Cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh

Nội dung chính

  • Tểu buốt sau sinh

  • Nguyên nhân gây chứng tiểu buốt sau sinh

  • Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì khỏi?

  • Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

  • Cách chữa tiểu buốt sau sinh?

Tiểu buốt sau sinh là hiện tượng rất phổ biến dù sinh thường hay sinh mổ. Để biết hiện tượng này bao lâu thì hết bạn cần biết nó hình thành do các yếu tố nào.


  • Tiêm Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ cần lưu ý gì?

  • Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhói sau lưng bên trái sau tim

Tểu buốt sau sinh

Nguyên nhân gây chứng tiểu buốt sau sinh

Sau khi sinh con, ngoài gặp một số vấn đề như sản dịch, phù sản bạn có thể còn mắc một số vấn đề liên quan đến đi vệ sinh, trong đó có chuyện tiểu buốt. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được 6 nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này.


  • Niệu đạo bị kích ứng: Đối với những trường hợp sinh mổ, tình trạng tiểu buốt sẽ dễ gặp hơn bởi ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để bàng quang không bị đầy nước. Ống này sẽ được lấy ra khi hết thuốc tê. Sau khi lấy ống ra, niệu đạo của người phụ nữ có thể bị kích ứng nhẹ. Và khi đi tiểu sẽ cảm thấy buốt và nóng ran.

  • Co thắt bàng quang: Trong quá trình sinh nở, bàng quang là một trong những bộ phận chịu tác động nhiều nhất. Cơ bàng quang có thể bỗng nhiên co bóp mạnh, khiến bạn muốn đi tiểu ngay. Và khi đi tiểu sẽ cảm thấy buốt.

  • Viêm đường tiết niệu ở nữ giới: Lượng sản dịch chảy ra sau sinh đối với sinh thường và sinh mổ có thể gây viêm nhiễm nếu bạn không vệ sinh đúng cách. Hoặc cũng có thể trong quá trình sinh mổ, bạn bị nhiễm trùng.Tất cả các nguyên nhân này đều khiến vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, khiến bạn bị buốt khi tiểu. Ngoài ra, một số phụ nữ sau sinh kiêng cữ dụng nước và vệ sinh khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển gây viêm.

  • Sa bàng quang: Những trường hợp sinh non hoặc sinh mổ rất dễ bị sa bàng quang. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, khung chậu của bạn sẽ giãn nở bởi sự tác động của các hormone. Sinh con xong, khung chậu cần thời gian để trở lại trạng thái bình thường. Trong giai đoạn đó, nếu bạn phải làm việc nặng hoặc chịu yếu tố tác động mạnh bên ngoài có thể gây ra tình trạng sa bàn quang. Khi bị sa bàng quang, ngoài việc tiểu buốt, bạn sẽ còn tiểu són khi hắt hơi.

  • Tổn thương bàng quang: Đối với trường hợp sinh mổ, có thể niệu đạo xuất hiện một lỗ rò nhỏ. Điều này gây chứng tiểu buốt. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân này không phổ biến. Nếu bị tình trạng này thì bạn cần phẫu thuật mới khỏi.

  • Dính bàng quang: Cũng có thể nguyên nhân gây chứng tiểu buốt sau sinh là do bàng quang bị dính ở khung xương chậu. Các bộ phận này bị dính với nhau là do các mô sẹo hình thành ở vị trí phẫu thuật. Thông thường, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để không bị tình trạng này. Nếu chẳng may bị thì bạn phải phẫu thuật nội soi để gỡ nó ra.

Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì khỏi?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tình trạng này kéo dài lâu hay mau phụ thuộc vào việc chăm sóc bản thân của người mẹ.


Nếu bạn chăm sóc cơ thể tốt và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ, tình trạng tiểu buốt sẽ tự động mất rất nhanh. Ngược lại, tình trạng này sẽ kéo dài rất lâu, gây đau đớn, thậm chí là biến chứng nếu bạn không chăm sóc tốt. Bên cạnh đó, tùy tình trạng sức khỏe và nguyên nhân, chứng tiểu buốt sẽ hết nhanh hoặc lâu.


Điều cần lưu ý là bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy có các dấu hiệu sau đây đi kèm với tiểu buốt:


  • Đau vùng chậu.

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

  • Sốt cao [trên 39 độ].

  • Có mùi khó chịu ở vùng kín.

  • Đau đớn ở vùng kín kéo dài nhiều ngày kèm theo nước tiểu sẫm.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Cách chữa tiểu buốt sau sinh?

Tình trạng tiểu buốt sau sinh nhìn chung không đáng lo ngại. Tình trạng này sẽ nhanh hết nếu bạn thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như các biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng đắn.


Nếu sinh mổ, bạn hãy chăm sóc vết mổ cẩn thận, tránh nhiễm trùng. Bạn cũng cần hạn chế vận động mạnh để tránh tác động đến vết mổ. Ngay cả khi sinh thường thì việc vận động mạnh không được khuyến khích. Nhất là trong giai đoạn ở cữ [1-3 tháng đầu]. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ nằm yên một chỗ. Bạn nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn.


Khi nằm ngủ, bạn nên nằm nghiêng và kê gối sau lưng để tạo điểm tựa cho cơ thể. Đối với trường hợp sinh mổ, điều này vừa giúp vết thương đỡ đau vừa tránh gây tác động không tốt lên đường tiết niệu.


Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng khoa học và uống nhiều nước cũng sẽ giúp bạn đỡ bị buốt khi đi tiểu. Bạn nên đa dạng chế độ dinh dưỡng hằng ngày và nhớ bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp lợi tiểu, cơ thể sẽ được đào thải liên tục các chất độc hại ra bên ngoài.


Thêm vào đó, bạn cũng nên lưu ý chuyện quan hệ tình dục. Lời khuyên của các bác sĩ là chỉ nên quan hệ trở lại sau ba tháng. Bởi bộ phận sinh dục nữ cần thời gian phục hồi. Trong trường hợp bị tiểu buốt, bạn nên kiêng cho đến khi nào khỏi hẳn để tránh viêm nhiễm nặng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề