Cái nết đánh chết cái đẹp trong thời đại hiện nay

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp

Phần 1: Dàn ý bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp

Xem chi tiết Dàn ý bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp tại đây

Bài làm: [Chuẩn]

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.

Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.

Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.

Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.

Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.

"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

Coi trọng vẻ đẹp bên trong tâm hồn, ông cha ta có câu "Cái nết đánh chết cái đẹp". Các bạn hãy cùng bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp để hiểu hơn về ý nghĩa, quan niệm mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ nhé!

Bình luận câu tục ngữ Ở hiền gặp lành Bình luận về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn Những từ ngữ nào cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết? Bình giảng bài thơ Đất Vị Hoàng [Tú Xương] Cái gì giết hoài nhưng không bao giờ chết?

Tổng hợp những bài làm văn chứng minh câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn chứng minh câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Khi nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, thìcha ông ta trước đã có câu tục ngữ đặc sắc và ngắn gọn đó chính là “Cái nết đánh chết cái đẹp“. Chúng ta cũng phải cần hiểu và cũng như có những đánh giá những quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ này.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu nói đó có ý nghĩa gì? “Cái nết” ở đây chính là tính nết cũng như đức hạnh hay còn là những tư tưởng tình cảm của con người. Còn trong câu tục ngữ này cái nết như chỉ về những điều thật tốt đẹp thì mới có thể “đánh chết cái đẹp” được. Ta phải hiểu linh hoạt “đánh chết” có nghĩa là hơn hẳn rất nhiều cái đẹp. Còn “cái đẹp” được hiểu là hình thức, vẻ bề ngoài của con người. Cả câu tục ngữ được hiểu đơn giản như sau: Con người chúng ta bao giờ tính nết cũng sẽ hơn hẳn vẻ bề ngoài, nên khi người ta đánh giá con người thường không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài phán xét, quan trọng hơn đó phải là tính cách người đó như thế nào.

Qủa thật ta như thấy được câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức được xem là cái gốc của con người. Một con người mà không có đạo đức thì chính là con người không có nhân cách. Còn cả đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc, vẻ bên ngoài rất nhiều.

Câu tục ngữ ông cha dạy rất đúng. Bởi con người luôn được đánh giá ở hai mặt đó chính là tâm hồn và vẻ bề ngoài. Khi một con người có vẻ đẹp tâm hồn tức là họ luôn luôn giúp đỡ những người xung quanh, học như luôn chia sẻ với mọi người xung quanh. Người có “cái nết” đó chính là người có cách ứng nhân xử thế tốt, họ cũng sẽ nhận được những sự quý mến của mọi người.

Ngược lại nếu như con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu. Điều này cũng có nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, đó có cả những sự ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân,… thì dường như tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Ta như thấy được chính sắc đẹp của người ấy như cũng chẳng mang lại danh giá gì cả, mọi người sẽ xa lánh những người có những đức tính không tốt.

Không chỉ nói về con người mà đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó mỗi người chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đặc sắc đó chính là “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Câu tục ngữ như chất chứa biết bao điều trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc đó chính là nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”

Hoặc là câu:

“Tốt danh hơn lành áo”

Tuy nhiên chúng ta cũng phải xem xét lại câu nói này trong thời đại hiện nay. Mặc dù nó là đúng đắn nhưng vẫn có nhiều điều cần phải được xem xét. Khi một người mà có ngoại hình không được đẹp thì dù lương thiện cũng như tài năng như thế nào cũng khó có thể tiến xa được. Cho nên con người ngày càng phải biết hoàn thiện mình hơn nữa, không chỉ đẹp về hình thức mà cũng phải học hỏi thêm nhiều kiến thức. Không thể nói được những người không may mắn có một diện mạo kém đẹp thì cũng đừng buồn vì chỉ khi bạn thực sự cố gắng học tập và hình thành cho mình lối sống đẹp thì những khiếm khuyết của bạn sẽ được bù đắp xứng đáng.

Có thể nhận thấy được cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, nó dường như cũng chính là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời. Đó còn chính là thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Khi có được tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng.

Ông cha ta xưa nay thường quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”, và nhiều đời sau, quan niệm này đã như một lối mòn ăn sâu vào suy nghĩ của bao thế hệ Việt Nam. Thiết nghĩ đã là quan niệm được đúc kết từ ngàn đời, chắc hẳn phải có cái lý riêng của nó. Nhưng giờ đây, bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, quan niệm đó có còn đúng?

Hôm nay, tôi sẽ không nói đến những giá trị đúng đắn và trường tồn trong chân lý này, mà thay vào đó, tôi – với tư cách là một nữ sinh thế kỉ mới, sẽ đưa ra những mặt hạn chế, hay nói cách khác, là đã có phần lỗi thời của chân lý này: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Đừng vội phản bác quan điểm của tôi, mà hãy xem những gì tôi nói trước đã.

“Cái nết đánh chết cái đẹp”. “Cái nết” và “cái đẹp” mà ông cha ta nhắc đến trong câu nói này có lẽ đều có một điểm chung, đó là ám chỉ “vẻ đẹp”, chỉ có điều nếu như “cái nết” là vẻ đẹp bên trong thì “cái đẹp” là nói đến vẻ đẹp bên ngoài mà thôi. Vậy ra vẻ đẹp bên trong, với những giá trị tâm hồn, phẩm hạnh, đạo đức lại có sức mạnh lớn đến nỗi dễ dàng “đánh chết” được sắc đẹp ngoại hình ư?

Tất nhiên ý tứ trong chân lý ấy sâu xa hơn. Là muốn răn dạy con người đừng vì chăm chút hình thức mà bỏ quên giá trị đích thực bên trong, cũng đừng vì bản thân có ngoại hình không bắt mắt mà tự ti, mặc cảm với người khác. Hiểu một cách đơn giản là, ông cha ta muốn truyền đạt rằng: hãy dùng thời gian và công sức của mình đầu tư cho “cái nết”, quan tâm đến “cái nết” trước rồi hẵng chú ý đến “cái đẹp”.

Nhưng như tôi đã nói ở trên, tôi sẽ không đào sâu mặt đúng đắn của câu nói này, mà thay vào đó là chỉ ra những điểm không hợp lý, có phần lỗi thời và không thực tế.

Bạn nghĩ xem, đã nói “Cái nết đánh chết cái đẹp”, sao còn hùng hồn nhắc nhở: “chọn mặt gửi vàng”, rồi cả “nam thanh nữ tú”, “trai tài gái sắc” hay “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”? Thế ra “cái nết” lớn lao như vậy mà “cái đẹp” vẫn là cái mang sức mạnh khuynh đảo hơn cả… Làm sao “chọn mặt gửi vàng”? Nếu một người có tính cách thật thà, chất phác nhưng gương mặt lại bặm trợn, đáng sợ hơn cả Chí Phèo, tôi không nghĩ là bạn sẽ đủ can đảm “gửi vàng” cho họ đâu, nhìn người ta giống xã hội đen thế cơ mà… Lại nói “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, “mỹ nhân” ở đây chẳng phải chính là những cô gái có nhan sắc hay sao? Tất nhiên, tất nhiên, cũng không thiếu những cô gái nhan sắc bình thường vẫn khiến bao “anh hùng” phải chao đảo. Nhưng ngẫm mà xem, dù là trong lịch sử hay cuộc sống hiện đại, những mỹ nhân có nhan sắc tuyệt thế mới là nguyên nhân gây ra sóng to gió lớn, khuynh đảo chính trường. Còn các thục nữ đoan trang, dịu dàng yểu điệu, có bản lĩnh đó chăng?

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ rất đơn giản như thế này. Trong một ngày bạn gặp 2 cô gái. Một người thì giỏi giang, ngoan hiền nhưng nhan sắc bình thường còn một người ngược lại, ngoại hình xinh đẹp nhưng học vấn không bằng người kia. Và nếu chỉ được chọn 1, bạn sẽ làm quen và xin số điện thoại của ai? Ai là người gây ấn tượng đặc biệt đến bạn khi mới chỉ lần đầu gặp mặt? Chắc chắn là cô bạn có nhan sắc. Bởi vì ấn tượng đầu tiên tác động đến suy nghĩ của con người chính là bề ngoài. Nếu không thì tạo hóa đã không cho chúng ta thân thể cân đối này rồi… Vậy trong trường hợp này, là “Cái nết đánh chết cái đẹp”, hay “cái đẹp đè bẹp cái nết” đây?

Dĩ nhiên, sau ấn tượng đầu tiên, sẽ là gặp gỡ, nói chuyện, tìm hiểu nhau, và đến lúc này, “cái nết” mới chính thức chứng tỏ vị thế của mình. Cô gái dù có xinh đẹp đến đâu mà đầu óc rỗng tuếch, ăn nói  bỗ bã lại không có nội tâm thì chắc hẳn ai đụng phải cũng lo chạy trối chết… Giờ đây có lẽ “cái nết đánh chết cái đẹp” thật nhỉ?

Vậy đến cuối cùng là nên ủng hộ “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay là “Cái đẹp đè bẹp cái nết” đây? Câu trả lời là không gì cả! Trong thời đại hiện nay, cho dù là “cái nết” hay “cái đẹp” thì người phụ nữ đều phải có, không những thế, để có thể hội nhập vào cuộc sống và sánh vai với Eva các nước, phụ nữ Việt Nam còn phải trang bị cho mình tri thức cũng như rất nhiều những kỹ năng khác. Chẳng phải những cuộc thi nhan sắc lớn như Hoa Khôi, Hoa Hậu,v.v… tiêu chí để chọn ra người đứng đầu luôn là sự song hành của cả “cái nết” và “cái đẹp” đó sao? Nói đến đây sẽ có người than thở: “Tâm hồn, tri thức còn có thể rèn luyện, trau dồi được, chứ nhan sắc vốn là trời ban, nếu chẳng may sinh ra đã không được dễ nhìn thì phải làm sao?” Thưa đúng, nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, thì đây cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Thế nào là “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”? Thế nào là “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”? Chính là chỉ trường hợp này. Con người phải luôn luôn rèn luyện, hướng tới chân thiện mỹ, không ngừng làm đẹp cho bản thân, cả tâm hồn bên trong lẫn nhan sắc bên ngoài. Đây là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng và cần thiết, cho nên những ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu này như thời trang, mỹ phẩm, trang điểm, làm tóc, hay thậm chí là phẫu thuật thẩm mĩ ngày càng phát triển và chứng tỏ vị thế không thể đánh đổ của mình, làm đẹp cho bản thân cũng chính là làm đẹp cho gia đình và xã hội. Như vậy, việc cân bằng và chú ý đến cả vẻ đẹp tâm hồn – “cái nết” và vẻ đẹp nhan sắc – “cái đẹp” cũng như không ngừng gia tăng tri thức là điều cần thiết và tất yếu đối với người phụ nữ hiện đại.

Cuối cùng, có thể thấy quan niệm “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã không còn “hợp thời” nữa, mà người phụ nữ nói riêng cũng như con người nói chung trong xã hội hiện nay cần phải không ngừng hoàn thiện bản thân, phấn đấu ở mọi mặt, cho dù là “cái nết”, “cái đẹp” hay kiến thức, kỹ năng,…  đều cần có sự đầu tư và chăm sóc, hướng tới vẻ đẹp hoàn mĩ để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn chứng minh câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay nhất. Chúc các bạn có một bài văn chứng minh cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé.

Video liên quan

Chủ Đề