Cách trồng hạt giống thủy sinh

Trân châu hồ thủy sinh

Khách 31/08/2017 24968 lượt xem

Nội dung chính

  • 1 Cách gieo hạt trân châu thủy sinh
  • 2 Trồng trân châu hồ thủy sinh tưởng dễ mà khó
    • 2.1 Trân châu Ngọc trai:
    • 2.2 Trân châu Nhật:
    • 2.3 Trân châu Cuba:

Trồng cây trân châu hồ thủy sinh thế nào? Có thể thấy, đây là một trong những cây thủy sinh đẹp, và dễ trồng. Nhưng để chăm sóc nó sao lúc nào cũng xanh mướt. Và không bị rêu hại. Thì lại cần phải có một quy trình cụ thể. Hãy cùng tham khảo trong bài viết này nha.

Cách gieo hạt trân châu thủy sinh

Đối với hạt giống cây thủy sinh, phần lớn sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao. Điều bạn cần lưu ý đó là sắp xếp các vật như cây gỗ, rải sỏi, cát để có môi trường sống cho cây bám vào. Đặc biệt, nếu là đá sỏi, thì đầu tiên cần rửa thật sạch, còn đất thì có thể trộn cát với đất sét. Sau đó rải đều đưới đáy hồ.

Hạt giống cần ngâm với nước sau khi mở bao bì. Nhiệt độ thích hợp khoảng 25-30oC, trong khoảng 2-3 tiếng. Hạt giống sẽ nảy mầm trong khoảng 2-3 ngày từ lúc ngâm hạt.

Sau khi đã nảy mầm, bạn dùng nhíp nhỏ gắp nhẹ từng nhánh cây vào bể. Khoảng cách trồng mỗi cây là 3-4cm, và sau khoảng 2-3 tuần, cây sẽ mọc kín dưới đáy hồ, và tạo thành một mảng xanh khá ấn tượng luôn.

Trồng trân châu hồ thủy sinh tưởng dễ mà khó

Trân châu hồ thủy sinh thường có 3 loại: Trân châu ngọc trai, trân châu Nhật, và trân châu Cuba. Trong đó thì trân châu Nhật và trân châu Ngọc Trai thường được lựa chọn nhiều hơn.

Để có thể khiến cho bể thủy sinh của bạn trở nên sinh động hơn với các cây trân châu. Hãy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung ánh sáng, CO2 dồi dào, và nhiệt độ mát là được.

Trân châu Ngọc trai:

Đây là một trong những loại trân châu hồ thủy sinh được nhiều người ưa chuộng và trồng nhiều. Đặc điểm của loại này là mọc thấp, và thành từng mảng lớn. Thích hợp trồng ở mặt trước của hồ thủy sinh.

  • Họ: Linderniaceae
  • Kích thước: 10 cm
  • Màu sắc: xanh
  • Ánh Sáng: Cao
  • Điều kiện nước: 21 24oC, độ kiềm kH 2-12, và độ pH 5-7
  • Vị trí: trung cảnh, tiền cảnh, buộc vào giá thể
  • Mức độ chăm sóc: trung bình.

Trân châu Nhật:

Đặc điểm của trân châu Nhật là có thể nhanh chóng bò lan nhanh ra bể. Và dễ chăm sóc nên nó cũng được người chơi yêu thích. Trân châu Nhật hấp thu mạnh chất dinh dưỡng và CO2. Nên khi trồng trân châu Nhật, hãy bổ sung lượng CO2 cần thiết nha.

  • Họ: Scrophulariaceae
  • Kích thước: cao: 2-3cm, rộng: ~3cm
  • Màu sắc: xanh
  • Ánh Sáng: trung bình
  • Điều kiện nước: 20-24oC, kH 4-8, pH 5-7,5
  • Vị trí: tiền cảnh
  • Mức độ chăm sóc: trung bình.

Trân châu Cuba:

Dwarf baby tears với những chiếc lá nhỏ nhìn vô cùng đáng yêu. Một thảm Trân châu Cuba xanh mướt. Bên cạnh những bong bóng oxy nhỏ li ti trên lá. Chúng sẽ khiến bạn mê mẩn mãi không thôi.

  • Họ: Scrophulariaceae
  • Kích thước: 15 cm
  • Màu sắc: Xanh
  • Ánh Sáng: cao
  • Điều kiện nước: 20-27oC, kH 0-10, pH 5-7,5
  • Vị trí: tiền cảnh

Bạn nên thường xuyên thay nước cho cây, để hạn chế rêu sinh trưởng. Điều này có thể ảnh hưởng đến cây trồng. Bởi nếu rêu nhận được đủ dưỡng chất thì chúng sẽ phát triển rất nhanh.

Và cả việc bổ sung dinh dưỡng cho cây nữa, với những hồ nhiều dinh dưỡng thì sẽ rất thích hợp để trồng loại cây này. Cây sẽ mọc rất nhanh và tạo thành thảm xanh đẹp.

Cần quan sát và thường xuyên cắt tỉa những phần lá bị hư, hay những cây phát triển quá nhanh. Bạn cũng đừng đặt bể ở ở nơi quá nhiều ánh sáng mặt trời. Và đừng thả những chú ốc trong bể thủy sinh nhé. Điều này sẽ phá hỏng cảnh quan những cây trân châu hồ thủy sinh của bạn đó.

Facebook Comments
Trân châu hồ thủy sinh
Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề