Cách thuyết phục bố mẹ cho tự lập

Bạn sắp hoàn thành chương trình trung học phổ thông và bạn thực sự muốn đi du học ở nước ngoài? Tuy nhiên, bạn không chắc chắn có thể thuyết phục được bố mẹ đồng ý với kế hoạch của bạn? Bạn không cần phải lo lắng về điều đó, bởi vì có nhiều cách có thể giúp bố mẹ bạn nhìn nhận mọi thứ theo quan điểm của bạn và đồng ý với việc du học ở nước ngoài.

Dưới đây là một vài mẹo giúp thuyết phục bố mẹ đồng ý cho bạn đi du học, cũng như một vài lựa chọn để xem xét cho dự định du học của bạn.

1. Cung cấp thông tin chắc chắn về chương trình du học và bắt đầu đưa ra các gợi ý khéo léo

Bố mẹ biết rằng tuổi thiếu niên thường thiên về khám phá hơn là biết suy nghĩ hợp lý. Vì vậy họ có thể không để tâm nếu bạn nói với họ rằng bạn muốn ra nước ngoài du học. Để cho bố mẹ thấy bạn thực sự nghiêm túc, bạn nên cẩn trọng chuẩn bị trước. Nghiên cứu chương trình học, chi phí, yêu cầu nhập học, lựa chọn quốc gia và trường đại học. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, thì đây là một số điểm đến quốc gia rất phổ biến cho sinh viên quốc tế:

  • Du học tại Canada
  • Du học tại Mỹ
  • Du học tại Đan Mạch
  • Du học tại Hà Lan

Sau khi bạn đã quyết định chương trình hoặc quốc gia du học, hãy tham gia một khóa học ngôn ngữ [học anh văn], bắt đầu đọc sách và xem những bộ phim liên quan đến quốc gia đó. Điều này sẽ khiến bố mẹ bạn tò mò bởi vì nó cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến văn hóa của đất nước đó và bạn sẵn sàng nỗ lực.

2. Trình bày lựa chọn du học đúng cách

Một khi đã quyết định công khai nói với bố mẹ rằng bạn muốn đi du học, bạn nên cố gắng hết sức để trình bày quyết định này như là kết quả của một sự cân nhắc chu đáo. Nếu bạn thực sự muốn gây ấn tượng với bố mẹ, tại sao không thử nghĩ đến việc trình chiếu slide giới thiệu trường học, đất nước nơi bạn dự định du học?

Hãy chắc chắn bạn giải thích rằng du học là một cơ hội tuyệt vời để phát triển và khám phá những nền văn hóa mới, điều này sẽ thực sự có tác động tích cực đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể thử viết cho bố mẹ một lá thư giống như bài luận mà bạn tranh luận về sự lựa chọn của mình tốt đến mức cha mẹ sẽ tìm kiếm vé máy bay ngay cho bạn. Nếu bạn không chắc chắn nên chọn ngành học nào, đây là danh sách các ngành học đưa đến những nghề nghiệp phổ biến sau khi tốt nghiệp:

3. Tập trung vào phát triển bản thân

Sự phát triển bản thân là một lý do bố mẹ của bạn sẽ cần nhiều lý lẽ để gạt bỏ. Nói với họ về việc bao nhiêu trải nghiệm quốc tế sẽ giúp bạn trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm hơn. Và bạn có thể học được bao nhiêu điều từ một nền văn hóa mới. Hãy nghĩ về những cụm từ như ‘mở rộng tầm nhìn’, ‘trở thành một công dân toàn cầu’, ‘tương lai nghề nghiệp’ và ‘học cách trở nên tự lập’.

Tất nhiên, bạn cũng phải thấy những từ này truyền cảm hứng cho chính bản thân mình. Nếu bạn không tin vào chúng, có lẽ du học không dành cho bạn và bố mẹ bạn cũng sẽ cảm nhận được điều này.

4. Nhấn mạnh chất lượng giáo dục

Một khía cạnh quan trọng để bao hàm phải là chất lượng của các chương trình học ở nước ngoài. Chỉ ra cho bố mẹ của bạn rằng các trường đại học ở nước ngoài cung cấp nhiều thứ tốt hơn so với ở Việt Nam và sẽ giúp bạn có kết quả học tập tốt hơn. Thông thường, lập luận này sẽ thuyết phục hơn nếu bạn chọn các trường đại học được xếp hạng trong bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu như Times Higher Education Rankings và Academic Ranking of World Universities. Một số ví dụ về các trường đại học hàng đầu bạn có thể xem xét đề cập là:

5. Đề cập đến triển vọng nghề nghiệp

Bố mẹ của bạn rất có thể sẽ cân nhắc về vấn đề tài chính [có đáng tiền không] và tương lai nghề nghiệp khi bạn đi du học. Vì vậy bạn phải trình bày sự giúp đỡ của họ như một khoản đầu tư cho tương lai của bạn. Đề cập rằng sinh viên tốt nghiệp quốc tế có triển vọng việc làm tốt hơn bởi vì chương trình học của họ cho họ một lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, biết hai ngôn ngữ rất tốt [bạn sẽ học Cử nhân bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ của đất nước du học] sẽ dẫn đến mức lương cao hơn.

Điều này có ý nghĩa gì với bố mẹ bạn? Bằng cấp quốc tế sẽ mang lại một sự nghiệp tươi sáng cho bạn và sự hỗ trợ của bố mẹ là rất có giá trị.

6. Lập một kế hoạch tài chính để trang trải chi phí cho chương trình cử nhân của bạn mà bố mẹ khó có thể chối từ

Học tập ở nước ngoài sẽ có nghĩa là sẽ chi trả nhiều thứ ngay cả khi bạn nhận được học bổng hoặc lựa chọn học tập tại các quốc gia miễn phí học phí. Nếu bạn xoay sở để có được một học bổng, bạn chắc chắn sẽ nhận được lá phiếu tín nhiệm trước mặt bố mẹ của bạn.

Nhưng điều này chưa đủ…

Để cho bố mẹ thấy bạn có tầm nhìn rộng hơn và bạn không muốn trở thành một người chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ, hãy cân nhắc tham gia một công việc bán thời gian để bắt đầu tiết kiệm tiền trước khi thực hiện kế hoạch du học của bạn. Nếu bạn hứa rằng bạn sẽ cố gắng làm thêm để trang trải chi phí khi du học, bạn chắc chắn sẽ khiến bố mẹ cực kỳ xúc động.

7. Xoa dịu nỗi lo lắng của bố mẹ về sự an toàn của bạn

Một lý dó quan trọng mà bố mẹ bạn có thể đưa ra là họ không biết rằng quốc gia hoặc thành phố X có an toàn không hoặc liệu bạn có thể tự chăm sóc bản thân hay không. Vì vậy, hãy cho họ thấy bạn biết các số điện thoại khẩn cấp, chi tiết bảo hiểm cũng như cách trường đại học quốc tế đảm bảo an toàn cho sinh viên. Ngoài ra, bạn có thể tự tìm hiểu thông tin an toàn từ các quốc gia khác nhau.

8. Cho bố mẹ được can dự vào và hứa sẽ giữ liên lạc

Ngay cả khi bố mẹ luôn nói rằng họ muốn bạn trở nên có trách nhiệm hơn, họ cũng sợ rằng sự tự lập của bạn có thể khiến họ không an tâm, nhớ con. Đó là lý do tại sao bạn phải nhắm đến trái tim của bố mẹ. Sau khi trình bày tất cả các thông tin và lập luận về du học, hãy cho bố mẹ biết rằng bạn tôn trọng ý kiến của họ và họ có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, hãy nói về nhiều cách mà bạn có thể giữ liên lạc với bố mẹ: mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin, thường xuyên thăm hỏi hoặc để bố mẹ sang thăm bạn.

Không có gì mà bạn không thể đạt được nếu chịu cố gắng

Bạn có thể sử dụng những gợi ý này hoặc đưa ra những cách sáng tạo khác để khiến bố mẹ bạn nói đồng ý với việc đi du học nước ngoài. Bất kể mọi cách mà bạn cố gắng, hãy nhớ giữ một suy nghĩ tích cực và cung cấp thêm niềm tin cho bố mẹ của bạn. Với những lý lẽ đúng đắn vào đúng thời điểm, bố mẹ sẽ hiểu đây là thời điểm bạn rời khỏi tổ ấm gia đình, đi du học và xây dựng một sự nghiệp lý thú.

Sống chung với cha mẹ giúp hai vợ chồng thoải mái hơn khi có ông bà giúp chăm cháu. Tuy nhiên, ai cũng muốn được sống riêng, đảm bảo sự riêng tư. Cách xin ra ở riêng không hề dễ dàng đâu, cha mẹ có thể phiền lòng vì nghĩ rằng bạn không thích sống chung với gia đình.

Làm thế nào để có cách xin ra ở riêng mà không làm sứt mẻ tình cảm gia đình? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em thuyết phục được bố mẹ chồng khi có ý định ra ở riêng.

Trước tiên, bạn và chồng bạn hãy bàn bạc với nhau về quyết định ra riêng và cách xin ra ở riêng khi nói chuyện với bố mẹ chồng [hoặc bố mẹ bạn]. Hãy chuẩn bị tâm lí để trả lời những câu hỏi, những tình huống từ bố mẹ chồng một cách thỏa đáng và thuyết phục khi muốn được ra ở riêng.

Hai bạn có thể trình bày với họ những điều cần thiết của việc ra riêng như: thuận tiện cho việc đi làm, hai bạn muốn độc lập về tài chính, chăm sóc con cái tốt hơn… Đừng căng thẳng hoặc chứng tỏ mình chống đối, cứ vui vẻ tỉ tê để thuyết phục bố mẹ thấy việc hai bạn ra riêng là điều cần thiết. Nếu lí do vợ chồng bạn đưa ra một cách hợp tình, hợp lí thì người lớn sẽ hiểu và ủng hộ việc ra riêng của hai bạn.

Một số trường hợp, bạn sẽ bị bác ý tưởng ra riêng ngay khi đề cập. Nếu tình hình quá căng thẳng, bạn hãy vui vẻ lái sang chuyện khác và tìm cơ hội khác tiếp tục thuyết phục. Cha mẹ lần đầu có thể sốc, nhưng trong đầu bắt đầu ý thức việc con sẽ có lúc ra riêng. Đến lần thứ 2, lần thứ 3, cha mẹ dần sẽ đồng ý dù miễn cưỡng. Việc còn lại là chứng tỏ cho họ thấy cuộc sống riêng của bạn rất tốt, họ sẽ thoải mái với quyết định của con.

Thuyết phục lần đầu chưa được, bạn kiên trì và nhỏ nhẹ thuyết phục những lần sau. Cha mẹ dần chấp nhận chuyện các con ra ở riêng mà không quá sốc.

Trình bày kế hoạch một cách rõ ràng

Bố mẹ thường lo lắng và nghĩ con cái của của mình chưa đủ trưởng thành vì vậy mà họ thường phản đối khi chuyện vợ chồng ra ở riêng. Cách xin ra ở riêng để không sợ mất lòng người lớn trong nhà thì hai bạn cần trình bày kế hoạch một cách rõ ràng khi muốn ra ở riêng như: Cách chi tiêu tài chính ra sao? Sống ở đâu? Cách ứng xử với gia đình hai bên, quan tâm chăm sóc bố mẹ chồng như thế nào? Bao lâu thì về thăm họ?

Việc trình bày kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết sẽ khiến bố mẹ chồng nghĩ rằng hai bạn đã có thể tự chăm lo cuộc sống gia đình của mình và họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Trấn an tâm lí bố mẹ chồng

Không bố mẹ nào muốn con cái phải sống xa họ, họ sẽ lo lắng và cảm thấy không yên tâm khi để hai bạn ra ở riêng. Việc vợ chồng bạn xin ra ở riêng sẽ khiến họ nghĩ tình cảm gia đình không được gắn kết, ấm cúng lâu dần sẽ nhạt nhẽo. Vì vậy, vợ chồng bạn hãy xoa dịu sự lo lắng của họ bằng những lời hứa thường xuyên về thăm họ, rước họ lên chơi và ở đâu cũng hướng về họ.

Thể hiện là người có trách nhiệm với lời nói và quyết định ra ở riêng của mình. Điều này sẽ làm cho bố mẹ chồng cảm thấy bớt lo lắng đi phần nào. Cách xin ra ở riêng này sẽ giúp hàn gắn và giữ gìn tình cảm tốt đẹp hơn.

Chứng minh điều kiện kinh tế của hai bạn

Để ra riêng thì hai bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Bố mẹ thường sợ vợ chồng bạn ra riêng sẽ có cuộc sống vất vả hơn. Vì vậy, điều hai bạn cần làm là chứng minh điều kiện kinh tế, khả năng thu nhập tài chính ổn định của vợ chồng bạn có thể chăm lo đầy đủ cho gia đình và chăm sóc con cái.

Chấp nhận những khó khăn khi ra sống riêng, hai bạn cũng có thể đóng góp một khoản tài chính nhỏ cho bố mẹ chồng. Điều này sẽ làm cho bố mẹ chồng tin tưởng và chấp nhận chuyện con ra riêng

Không phụ thuộc cha mẹ vào kinh tế là cách giúp cha mẹ yên tâm và chấp nhận chuyện gia đình con sẽ dọn ra ở riêng

Chứng tỏ bằng hành động rằng bạn đủ sức ra riêng

Dù bạn có bao nhiêu tuổi, cha mẹ vẫn mãi coi vợ chồng bạn là con cưng cần bảo bọc. Trong vòng tay cha mẹ, nhiều người dù lớn vẫn có tính ỷ lại, nhiều việc đều nhờ cha mẹ: nấu nướng, dọn dẹp, đón cno cái

Cách xin ra ở riêng tốt nhất là bạn chứng tỏ mình là người vợ tự lập và tự lo tốt cho gia đình mình, ngay cả khi đang sống trong nhà chồng. Vợ chồng bạn cùng thu xếp làm việc nhà, đưa rước con…

Khi đã ra ở riêng, mỗi tuần đều có kế hoạch đưa con về thăm ông bà, đưa ông bà đi ăn sáng, đi thăm họ hàng… Ghé về nhà cha mẹ thường xuyên mà không cần có dịp đặc biệt, tặng ông bà những món quà tốt cho sức khỏe giúp họ thấy mình vẫn được con cái quan tâm và thương yêu.

Thường xuyên đưa con về thăm ông bà, đừng để việc ra ở riêng của vợ chồng bạn làm xáo trộn cuộc sống, niềm vui của ông bà. Nếu không vì lý do công việc, nhà riêng của bạn đừng ở quá xa nhà của cha mẹ
Cách xin ra ở riêng mà không mất lòng cha mẹ

Chúc bạn thành công với cách xin ra ở riêng mà Marry Living gợi ý, xây dựng cuộc sống mới tự lập với nhiều niềm vui.

HOÀNG THANH

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề