Cách trị nấm vùng kín tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bị nấm âm đạo là bệnh lý phổ biến thường gặp ở phụ nữ nhưng thực tế có rất nhiều người thường chủ quan, nhầm lẫn căn bệnh này với nhiều bệnh lý phụ khoa khác, dẫn đến hậu quả không điều trị kịp thời.

Âm đạo người phụ nữ thường chứa một sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn và nấm men. Hormone estrogen giúp vi khuẩn được gọi là lactobacilli phát triển. Những vi khuẩn này có tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây hại và giữ âm đạo khỏe mạnh. Nhưng khi sự cân bằng đó bị xáo trộn thì một loại nấm có tên là candida có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây nhiễm trùng nấm men. Nhiễm nấm âm đạo [nấm candida âm đạo] là tình trạng phát triển quá mức nấm Candida albicans. Sự phát triển quá mức này gây ra kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát. Thực tế, có đến 75% phụ nữ đều bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong suốt cuộc đời.

Nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Nhưng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo có thể bắt đầu từ hoạt động quan hệ tình dục. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhiễm nấm có thể liên quan việc quan hệ tình dục bằng miệng.

Bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên cách điều trị nấm âm đạo nhanh hay chậm hoặc có tái phát hay không phụ thuộc vào quá trình điều trị cũng như loại thuốc điều trị bạn sử dụng.

Ngứa và khó chịu là triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo. Ngoài các triệu chứng trên, bạn cũng có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng sau đây:

  • Nóng, đỏ và sưng âm đạo và âm hộ [phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ]
  • Đau hoặc rát khi bạn đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Dịch âm đạo đặc, màu trắng, không mùi.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Các triệu chứng của nhiễm nấm men tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác, bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn âm đạo [ nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn trong môi trường âm đạo]. Việc chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng để có thể điều trị tốt nhất.

Đau rát khi quan hệ là một trong những triệu chứng của nấm âm đạo

Nấm Candida albicans là tác nhân phổ biến nhất gây nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm men gây ra bởi các loại nấm candida khác có thể khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp chuyên sâu hơn.

Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo, bao gồm:

  • Sự thay đổi hormone: Những thay đổi khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh [hoặc nếu bạn dùng thuốc tránh thai] có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy [lớp lót ẩm] của âm đạo có thể tạo ra một nơi cho nấm men phát triển.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo của bạn.
  • Thụt rửa và sử dụng thuốc xịt âm đạo: Việc sử dụng các sản phẩm này có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn dương tính với HIV hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, cũng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển không kiểm soát.
  • Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục.

Bạn cần đi khám ngay nếu:

  • Đây là lần đầu tiên bạn có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo
  • Bạn không chắc mình có bị nhiễm nấm âm đạo hay không
  • Các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc đặt thuốc chống nấm [thuốc không kê đơn]
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng khác.

Việc điều trị nhiễm nấm âm đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm của người bệnh.

Đối với các triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn [chứa miconazole hoặc clotrimazole] là những cách phổ biến nhất để điều trị nhiễm trùng nấm men. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 1-7 ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm thuốc uống đơn liều với fluconazole [một loại thuốc chống nấm]. Nếu bạn có thai, việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn là an toàn, nhưng tránh dùng fluconazole đường uống.

Nếu việc điều trị không đem lại kết quả tốt hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đi tái khám. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn hoặc bạn bị nhiễm nấm men thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Điều trị dài ngày: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
  • Thuốc uống đa liều: Bác sĩ của bạn có thể kê toa hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
  • Liệu pháp kháng Azole: thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn. Thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.

Để giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, bạn nên sử dụng đồ lót có đáy quần bằng cotton và không mặc quần quá chật. Bạn nên:

  • Tránh mặc quần bó sát
  • Tránh thụt rửa âm đạo: việc này sẽ loại bỏ một số lợi khuẩn bình thường trong âm đạo bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm nấm
  • Chọn các sản phẩm tắm rửa an toàn như xà phòng, băng vệ sinh và tampon.
  • Không nên tắm nước quá nóng
  • Không sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc nhiễm virus.
  • Không nên quần áo ướt, như đồ bơi và trang phục tập luyện trong thời gian dài.

Nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ kết hợp với giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm nấm âm đạo.

Bệnh nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Nấm âm đạo cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Hiện tại, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec có gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, khi đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
  • Siêu âm tuyến vú hai bên
  • Các xét nghiệm như: Treponema pallidum test nhanh, Chlamydia test nhanh, lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi [ dịch âm đạo nữ], HPV genotype PCR hệ thống tự động,
    Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Làm gì nếu quên uống thuốc tránh thai hàng ngày?

XEM THÊM:

Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa phổ biến mà chị em phụ nữ rất dễ bị mắc phải. Có đến 75% phụ nữ bị mắc bệnh viêm âm đạo do nấm mà không biết nguyên nhân lý do tại sao. Vậy bệnh nấm âm đạo như thế nào? Chị em có thể phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả ra sao.

1.    Nấm âm đạo là gì?

Trong âm đạo luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn lợi và hại. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo cân bằng, các loại nấm sẽ không ảnh hưởng gì. Chỉ đến khi sức đề kháng phụ nữ bị suy giảm, rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng độ pH âm đạo,... thì nấm men mới phát triển mạnh, tấn công âm đạo và gây ra bệnh.
Nguyên nhân chính xuất phát từ loại nấm men Candida Albican, gây ra bệnh viêm âm đạo do nấm Candida, ngoài ra còn có tình trạng nhiễm nấm âm đạo chlamydia, từ loại siêu vi khuẩn lây qua đường tình dục.

2.    Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo:

Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại âm đạo bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nấm âm đạo do nấm men Candida Albicans là chủ yếu. – Rối loạn nội tiết tố: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh, đang dùng thuốc,… Tình trạng này gây mất cân bằng độ pH âm đạo, khiến khuẩn nấm có cơ hội phát triển và tấn công âm đạo. Từ đó gây ra bệnh sau sinh, nhiễm nấm âm đạo khi mang thai,… – Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch, hay thụt rửa sâu: Sử dụng nguồn nước không sạch, hoặc làm sạch quá sâu bên trong âm đạo cũng đều gây bệnh.

– Lây nhiễm mầm bệnh: Đặc biệt là tình trạng lây khuẩn chlamydia qua đường quan hệ tình dục, từ đó dẫn tới bệnh nấm phụ khoa chlamydia.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm âm đạo ở nữ giới

3.    Dấu hiệu nhận biết viêm nấm âm đạo:

Bệnh sinh ra các triệu chứng viêm nhiễm nấm âm đạo phổ biến như sau:
- Ngứa vùng kín, ngứa nhiều sau quan hệ: cảm giác ngứa dữ dội sâu bên trong vùn kín, kèm theo sưng tấy và nổi mẩn ở vùng kín. - Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu. - Huyết trắng ra nhiều, khí hư có màu bất thường, khí hư màu trắng đục, loãng có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu. - Tiểu buốt, tiểu khó, gây nóng và rát âm đạo - Đau khi quan hệ tình dục

- Âm đạo chảy máu, nhất là sau khi quan hệ

4.    Nấm âm đạo có nguy hiểm và ảnh hưởng thai nhi không?

Cũng như các bệnh phụ khoa khác như viêm phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,...bệnh viêm nhiễm nấm âm hộ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Vi khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vùng chậu,...
  • Vô sinh, hiếm muộn
  • Bệnh sẽ bị tái phát nhiều lần còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung...

Mẹ bầu viêm nấm âm đạo nguy hiểm như thế nào:

  • Khó chịu, thai kỳ thêm căng thẳng.
  • Nguy cơ nhiễm trùng ối.
  • Vi khuẩn gây hại sẽ thâm nhập vào miệng em bé.
  • Trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp nếu sinh thường
  • Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.

Mặc dù nguy hiểm, ảnh hưởng cả sức khỏe mẹ và bé như vậy nhưng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn biết cách áp dụng đúng cách và kịp thời.

5.     Phương pháp điều trị nấm âm đạo:

-    Điều trị bằng thuốc Tây:
Trong phác đồ điều trị sẽ có những loại thuốc kháng sinh dạng uống đặc trị nhằm giảm ngứa,trừ viêm nhiễm, kháng khuẩn thì chị em có thể sử dụng thêm thuốc bôi trị ngứa dạng kem hoặc gel, thuốc đặt âm đạo trị nấm candida.
Tuy nhiên, một số thuốc đặt chống chỉ định với người bị nấm khi mang thai, hoặc chị em bị viêm nấm âm đạo sau sinh thì không nên lạm dụng thuốc uống vì có thể ảnh hưởng nguồn sữa. Chính vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý mua và lạm dụng thuốc. 


Đặt thuốc âm đạo là một trong những phương pháp điều trị nấm phụ khoa

-    Bài thuốc dân gian chữa nấm âm đạo tại nhà:

Với tình trạng viêm nấm âm đạo nhẹ, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian dễ làm ngay tại nhà: Tỏi chữa nhiễm nấm: Chị em nhai 4 tép tỏi/ ngày để diệt khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chữa bằng lá ổi: Đun sôi nước cùng lá ổi trong vòng 30 phút. Lấy nước lá ổi vệ sinh vùng kín hàng ngày. Trị viêm nấm âm đạo bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không cùng muối tinh, để nguội, rửa vùng kín 3 lần/ tuần.

Cũng vì tính chất thảo dược nhẹ, lành tính nên các mẹo dân gian thường không phù hợp với chị em bị nấm âm đạo nặng. Lúc này, mọi người nên xem xét tới phương pháp khác, đặc trị hơn.


-    Chữa viêm nấm âm đạo bằng Đông y:
Y học cổ truyền quan niệm, bệnh nấm âm đạo sinh ra do thể trạng phụ nữ bị suy yếu, huyết khí hao tổn ảnh hưởng tới tâm, can, tỳ, thận. Muốn điều trị dứt điểm cần điều hòa khí huyết, tỳ vị, đồng thời dưỡng can thận và sơ can khí. Đây là cơ chế trị bệnh tận gốc từ xa xưa tới nay.

6.    Biện pháp ngăn ngừa nấm âm đạo hiệu quả:

Để phòng ngừa bệnh nấm âm đạo và các tác hại do nấm gây ra, chị em phụ nữ nên chú ý các vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. thường xuyên thay rửa vùng kín bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh có tính kiềm nhẹ, sau đó lau khô không nên để vùng kín trong trạng thái ẩm ướt.
  • Sau khi đi tiểu, nên dùng giấy vệ sinh sạch để lau khô vùng kín, không được lau từ hậu môn về phía trước sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn lan sang âm đạo gây viêm nhiễm, nấm âm đạo.
  • Không lạm dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Trong thời kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4h/ lần và tắm rửa bằng nước ấm.
  • Mặc loại quần lót thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, tránh gây bí bách ẩm ướt cho vùng kín sẽ dễ bị nấm âm đạo
  • Quan hệ tình dục an toàn, để tránh nấm âm đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để tăng cường sức đề  kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, tránh viêm âm đạo do nấm gây ra.
  • Phụ nữ có thai cần giữ vệ sinh vùng kín tốt hơn và khám phụ khoa định kỳ, tránh bị nấm âm đạo gây ảnh hưởng thai kỳ.

Từ ngày 01/12 - 31/12 , khi thăm khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, các chị em sẽ được hưởng ngay ưu đãi

- Miễn phí khám
- Giảm 25% phí dịch vụ phẫu thuật điều trị u xơ tử cung/u nang buồng trứng và các bệnh lý phụ khoa khác

Hy vọng thông qua việc cung cấp thông ti về bệnh nấm âm đạo, các chị em đã hiểu rõ thêm về bệnh và biết tới các cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả để từ đó bớt lo lắng, an tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Để đặt lịch thăm khám và cách chữa viêm ngứa phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0915850770 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề