Cách thu khí N2 khí điều chế

Khí Nitơ có rất nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp và trong đời sống hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ứng dụng quan trọng của khí Nitơ nào.

Mục lục
  • Tính chất đặc trưng của khí Nitơ
    • 1. Nitơ là chất oxy hóa
    • 2. Nito là chất khử
  • Điều chế khí nito bằng cách nào?
    • 1. Trong công nghiệp
    • 2. Trong phòng thí nghiệm
  • Những tác hại khí Nitơ có thể gây ra
    • 1. Gây Cháy nổ
    • 2. Có thể phát nổ thiết bị chứa
    • 3. Gây bỏng
    • 4. Gây ngạt thở
    • 5. Tác động đến vật liệu
    • 6. Gây ô nhiễm

Khái quát sơ lược về khí Nitơ

- Nitơ có tên Tiếng Anh là Nitro, là một nguyên tố hóa học, đứng thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Ở điều kiện tự nhiên Nitơ tồn tại dưới dạng khí không màu, không mùi, không vị và tương đối trơ. Ngoại trừ Liti nó không phản ứng với bất cứ chất gì ở nhiệt độ phòng.

- Khí Nitơ tự nhiên chiếm đến 78% khí quyển. Nitơ nguyên bản được gọi là đạm Nitơ, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Nitơ cũng là một thành phần quan trọng cấu tạo nên vật chất tự nhiên và các tế bào sống.

Nitơ là thành quan trọng cấu tạo nên tế bào sống

Xem ngay >>Tủ hút khí độc phòng thí nghiệm ESCO - Lựa chọn số 1 cho phòng Lab

- Nitơ là khí không cháy và có tính trơ cao đến mức ban đầu, nó được xếp vào danh sách những loại khí không thể tham gia các phản ứng hóa học. Sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong tự nhiên, khí N2 có thể tham gia chuyển hóa hóa học, tuy nhiên, phản ứng rất chậm và trở thành các hợp chất.

- Do Nitơ rất dễ bay hơi nên người ta làm ấm Nitơ lỏng là có thể sản xuất khí Nitơ. Sau đó chúng được chứa trong các bình chứa chuyên dụng. Trong quá trình vận chuyển, nito cần được giữ lạnh để tránh khí bay mất.

- Với sự phát triển của nền công nghiệp hóa chất, khí Nito thường được chuyển sang hợp chất Amoniac, sau đó chuyển hóa tiếp và trở thành các hóa chất như thuốc nổ, sản xuất phân bón, axit nitric.

Tính chất đặc trưng của khí Nitơ

1. Nitơ là chất oxy hóa

- Tác dụng với kim loại tạo thành muối Nitrua

+ Ở nhiệt độ thường, Nito chỉ tác dụng với Li :

6Li + N2 2Li3N

+ Ở nhiệt độ cao, Nito phản ứng với nhiều kim loại như Mg, Ca, Al,

2Al + N2 2AlN

- Nito tác dụng với khí H2 tạo thành Amoniac. Phản ứng thuận nghịch xảy ra trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 400 độ C và có áp suất, chất xúc tác là Fe.

N2 + 3H2 2NH3

2. Nito là chất khử

- Nito tác dụng với oxy ở nhiệt độ 3000 độ C hoặc ở trong lò hồ quang điện

N2 + O2 2NO

- Khí NO không màu sẽ chuyển sang màu nâu trong không khí do xảy ra phản ứng với oxy

2NO + O2 2NO2

Điều chế khí nito bằng cách nào?

1. Trong công nghiệp

Trong công nghiệp, khí Nito được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Không khí sau khi đã loại bỏ CO2và hơi nước sẽ được hóa lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ thấp. Nâng dần nhiệt độ không khí lỏng đến -196 độ C thì nito sôi và tách khỏi được oxy vì khí oxy có nhiệt độ sôi cao hơn [-183 độ C]. Khí Nito sau đó được nén lại và vận chuyển trong các bình thép, nén dưới áp suất 150 atm.

2. Trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, một lượng nhỏ khí Nito tinh khiết được điều chế bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit.

NH4NO2 N2+ 2H2O

Ngoài ra, chúng ta có thể thay muối amoni nitrit kém bền bằng dung dịch bão hòa của muối natri nitrit và amoni clorua.

NH4Cl + NaNO2 N2+ NaCl + 2H2O

Ứng dụng của khí Nitơ

Khí Nitơ có rất nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp. Có thể kể đến như:

- Khí Nitơ là một loại khí tương đối trơ ở nhiệt độ phòng nên được sử dụng để làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm, giữ thực phẩm được tươi lâu, giúp thực phẩm để được trong thời gian dài. Đây là loại khí rất quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến.

- Trong y học, khí Nitơ được sử dụng để bảo quản các bộ phận, tế bào của cơ thể, bảo quản trứng và tinh trùng.

- Khí Nitơ cũng được sử dụng để chữa một số bệnh liên quan tới da như: loại bỏ mụn nhọt, mụn cóc

- Trong công nghiệp hàn, khí Nito nó được sử dụng thay thế khí Heli để hàn những đồ vật làm bằng đồng và hợp kim đồng. Sở dĩ như vậy là do khí Nitơ cung cấp lượng nhiệt hàn giống như Heli nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Khí Nitơ được sử dụng trong công nghệ hàn ống đồng

- Được sử dụng để bơm vào lốp ô tô và lốp máy bay.

- Được dùng để làm mát một số bộ phận của máy tính như CPU, giúp máy tính có tốc độ xử lý nhanh hơn, tốt hơn.

- Làm sạch kim loại, chế tạo kim loại tinh khiết, sản xuất thép không rỉ, linh kiện điện tử.

- Do khí Nitơ có khả năng giữ nhiệt tốt nên được sử dụng trong công nghệ nghiên cứu các tác nhân làm lạnh.

- Khí Nitơ là thành phần quan trọng để sản xuất phân đạm, phân bón.

- Một số loại máy phân tích, máy xét nghiệm cần khí Nitơ mới có thể hoạt động được.

- Ngoài ra khí Nitơ cũng có thể sử dụng thay thế cho khí CO2 để tạo áp lực cho các thùng chứa bia, giúp giữ lạnh cho bia.

Những tác hại khí Nitơ có thể gây ra

1. Gây Cháy nổ

Do nhiệt độ sôi của Oxy cao hơn so với Nito nên oxy có thể bị ngưng tụ từ không khí vào trong Nitơ lỏng. Oxy lỏng có khả năng phản ứng mãnh liệt với các hợp chất hữu cơ gây cháy nổ.

2. Có thể phát nổ thiết bị chứa

Trong trường hợp Nitơ lỏng bị lưu trữ trong không gian kín, nếu hiện tượng hóa hơi xảy ra đột ngột do sự gia tăng áp suất thì nó có thể phát nổ. Đã từng có một tai nạn nổ do khí N2 xảy ra tại một phòng thí nghiệm khiến một nhân viên tại đó tử vong. Nguyên nhân là do người này đã vô tình đổ N2 lỏng xuống đường ống thoát nước.

3. Gây bỏng

Nhiệt độ của Nitơ lỏng khoảng 196 độ C, vì vậy khi tiếp xúc với da, Nitơ lỏng sẽ khiến nạn nhân bị bỏng lạnh. Nếu để lâu có thể bị hoại tử, thậm chí có nguy cơ tử vong. Đây cũng là loại tai nạn này thường gặp nhất tại các trạm sản xuất, sang chiết Nitơ lỏng. Đã có rất nhiều người bị Nitơ lỏng văng bắn vào mắt gây mù lòa.

4. Gây ngạt thở

Gây ngạt thở khi khí Nitơ hoá hơi với khối lượng lớn trong không gian kín và chiếm chỗ oxy. Thông thường, oxy chiếm khoảng 21% trong không khí. Đây cũng là môi trường an toàn cho con người. Tuy nhiên, khi lượng oxy giảm xuống dưới 19.5% thì đây là môi trường thiếu oxy.

5. Tác động đến vật liệu

Vì nhiệt độ của Nitơ lỏng là rất thấp nên trong một số trường hợp, vật liệu khi tiếp xúc với Nitơ lỏng có thể bị nứt vỡ, biến dạng do ứng suất biến dạng không đồng đều.

6. Gây ô nhiễm

Các hợp chất phân bón chứa nitrat khi bị rửa trôi sẽ là nguồn gây ô nhiễm chính cho nước ngầm và các con sông. Đặc biệt, các hợp chất chứa xyanua [-CN] sẽ hình thành các muối cực độc hại và là nguyên nhân gây ra cái chết của nhiều động vật.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến khí Nitơ và ứng dụng của nó trong công nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn bài viết: labvietchem.com.vn

Tham khảo thêm:

  • 5 lợi ích của axit clohydric đối với cơ thể ai cũng nên biết
  • Ứng dụng của khí amoniac [NH3] trong công nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề