi nhà đều hướng đến. Quả tắc căng mọng tượng trưng cho sự viên mãn, màu vàng cam rực rỡ cũng mang ý nghĩa cho sự may mắn. Ngay cả cái tên “quất” của loài cây này cùng là cách đọc gần giống với chữ “phúc” – nghĩa là hạnh phúc.

Về phong thủy, cây tắc là sự hội tụ đủ của các hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mà ít có loại cây nào có được.

  • Thân cây có gai, hoa tắc có màu trắng – tượng trưng cho hành Kim
  • Thân gỗ và lá cây xanh thẫm dày đặc – tượng trưng cho hành Mộc
  • Quả tắc mọng nước – tượng trưng cho hành Thủy
  • Quả tắc có màu vàng cam – tượng trưng cho hành Hỏa
  • Đất trong chậu – tượng trưng cho hành Thổ

Các hành bổ trợ lẫn nhau, giúp cân bằng phong thủy của ngôi nhà, làm tăng sinh khí và mang lại hạnh phúc, sức khỏe, may mắn cho các thành viên gia đình.

Đặc điểm của cây tắc

Cây quất có thân gỗ, lá nhỏ màu xanh đậm, hoa màu trắng, quả màu xanh và chuyển thành màu vàng cam khi chín. Cây cho lá và quả rất xum xuê, tươi tốt. Quả quất gồm nhiều tép căng mọng nước bên trong, được bọc bởi lớp vỏ mỏng. Vỏ quả tắc chứa tinh dầu hơi đắng và có mùi thơm.

Quả quất có vị chua ngọt, chứa nhiều vitamin C, có thể dùng để pha nước uống rất mát, làm mứt. Ở một số vùng miền Nam còn dùng quả tắc để chế biến thức ăn hoặc làm nước chấm rất ngon. Trong đông ý, tắc cũng tham gia vào nhiều bài thuốc chữa bệnh như cảm cúm, ho…

Hướng dẫn cách trồng tắc trong chậu sai quả nhất

Trồng quất không quá phức tạp, cần chuẩn bị những yếu tố cần thiết cũng như cách trồng, chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và sai trái.

Chuẩn bị và những lưu ý khi trồng tắc trong chậu

Chọn chậu trồng tắc phù hợp

Chậu dùng để trồng tắc có chất liệu phổ biến là bằng sành, sứ. Ngoài ra, nếu trồng trong nhà với mục đích cũng để trang trí thì có thể chọn loại chậu được làm từ vật liệu composite. Lưu ý chọn chậu có lỗ thoát nước hoặc chậu tự tưới để đảm bảo thoát nước tốt. Loại chậu này có nhiều mẫu mã, kích thước và màu sắc phù hợp với thiết kế của ngôi nhà.

Thay vì chậu sành sứ nặng và thích hợp trồng ngoài vườn hơn thì chậu composite có trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển và mang nét đẹp hiện đại hơn. Vì vậy, tùy theo mục đích và concept thẩm mỹ của ngôi nhà mà bạn có thể chọn loại chất liệu cho cây tắc của mình.

Dựa vào kích thước của cây tắc mà bạn muốn trồng để chọn kích thước chậu phù hợp. Thường chậu cần lớn hơn 25% so với bộ rễ của cây tắc. Chậu có độ rộng và sâu vừa phải để đảm bảo không gian phát triển cho rễ cây.

Có thể bạn cần: 101 mẫu chậu composite trồng cây tắc – cây quất giá rẻ tại đây

Chọn đất

Đất trồng quất là loại đất thịt, tơi xốp, có pha thêm mùn và bón phân [phân vi sinh hay phân chuồng]. Đất phải được đảm bảo độ ẩm và độ thông thoáng khí. Độ pH của đất để trồng tắc nằm vào khoảng từ 5 – 6.

Có thể trồng tắc bằng đất vườn, đất có pha cát hoặc sét nhưng cũng cần đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, độ pH và phân bón.

Cây giống

Có thể trồng cây tắc bằng cách gieo hạt và ươm mầm hoặc dùng cách chiết cành. Ngày nay, nhiều người chọn phương pháp chiết cành vì tỉ lệ thành công cao hơn, cây sinh trưởng tốt hơn.

Nếu không chuyên nghiệp, bạn có thể mua cây giống đã ươm và chiết sẵn từ nhà vườn về để trồng vào chậu và chăm sóc.

Kỹ thuật trồng tắc và quy trình chăm sóc

Để trồng cây tắc được thành công và cây sinh trưởng tốt nhất, cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng cây như: thổ dưỡng [đất], tưới tiêu, ánh sáng, thời vụ

Thổ dưỡng

Như đã nói ở trên, đất trồng cây cần phải là đất ẩm, đất thịt, giàu dinh dưỡng. Có thể bón phân lót để bổ sung dinh dưỡng cho đất.

  • Phân vi sinh: từ 1kg đến 2kg
  • Phân chuồng: từ 3kg đến 5kg

Đến thời điểm cây ra hoa, bón thêm phân kali bột đỏ để cây ra quả được nhiều hơn. Đất phải tơi xốp để đảm bảo thông thoáng khí, tránh làm rễ cây bị úng.

Tưới tiêu

Cây tắc cần được tưới nước với lượng vừa đủ. Có thể tưới vào mỗi sáng sớm và tưới lên cả lá cây, vừa giúp lá sạch bụi bẩn trên bề mặt, vừa giúp cây quang hợp tốt. Cây trồng trong nhà có thể tưới 2-3 ngày/ lần.

Ánh sáng

Là loại cây ưa sáng “vừa”, do đó cây tắc có thể được đặt ở trong nhà và ngoài vườn đều được. Tránh đặt những nơi thiếu sáng hoặc dưới nắng trực tiếp quá lâu. Nếu thiếu sáng, cây dễ bị bệnh và không tươi tốt. Ngược lại, nếu quá nhiều ánh nắng gay gắt, lá cây dễ bị khô héo và cháy.

Tốt nhất, đặt cây quất ở ban công, cạnh cửa sổ hay cửa ra vào sẽ giúp cây hấp thụ được ánh sáng vừa đủ nhất.

Cách trồng cây tắc và chăm sóc cây đúng cách

Bước 1: Đặt cây tắc vào chậu một cách ngay ngắn để cây phát triển đúng theo thế mà người trồng mong muốn.

Bước 2: Cho đất trồng vào chậu, lấp kín và đều quanh gốc cây. Không làm lộ rễ cây lên trên mặt đất vì khi tưới nước sẽ càng làm rễ trồi lên hơn, lâu dần gây tình trạng khô héo rễ. Nén đất chặt để cố định cây tắc và giúp cây vững vàng, không bị lung lay.

Bước 3: Đặt cây vào vị trí mong muốn và ánh sáng nơi đặt cây cần phải vừa đủ không quá gay gắt, không quá râm. Trồng cây tắc trong chậu có thể đặt trong nhà [phòng khách, phòng làm việc, cạnh cửa sổ, cửa ra vào] hoặc ngoài trời [sân vườn, ban công…]

Bước 4: Tưới cây bằng nước sạch và không tưới quá nhiều. Dùng bình phun xịt để tưới và khi tưới nên tưới lên cả lá, như vậy giúp cây nhận nước đều và ổn định hơn.

Bước 5: Bón phân cho cây sau đó 1 tuần và đúng tỉ lệ để cây nhận đủ dinh dưỡng, rễ mọc nhiều hơn và cây phát triển tốt hơn.

Bước 6: Cắt tỉa cây thường xuyên để tạo dáng đẹp cho cây, loại bỏ những chiếc lá úa vàng

Đối với cây trồng trong chậu, cần thực hiện thay đất mỗi 2 năm. Đây là khoảng thời gian đất cũ đã hết dinh dưỡng, dù có bón phân cũng không chuyển hóa dinh dưỡng và cây không hấp thụ được nhiều như đất trồng mới.

Kỹ thuật xử lý cho ra trái sum xuê ngày Tết

Vào mỗi dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, cây tắc tươi tốt và sai quả sẽ mang nhiều ý nghĩa về sum vầy, tài lộc và hạnh phúc cho một năm sắp đến. Người trồng cần nắm những kỹ thuật giúp thúc đẩy cây sai quả đúng thời điểm này.

  • Tầm tháng 6 và tháng 7 âm lịch, nếu cây ra hoa và trái non, tiến hành cắt tỉa và vặt bỏ trái non, giảm tưới nước để kiềm chế sự phát triển mạnh của cây.
  • Giữa tháng 8 âm lịch, là giai đoạn cho cây ra hoa kết trái. Tiến hành cung cấp đủ nước, phân bón để cây ra hoa, đậu quả. Đảm bảo cây ra hoa với mật độ thưa vừa phải để bảo toàn dinh dưỡng cho cây và cây sẽ cho trái chín vừa đúng dịp Tết.

Với những chia sẻ trên đây Havico hi vọng bạn sẽ biết cách trồng cây tắc đúng kỹ thuật và cho ra trái đúng dịp tết sắp đến.

Mời xem thêm: Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?

Ban biên tập: Havico

Chủ Đề