Cách vào bios của máy laptop dell

Trong bài viết trước mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách thiết lập chuẩn UEFI trong BIOS rồi. Đó là bài hướng dẫn chung cho tất cả các máy tính hiện nay, và đương nhiên nếu bạn học kỹ và nghiêm túc làm theo từng bước 1 thì chắc chắn sẽ thành công.

Như mình đã nói trong bài viết trước, đó là giao diện BIOS của các dòng máy tính là khác nhau, chính vì thế sẽ không có một bài hướng dẫn cụ thể nào có thể áp dụng được cho mọi dòng máy được, mà đòi hỏi bạn phải tự tìm hiểu thêm nữa. Mình sẽ chia sẻ thêm các bài hướng dẫn chi tiết các chỉnh BIOS cho từng dòng máy cụ thể (nếu có điều kiện).

Vâng, và trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách thiết lập BIOS cho Laptop DELL Inspiron 5458, các dòng Laptop DELL Inspiron khác cũng hoàn toàn tương tự nhé.

Đọc thêm:

I. Hướng dẫn cài đặt BIOS cho LAPTOP Dell Inspiron chuẩn nhất

+ Bước 1: Đầu tiên, vẫn là bước quen thuộc, bạn hãy tắt máy tính => tiếp theo bấm lại vào nút nguồn để khởi động => trong quá trình khởi động bạn hãy nhấn phím F2 liên tục.

Note: Nếu như bạn không vào được BIOS thì có thể nhấn giữ phím F2, sau đó mới bấm nút nguồn nhé.

Đây chính là giao diện chính chính của BIOS, laptop DELL này có giao diện BIOS đồ họa chứ không phải là BIOS thông thường mà các bạn vẫn thường thấy.

Cách vào bios của máy laptop dell

Tại Tab General thì bạn có thể xem được các thông tin về máy tính của bạn:

  • System Infomation: Hiển thị các thông tin như bộ nhớ RAM, CPU, Service Tag, phiên bản BIOS hiện tại…..
  • Battery Infomation: Kiểm tra thông tin về PIN.
  • ……………………..

+ Bước 2: Nếu laptop của bạn có tích hợp sẵn Windows bản quyền thì theo mặc định nó sẽ được thiếp lập sẵn để chạy theo chuẩn UEFI.

Nếu như bạn muốn chuyển sang chuẩn LEGACY hoặc chuyển qua lại giữa 2 chuẩn này thì ban hãy làm như sau:

Thực hiện: Vào Secure Boot => chọn tiếp Secure Boot Enable => tích chọn Disable => chọn Yes

Cách vào bios của máy laptop dell

Nhấn vào Apply như hình bên dưới.

Cách vào bios của máy laptop dell

+ Bước 3: Tiếp theo bạn chuyển qua tab General => chọn Advanced Boot Options => tích vào lựa chọn Enable Legacy Option ROMs => nhấn Apply.

Cách vào bios của máy laptop dell

+ Bước 4: Tiếp theo, bạn chuyển qua tab Boot Sequence => tích vào dòng Legacy => chọn Apply.

Cách vào bios của máy laptop dell

+ Bước 5: Okay, bây giờ bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để khởi động lại, sau đó nhanh tay nhấn phím F2 để vào lại BIOS.

Bạn vào lại Boot Sequence => chọn thiết bị khởi động ưu tiên => sau đó nhấn vào phím mũi tên để di chuyển nó lên trên cùng => nhấn Apply để áp dụng thay đổi.

Cách vào bios của máy laptop dell

#2. Thiết lập lại chế độ UEFI cho Laptop DELL

Trong phần Boot List Option bạn tích chọn UEFI => sau đó nhấn Apply là xong.

Cách vào bios của máy laptop dell

Để truy cập nhanh vào BOOT MENU bạn hãy khởi động lại máy tính => trong lúc khởi động lại máy tính bạn hãy bấm liên tục vào phím F12.

Cách vào bios của máy laptop dell

Và đây là Menu boot của máy tính Dell Inspiron, bạn hãy chọn thiết bị mà bạn muốn boot vào là xong.

Cách vào bios của máy laptop dell

#4. Xem video hướng dẫn về cách thiết lập BIOS cho Laptop DELL

Bạn có thể tải hoặc xem video hướng dẫn cách thiết lập BIOS trong DELL bằng liên kết bên dưới nhé. Video được làm bởi VAS (Link tải video)

II. Lời kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách thiết lập chuẩn UEFI và chuẩn LEGACY cho Laptop Dell Inspiron rồi nhé. Còn rất nhiều thông tin khác có trong BIOS mà bạn có thể vào từng tab để tìm hiểm thêm.

Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những bạn đang sở hữu dòng Laptop này. Chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

BIOS là một hệ thống nằm trong firmware kiểm soát các tính năng quan trọng của một chiếc máy tính như kiểm soát phần cứng, lựa chọn phân vùng khởi động hay ngày giờ chuẩn của một chiếc máy tính. Đối với một máy tính dù là laptop hay PC, BIOS đều có chức năng cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Đối với mỗi dòng máy khác nhau cũng sẽ có cách vào BIOS khác nhau. Taimienphi sẽ hướng dẫn các bạn cách truy cập BIOS của một số laptop thông dụng

Vào BIOS, truy cập BIOS máy tính, Laptop thông dụng Hp, Asus, Acer, Vaio, Dell, Lenovo…
 

HƯỚNG DẪN CÁCH VÀO BIOS, TRUY CẬP BIOS MÁY TÍNH, LAPTOP

Truy cập BIOS trên laptop, máy tính ACER
Nhấn phím F2 nhiều lần hoặc nhấn và giữ phím trong quá trình khởi động thiết bị để truy cập BIOS.
Trên máy tính, laptop ASUS
Có 2 cách để truy cập BIOS trên máy tính, laptop Asus:
– Nhấn và giữ phím F2, sau đó nhấn nút Nguồn cho đến khi trên mà hình xuất hiện cửa sổ BIOS.
– Nếu phím F2 không khả dụng, thử nhấn và giữ phím Del (tức Delete) trong quá trình khởi động máy tính.
Trên máy tính, laptop Dell
Phím truy cập, vào BIOS trên laptop Dell là phím F2. Bật laptop của bạn đồng thời nhấn phím F2 nhiều lần.
Tuy nhiên đôi khi bạn sẽ phải sử dụng phím tắt Fn + F2, nhấn và giữ phím Fn đồng thời nhấn phím F2 nhiều lần.
Trên máy tính, laptop HP
Các dòng máy tính, laptop HP không quy chuẩn một phím bất kỳ để truy cập BIOS, thay vào đó bạn sẽ phải thử nhiều tùy chọn, phím khác nhau để truy cập BIOS.
– Phím tt Escape + F10:
Escape là phím để truy cập BIOS phổ biến nhất trên laptop, máy tính HP. Mở thiết bị của bạn, đồng thời nhấn và giữ phím Escape liên tục, trên màn hình sẽ hiển thị menu các tùy chọn mà bạn có thể lựa chọn để truy cập BIOS.
Ngoài ra trên một số máy tính HP khác bạn phải sử dụng phím tắt Escape + F10 để truy cập BIOS.
– Phím F10:
Trên một số laptop HP, chỉ cần nhấn phím F10 để truy cập cài đặt BIOS.
– Phím F2:
Nhấn phím F2 trong quá trình máy tính, laptop của bạn khởi động. Trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ mới thông báo nhấn phím F để truy cập BIOS.
– Phím F6:
Nếu đã thử các phím tắt trên nhưng không khả dụng, thử phím F6 để truy cập BIOS trên máy tính, laptop HP. Thực hiện tương tự, bật máy tính, laptop của bạn đồng thời nhấn phím F6 trong quá trình thiết bị khởi động.
Trên máy tính, laptop Lenovo
Để truy cập BIOS trên laptop Lenovo, bạn có thể sử dụng một số phím khác nhau, tùy thuộc vào dòng Lenovo mà bạn đang sử dụng.
– Phím F1:
Nếu đang sử dụng Lenovo Thinkpad hoặc ThinkCenter, bạn nhấn phím F1 trong quá trình thiết bị khởi động để truy cập BIOS. Hệ thống sẽ phát ra tiếng bíp khi bạn truy cập BIOS.
– Phím F2:
Nếu đang sử dụng Lenovo Idea hoặc các dòng Lenovo khác không phải Thinkpad hoặc ThinkCenter, nhấn và giữ phím F2 trong quá trình hệ thống khởi động.
Trên máy tính, laptop Samsung
Khởi động hệ thống và chờ logo Samsung hiển thị, sau đó nhấn phím F2 để truy cập cài đặt BIOS. Lưu ý màn hình BIOS có thể khác nhau, tùy thuộc vào các dòng khác nhau, xong phím truy cập BIOS là giống nhau.
Trên máy tính, laptop Sony
Để truy cập, vào BIOS trên laptop, máy tính Sony, bạn có thể sử dụng các phím khác nhau.
– Phím F2 + nút Ngun:
Nếu đang sử dụng dòng latop S hoặc Z Sony Vaio, nhấn và giữ phím F2 đồng thời nhấn nút Nguồn để mở thiết bị. Sau khi truy cập BIOS thì thả tay ra khỏi phím F2.
– Phím Assist:
Mở laptop đồng thời nhấn và giữ phím Assist để truy cập BIOS. Phím Assist là phím đặc biệt không có trên các dòng laptop khác, được trang bị trên các dòng Vaio Z Flip.
Trên máy tính, laptop Toshiba
– Phím F2:
Nhấn phím F2 để truy cập BIOS trên laptop, máy tính Toshiba của bạn.
– Phím F12:
Trường hợp nếu phím F2 không khả dụng, khởi động lại hệ thống của bạn và nhấn phím F12 để truy cập cài đặt BIOS.

Cài Đặt Windows 10
Nhấn và giữ phím Shift, đồng thời click chọn nút Restart trên menu Power để khởi động lại hệ thống và truy cập các tùy chọn khởi động nâng cao, thay vì khởi động vào hệ thống bình thường.
Click chọn Troubleshoot => Advanced Options => UEFI Firmware settings và click chọn Restart để khởi động vào BIOS. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì các dữ liệu và cài đặt Windows được bảo toàn nguyên vẹn.
 
Tổ Hợp Phím Truy Cập BIOS Theo Dòng Laptop

Laptop DELL

F2: Truy cập chế độ BIOS bằng cách nhấn và giữ phím F2 khi khởi động máy

F12: Truy cập chế độ Boot

Laptop ASUS

Esc: Truy cập chế độ BIOS máy ASUS bằng cách bấm và giữ phím Esc khi khởi động máy

F2: Truy cập chế độ Boot bằng cách bấm phím F2

Laptop LENOVO THINKPAD

F1: Truy cập chế độ BIOS trên laptop Lenovo

F12: Truy cập chế độ Boot trên laptop Lenovo

Laptop HP – COMPAQ

F10: Khi mở máy, các bạn bấm và giữ phím F10 để vào BIOS máy HP

F11: Truy cập chế độ Recovery cho dòng máy HP

F9: Truy cập chế độ chọn Boot cho máy HP bằng cách nhấn phím F9

Laptop ACER

F12: Truy cập chế độ Boot cho laptop ACER

F2: Truy cập chế độ BIOS cho laptop Acer bằng cách bấm và giữ phím F2

Laptop SONY VAIO

F2: Nhấn và giữ phím F2 khi bật máy để truy cập vào BIOS máy Sony VaiO

F10: Nhấn và giữ phím F10 khi bật máy để truy cập vào chế độ Recovery (khôi phục tình trạng máy)

Laptop TOSHIBA

F1: Truy cập chế độ BIOS bằng cách nhấn và giữ phím F2 khi khởi động máy

Tổ Hợp Phím Truy Cập BIOS Theo Các Loại Mainboard

HƯỚNG DẪN CÁCH VÀO BIOS, TRUY CẬP BIOS PC

Mainboard ASRock: Bấm và giữ phím F2 khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard Foxconn: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS 

Mainboard GIGABYTE: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard Intel: Bấm và giữ phím F2 khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard ASUS: Các bạn có thể bấm 1 trong 3 phím DEL Print hoặc F10 khi máy khởi động để truy cập BIOS

Mainboard BFG: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard MSI (Micro-Star): Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard PCChips: Các bạn có thể bấm 1 trong 2 phím F1 hoặc DEL khi máy khởi động để truy cập BIOS

Mainboard DFI: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard ECS Elitegroup: Các bạn có thể bấm 1 trong 2 phím F1 hoặc DEL khi máy khởi động để truy cập BIOS

Mainboard EVGA: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard FREESCALE: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard Abit: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS 

Mainboard JetWay: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard Mach Speed: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard SAPPHIRE: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard Shuttle: Các bạn có thể bấm phím DEL hoặc tổ hợp phím Ctrl + Alt + Esc khi máy khởi động để truy cập BIOS

Mainboard Soyo: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard Super Micro: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Mainboard TYAN: Các bạn có thể bấm 1 trong 2 phím F4 hoặc DEL khi máy khởi động để truy cập BIOS

Mainboard XFX: Bấm và giữ phím DEL khi khởi động máy tính để truy cập BIOS

Như vậy với bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp cách vào Bios của một số máy laptop thông dụng hiện nay, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm sách hướng dẫn đi kèm khi mua máy tính nhé. Trong quá trình sử dụng, các bạn cũng có thể xem thông tin và cập nhật  BIOS bằng phần mềm BIOS Wizard, đây là một trong những phần mềm hỗ trợ cập nhật BIOS tốt nhất cho máy tính. Có thắc mắc truy cập dịch vụ sửa chữa máy tính của Á Đông để được trợ giúp.