Cách vệ sinh ấm trà tử sa

5 / 5 [ 34 bình chọn ]

Ấm Tử Sa được ví như hồn của người thưởng trà. Đây không hẳn chỉ là một loại trà cụ dùng để thưởng trà mà ấm còn là một kiệt tác về nghệ thuật thực sự. Là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà dùng ấm Tử Sa để thưởng trà dường như là một quy luật bất biến. Ấm được làm hoàn toàn thủ công rất tỉ mỉ do những nghệ nhân có kỹ thuật, tay nghề vô cùng điêu luyện. Cách sử dụng và bảo quản ấm Tử Sa hợp lý sẽ giúp cho bạn có được một chiếc ẩm Tử Sa hoàn hảo, vô khuyết và luôn duy trì được tính thẩm mỹ của ấm.

Công dụng của ấm Tử Sa

Thông thường, hương vị của trà thường có 2 thành phần chính: chất hữu cơ vốn có ở trong lá trà và các loại khoáng vi lượng. Có khá nhiều người lầm tưởng rằng sau nhiều lần dùng ấm pha trà, cao trà [chất hữu cơ] sẽ tích tụ dần vào ấm rồi sau đó sẽ gia tăng hương vị của trà pha sau này. Nhưng thực tế thì những chất này sẽ bị oxy hóa nhanh chóng và sẽ không còn tác dụng gì cả cho những lần pha trà sau.

Đó là điểm khác biệt giữa ấm Tử Sa và những loại ấm khác. Sự kỳ diệu trong hương vị của trà pha bằng ấm Tử Sa đến từ những thành phần khoáng vi lượng trong ấm. Vì ấm Tử Sa không được tráng men cho nên những thành phần này sẽ được ở trong chất đất và được giải phóng vào trong nước trà khi pha. Những chất này thường được lưu giữu rất lâu dài và không dễ dàng bị mất đi như những chất hữu cơ của lá trà.

Sau một thời gian đủ lâu, thì những lớp khoáng tính sẽ tụ lại và lưu giữ trong ấm, góp phần gia tăng hương vị của trà sau này. Những loại khoáng chất đó có thể là canxi, ma-giê, kẽm, sắt, sẽ cho những hương vị tuyệt vời và rất độc đáo. Bên cạnh đó, những khoáng chất này cũng có thể đến từ lá trà và trong nước pha trà cũng sẽ góp phần làm giàu thêm hương vị của trà.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm chọn mua gốm sứ Bát Tràng an toàn chất lượng
  • Hướng dẫn cách kiểm tra đồ gốm sứ nhiễm chì
  • Cách phân biệt gốm sứ vẽ tay và gốm sứ dán decal
  • Hướng dẫn phân biệt gốm sứ Bát Tràng và gốm sứ Trung Quốc
  • Làm thế nào để phân biệt 2 chất liệu Gốm và Sứ
  • Nhận biết đâu là sản phẩm gốm cổ
  • Tác hại của việc sử dụng gốm sứ chứa chì

Khi mua một ấm trà tử sa mới, phải làm gì?

Khai ấm

Ấm Tử Sa sau khi mua về không nên dùng uống ngay mà phải trải qua một bước gọi là Khai ấm. Những chiếc ấm tử sa lưu hành tại Việt Nam thường có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc và thường được phủ một lớp sáp bảo vệ. Những loại ấm rẻ tiền hơn thì còn lẫn nhiều bụi, đất nên phải xử lý sạch sẽ ấm trà trước khi mang vào sử dụng.

Rửa bằng nước nóng: Dùng một bàn chải đánh răng và kem đánh răng để chà kỹ ấm trà từ trong ra ngoài, nên nhớ là dùng nước ấm để chà rửa tốt hơn.

Đun sôi ấm 30 phút: Lót đáy ấm và quấn vải phần nắp ấp để bảo vệ cho ấm trà khỏi bị va đập khi nước sôi, nên lưu ý là đảm bảo nước ngập hết ấm và nắp ấm.

Sau 30 phút, tắt bếp và để nước nguội dần rồi lấy ấm ra. Sau khi lấy ấm và nắp ra, ta rửa lại ấm bằng nước ấm.

Sau đó, tiếp tục cho ấm vào nồi đun sôi trở lại, mở nắp ấm và cho vào khoảng 3 muỗng loại trà bạn dự định pha với ấm này. Tắt bếp, đậy nắp ấm và hãm trong 30 phút, sau đó đổ hết bã trà ra và rửa sạch lại ấm bằng nước ấm. Lặp đi lặp lại một lần công việc này nữa để có thể tăng thêm hương vị trà vào bề mặt ấm trà.

Và cuối cùng, bạn có thể sử dụng ấm trà này để pha cho mình những tách trà cực kỳ ngon rồi đấy.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa
  • 5 Yếu tố chính khi chọn ấm trà Tử Sa
  • Bạn đã biết cách bảo quản gốm sứ?
  • Bí quyết chọn mua Bộ ấm chén chất lượng
  • Mẹo hay cho đồ gốm sứ bị bể mẻ
  • Thận trọng với đồ gốm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Dưỡng ấm

Sau khi ấm mới trải qua quá trình khai ấm là khi chúng ta có thể sử dụng. Quá trình sử dụng cũng chính là quá trình bảo dưỡng ấm. Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong.

Phương pháp dưỡng ấm rất đa dạng nhưng các nguyên tắc cơ bản đều giống nhau, dưới đây là các điểm chính:

Trong quá trình pha trà phải luôn đảm bảo ấm sạch sẽ, đặc biệt không được để nước bẩn vào ấm Tử Sa, đảm bảo kết cấu ấm tử sa luôn thông suốt và chất lượng nước trà sau khi pha cũng được đảm bảo.

Trong quá trình pha trà, trước tiên phải đổ tràn nước vào ấm và toàn thân ấm. Sau đó, lại tưới nước lên một lần nữa bên ngoài ấm, giai đoạn này còn được gọi là nhuận ấm. Giai đoại này sẽ giúp cho ấm làm quen với nhiệt độ nước, cho độ lan tỏa nhiệt đều ra toàn ấm.

Thường xuyên dùng vải mềm lau khô thân ấm, không được để nước trà lưu lại trong ấm. Nếu không, lâu ngày ấm sẽ có những vết ố của trà, ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng ấm Tử Sa và trà.

Sau 1 khoảng thời gian pha trà, ấm Tử Sa cần phải được nghỉ ngơi thường là để ấm sạch sẽ khô ráo trong 3 5 ngày, để toàn thân ấm tuyệt đối khô ráo.

Trong quá trình dưỡng ấm cần thường xuyên chú ý từng giọt nước đọng trên các chi tiết nhỏ của ấm, các vị trí dễ đọng nước nếu không được chú ý sẽ khiến chiếc ấm lên nước không đồng đều thậm chí tạo những vết loang trên thân ấm.

Video liên quan

Chủ Đề