Cách xác định số nguyên tố trong chu kì

 I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên các nguyên tắc sau:

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng ngang [chu kì].

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị [electron có khả năng tham gia vào quá trình hình thành liên kết hóa học] được xếp thành một cột [nhóm].

II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Ô nguyên tố

Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó [= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân].

2. Chu kì và nhóm

a] Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

- Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

       + Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.

       + Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.

Ví dụ: 12Mg: 1s22s22p63s2

 =>  Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

b] Nhóm nguyên tố

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

   + Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.

      Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

   + Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng [n – 1]dxnsy:

          * Nếu [x + y] = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm [x + y]B.

          * Nếu [x + y] = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

          * Nếu [x + y] > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm [x + y – 10]B.

- Khối các nguyên tố s, p, d, f

Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

 Ví dụ: 11Na: 1s22s22p63s1

Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA [trừ He].

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

 Ví dụ: 13Al: 1s22s22p63s2 3p1

- Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

Ví dụ: 26Fe: 1s22s22p63s2 3p63d64s2

- Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini.

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

Ví dụ: 58Ce: 1s22s22p63s2 3p63d104s24p64f25s25p66s2       

Sơ đồ tư duy: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  

Loigiaihay.com

VỊ TRÍ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Xác định vị trí của một nguyên tố thì cần xác định các yếu tố sau:

       -         Số thứ tự của nguyên tố là bao nhiêu?

       -         Nguyên tố thuộc chu kì nào?

       -         Nguyên tố thuộc nhóm nào?

     1. Số thứ ô nguyên tố

- Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

2. Chu kì của nguyên tố

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tố.

- Trong cùng một chu kì thì các nguyên tố có cùng số lớp electron.

3. Nhóm của nguyên tố

- Trong bảng tuần hoàn có 18 nhóm, trong đó có 8 nhóm A; 8 nhóm B. Để xác định được nhóm của nguyên tố ta cần xét xem nguyên tố thuộc nhóm A hay B; số thứ tự nhóm là bao nhiêu

         + Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p [có e cuối cùng được điền vào phân lớp s hoặc p].

         + Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f [có e cuối cùng được điền vào phân lớp d hoặc f].

         + Số thứ tự của nhóm bằng số eletron hóa trị. Electron hóa trị bằng số e lớp ngoài cùng cộng với phân lớp kế bên nếu phân lớp đó chưa bão hòa.

Ví dụ: Xác định vị trí của các nguyên tố sau: 11Na, 17Cl, 26Fe

11Na : 1s2 2s22p6 3s1

-         Vị trí : Ô số 11; chu kì 3; nhóm IA

17Cl : 1s2 2s22p6 3s1

Vị trí: Ô số 17; chu kì 3, nhóm VIIA

26Fe : 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2

Vị trí: Ô số 26; chu kì 4; nhóm VIIIB

Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Bài 2 trang 39 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là:

Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là:

A. 8 và 18                   B. 18 và 8                   

C. 8 và 8                      D. 18 và 18

Chọn đáp án đúng.

– Số nguyên tố thuộc chu kì 3 gồm: Na[Z = 11] đến Ar [Z = 18].

Quảng cáo

 Có tất cả 8 nguyên tố.

– Số nguyên tố thuộc chu kì 5 gồm: Rb [Z = 37] đến Xe [Z = 54].

 Có tất cả 18 nguyên tố.

Chọn A.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Bảng tuần hoàn gồm mấy chu kì? Số nguyên tố trong mỗi chu kì của bảng tuần hoàn? Liệt kê các chu kì nhỏ, chu kì lớn trong bảng tuần hoàn?

Quảng cáo

Trả lời:

- Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì:

+ Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố là H [Z=1] đến He [Z=2].

+ Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố từ Li [Z=3] đến Ne [Z=10].

+ Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố từ Na [Z=11] đến Ar [Z=18].

+ Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố từ  K [Z=19] đến Kr [Z=36].

+ Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố từ  Rb [Z=37] đến Xe [Z=54].

+ Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố  từ Cs [Z=55] đến Rn [Z=86].

+ Chu kì 7: Đã hoàn thiện, gồm 32 nguyên tố.      

- Chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ.

- Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.             

Bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học mới nhất

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 10 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề