Cách tính liều lượng thuốc trong thú y

Tiêm vaccine cho vật nuôi phải đúng thời điểm, đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng hướng dẫn về đường đưa thuốc. Việc bảo quản và vận chuyển vaccine cần đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo các hướng dẫn của nhà sản xuất.


Sử dụng vaccine đúng thời điểm, chủng loại, liều lượng, đúng cách cho vật nuôi     Ảnh: APE
 Không thực hiện tiêm phòng vaccine cho vật nuôi khi con vật không khỏe mạnh hoặc có những dấu hiệu bị bệnh hay khi thời tiết khí hậu khắc nghiệt [quá nóng, quá lạnh], điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi.

Các dụng cụ tiêm phòng cho vật nuôi phải đảm bảo được vô trùng đúng kỹ thuật. Sau khi tiêm xong, phải tiến hành xử lý dụng cụ và vaccine dư thừa theo đúng hướng dẫn.

Hoá chất, thuốc sát trùng

Ngoài việc vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, nơi chăn thả vật nuôi, người nuôi cần tiến hành sát trùng chuồng trại dụng cụ, thường xuyên và định kỳ. Để đảm bảo hiệu quả sát trùng và đảm bảo sức khoẻ vật nuôi, cần lựa chọn đúng loại hóa chất và sử dụng đúng kỹ thuật để phát huy hiệu quả, đồng thời không gây tác dụng phụ không mong muốn cho người và vật nuôi. Cụ thể:

Lựa chọn hóa chất sát trùng có trong danh mục các sản phẩm được phép sử dụng trong chăn nuôi. Sản phẩm có đầy đủ tem, nhãn, hướng dẫn, địa chỉ đơn vị sản xuất…

Hóa chất sát trùng có khả năng diệt trùng tốt, nhưng không gây hại cho vật nuôi, con người và các động vật khác. Khi sử dụng hóa chất, thuốc sát trùng cần có dụng cụ bảo hộ, đảm bảo an toàn cho người lao động;

Chỉ sử dụng thuốc sát trùng sau khi đã thực hiện vệ sinh sạch sẽ;

Đối với thuốc sát trùng phải pha loãng thì sử dụng nước sạch để pha, thuốc phải pha loãng đúng nồng độ và sau khi pha xong cần sử dụng ngay để đảm bảo hiệu quả tác động của thuốc. Cần tránh không để hóa chất tiếp xúc với niêm mạc và cơ quan hô hấp của người và vật nuôi. Sau khi sử dụng hóa chất, thuốc sát trùng người nuôi cần thực hiện ngay các biện pháp vệ sinh, đảm bảo an toàn.

Trong điều trị bệnh

Chẩn đoán bệnh kịp thời: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi và mỗi bệnh có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh kịp thời thì người nuôi phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên con vật, cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật của trang trại hoặc bác sỹ thú y để chẩn đoán bệnh kịp thời. Những biểu hiện bất thường chủ yếu như ăn ít hoặc bỏ ăn, dấu hiệu khác thường trên các bộ phận cơ thể như da, lông, các bộ phận sinh sản, vận động, sự thay đổi của phân, nước tiểu…. Cung cấp thông tin sớm giúp việc chẩn đoán bệnh và can thiệp điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng tốt.

Chẩn đoán đúng bệnh: Việc chẩn đoán đúng bệnh sẽ giúp đưa ra biện pháp can thiệp tốt nhất, thời gian điều trị nhanh, chi phí thấp. Tuy nhiên, để chẩn đoán đúng bệnh cần phải xem xét trên nhiều căn cứ như tình hình dịch bệnh tại địa phương, những biểu hiện bất thường trên vật nuôi, mức độ và tần suất biểu hiện… Hoặc tốt nhất là có kết quả của phòng xét nghiệm. Trường hợp không có kết quả xét nghiệm thì cán bộ kỹ thuật trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và những dấu hiệu thu thập, tham khảo ý kiến đồng nghiệp từ đó có thể đưa ra chuẩn đoán trên cơ sở loại trừ theo loại hình bệnh như bệnh truyền nhiễm, bệnh sinh sản, bệnh đường tiêu hoá, bệnh đường hô hấp… hoặc theo căn nguyên gây bệnh để từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp.

Nguyên tắc “5 đúng”: Bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và đúng liệu trình. Tùy vào từng loại bệnh khác nhau mà sử dụng thuốc cho phù hợp, ví dụ bệnh do vi khuẩn thì có thể sử dụng kháng sinh điều trị. Điển hình như heo nghi bị bệnh tụ huyết trùng, ta có thể dùng Steptomycin để điều trị, nếu sau 2 – 3 ngày sử dụng con vật không giảm các triệu chứng thì ta thay thế bằng kháng sinh khác như Kanamycin hoặc Apikana, Penkana, Norfloxkana… Trường hợp con vật ốm, cần điều trị kháng sinh; Bệnh do ký sinh trùng thì sử dụng thuốc trị ký sinh trùng, bệnh về sinh sản thì sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản, bệnh về dinh dưỡng thì sử dụng các loại chế phẩm dinh dưỡng hoặc thuốc phù hợp…

Việc sử dụng thuốc đúng lúc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tránh được việc tồn dư thuốc trong cơ thể vật nuôi hoặc sản phẩm động vật khi khai thác như sữa, trứng, thịt.

Ngoài ra, sử dụng thuốc đúng cách sẽ đem lại hiệu quả điều trị rõ rệt. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách có thể không đem lại hiệu quả hoặc tác động không tốt đến vật nuôi, chất lượng sản phẩm. Ví dụ như một số thuốc bị axít trung hòa thì không thể dùng đường uống mà phải dùng đường để tiêm. Tuy nhiên, một số khác lại có tác động tốt khi cho uống [đối với các bệnh đường tiêu hóa, nếu thuốc không bị trung hoà bởi dịch tiêu hóa]. Hoặc khi bổ sung canxi cho vật nuôi mà thiếu Vitamin D thì khả năng hấp thu canxi kém, vì vậy khi bổ sung khoáng, cần kết hợp bổ sung vitamin cho vật nuôi. Tùy thuộc vào dạng bào chế mà lựa chọn đường đưa thuốc phù hợp và nên thực hiện theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng và dùng thuốc từ liều cao đến liều thấp [mũi tiêm đầu có thể tăng liều gấp 1,5 – 2 lần so với liều hướng dẫn]. Lúc đầu cần dùng kháng sinh có tác dụng nhanh và ngày dùng 2 – 3 lần, giảm dần sau ngày thứ 2 – 3 trở đi. Ngược lại các loại thuốc kích thích thần kinh như Atropin, Strychnin, Pilocarpin… thì phải dùng từ liều thấp đến liều cao tránh sốc cho vật nuôi.

Đúng thời gian và đúng liệu trình: Tức là phải đảm bảo đủ số ngày dùng thuốc theo chỉ dẫn của mỗi loại thuốc và tình hình tiến triển của bệnh. Thông thường, liệu trình sử dụng thuốc kháng sinh thường trong thời gian 3 – 7 ngày tùy vào từng bệnh. Ví dụ như các bệnh đường ruột ở heo cần được điều trị từ 3 ngày trở lên, bệnh đường hô hấp hoặc bệnh heo nghệ phải 5 ngày trở lên. Việc điều trị tiến hành liên tục theo liệu trình và chỉ kết thúc dùng thuốc sau khi hết triệu chứng bệnh từ 1 – 2 ngày.

Lưu ý sử dụng thuốc

Chỉ sử dụng thuốc thú y trong danh mục cho phép;

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn lọ thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo [thành phần, công dụng, liều lượng, đường tiêm…];

Bảo quản thuốc thú y nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào [không được bảo quản nơi có nhiệt độ cao];

Hàng ngày trước và sau khi tiêm cho vật nuôi cần phải vệ sinh, tẩy trùng các dụng cụ tiêm [xi lanh, kim, panh, kéo, kìm…];

Khu vực để thuốc và dụng cụ phải sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.

>> Tại Khoản 21 Điều 3 Luật số: 79/2015/QH13 Luật Thú y được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2015 quy định: “Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vaccine, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật”.

Nguyễn Văn Hưởng

Nguồn : Tạp chí Người Chăn Nuôi

Hôm nay thấy có một bé ngộ độc acetaminophen nặng vì được cho thuốc theo liều người lớn. Bé 27 tháng này có thể mất mạng nếu không được ghép gan kịp thời. Thuốc này có thể nói là thuốc thông dụng nhất của trẻ em, ai cũng nên biết cách dùng sao cho an toàn.

Con nít không phải là người lớn thu nhỏ, nên dùng thuốc phải rất cẩn thận.

LIỀU THUỐC ACETAMINOPHEN [Paracetamol]

Sơ sinh < 1 tháng 10-15 mg/kg, uống mỗi 6-8h, tối đa 60mg/kg/ngày từ tất cả mọi nguồn Trẻ nhỏ tới 11 tuổi 10-15 mg/kg, uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 75/mg/kg/ngày. Không uống hơn 1g/4h và 4g/ngày từ tất cả mọi nguồn Từ 12 tuổi trở lên

325-650mg mỗi 4-6 giờ. Không uống hơn 1g/4h và 4g/ngày từ tất cả mọi nguồn

LIỀU THUỐC IBUPROFEN < 6 tháng: không dùng vì nguy cơ xuất huyết tiêu hoá và tổn thương thận. 6 tháng- 11 tuổi: 5-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ. Tối đa 40 mg/kg/ngày. Uống với thức ăn vì gây xót ruột.

>12 tuổi: 200-400mg mỗi 4-6 giờ. Tối đa 1200 mg/ngày

Tuy nhiên tính liều như vầy cũng khá phức tạp, phải tính liều mg trên cân nặng, sau đó phải chuyển sang liều mL dựa trên nồng độ thuốc, nếu ai không làm thường xuyên hoặc không giỏi tính toán hay bị nhầm.
Có một cách tính nhanh rất hữu ích có thể dùng cho cả acetaminophen và ibuprofen

CÁCH TÍNH LIỀU ĐƠN GIẢN CHO ACETAMINOPHEN VÀ IBUPROFEN

Tính liều theo cân nặng nhiều khi cũng không dễ nếu không quen, có một cách tính rất nhanh và đơn giản cho hai loại thuốc này:

Acetaminophen 160mg/5ml và Ibuprofen 100mg/5ml, cách tính này sẽ KHÔNG ĐÚNG nếu áp dụng cho nồng độ thuốc khác

IBUPROFEN

Cân nặng tính bằng kg chia đôi, nếu là số lẻ thì làm tròn xuống số nhỏ hơn, đó là số ml cần cho 1 liều [làm tròn số nhỏ nhằm phòng ngừa quá liều]. Ví dụ bé cân nặng 13kg, chia hai là 6,5, như vậy bé sẽ cần 6 ml Ibuprofen cho mỗi liều.

Tương tự nếu cân nặng không tròn số thì làm tròn xuống số nhỏ mà tính cho an toàn [13.5kg thì dùng 13 mà tính]

ACETAMINOPHEN

Cách tính tương tự như vậy nhưng thay vì dùng đúng cân nặng thì trừ bớt 1 kg rồi chia đôi, đó là số mL cho mỗi liều. Ví dụ bé cân nặng 13kg thì liều acetaminophen cho mỗi lần là
[13-1]/2 = 6mL

Cách tính này sẽ ra khoảng 14-15mg/kg đối với acetaminophen và 9-10mg/kg với ibuprofen.

Từ 40kg trở lên không cần dùng cách này mà dùng liều như người lớn.

PHÒNG NGỪA QUÁ LIỀU THUỐC HẠ SỐT

– Chỉ dùng khi cần, không nên dùng phòng ngừa hạ sốt. – Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cho tất cả các loại thuốc – Nên tính trước liều của con để khi cần thì có sẵn, không lúng túng tính nhầm. – KHÔNG UỐNG hai thuốc có thành phần hạ sốt cùng lúc vì có nguy cơ quá liều, một số thuốc cảm ho có sẵn thành phần hạ sốt trong đó, nếu uống thêm thuốc sốt sẽ thành uống gấp đôi. [coi hình chai thuốc Mucinex sẽ rõ] – Tuyệt đối không uống quá liều được khuyến cáo. – Nếu là thuốc nước, nên đo chính xác bằng dụng cụ đo lường, không nên nhắm chừng. – Nên ghi lại liều lượng, số lần thuốc con đã uống – Thuốc nên để ngoài tầm với của con, đóng chặt nắp.

– Không cần uống ibuprofen và acetaminophen cùng lúc để hạ sốt

Nhân viên y tế phải nên hướng dẫn cụ thể rõ ràng liều thuốc cho người nhà.

Sinh viên thực tập với tui, chuyện trước hết là học viết một cái toa rõ ràng, đúng tiêu chuẩn rồi học gì thì học.
Khi hướng dẫn liều thuốc, tui luôn ghi xuống rõ ràng vào một tờ giấy cho cha mẹ, không chỉ nói miệng.

Ngộ độc paracetamol không phải chuyện đùa.

#adminJames

Nguồn: Bs Hung Truong

CẢM ƠN BÀI VIẾT RẤT HAY VÀ CẦN THIẾT CỦA BS HUNG TRUONG

Video liên quan

Chủ Đề