Cảm biến khí nạp xe máy

Bạn có biết về cảm biến áp suất khí nạp hay còn gọi là cảm biến áp suất đường ống nạp trên xe ô tô?

Đây là một loại cảm biến quan trọng có tác dụng cảm nhận áp suất chân không và phát ra tín hiệu để ECU động cơ sử dụng thông tin này để điều chỉnh thời điểm đánh lửa và làm giàu hỗn hợp nhiên liệu/không khí. 

Tiếp tục series về các loại cảm biến trong ô tô, bài viết này DPRO sẽ đi chi tiết về cảm biến áp suất khí nạp.

Mục lục nội dung bài viết

  • Chức năng , nhiệm vụ của cảm biến áp suất khí nạp
    • Cấu tạo cảm biến áp suất khí nạp
    • Nguyên lý hoạt động
  • Các hư hỏng thường gặp của cảm biến áp suất khí nạp
    • Cách kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp

Chức năng , nhiệm vụ của cảm biến áp suất khí nạp

Cảm biến áp suất khí nạp MAP – Manifold Absolute Pressure Sensor được dịch chính xác là cảm biến tuyệt đối áp suất đường ống nạp.

Chức năng của cảm biến áp suất khí nạp

Nó được gọi như vậy bởi vì áp suất chân không trong đường ống là áp suất gần như tuyệt tối và nó không bi ảnh hưởng khi độ cao thay đổi.

Cảm biến này có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu áp suất chân không trong đường ống nạp  rồi chuyển chúng thành tín hiệu điện áp hoặc tần số về bộ xử lý trung tâm ECU  để tính toán lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ. 

Khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga, áp suất chân không giảm. Ngược lại, khi tăng tốc hoặc tải nặng, áp suất chân không tăng lên.

Nếu xe không có cảm biến MAP, động cơ sẽ nổ không êm, công suất động cơ kém, tốn nhiên liệu và ống xả sẽ thải ra nhiều khói.

Cấu tạo cảm biến áp suất khí nạp

Cảm biến áp suất khí nạp ô tô  được cấu tạo từ buồng chân không. Chúng được ngăn cách bởi tấm lọc màng mỏng được duy trì độ chân không chuẩn.

Cấu tạo của cảm biến áp suất khí nạp

Trong buồng chân không có gắn con cảm biến silicon [IC]. Một phía của con chip cảm biến tiếp xúc với độ chân không trong buồng chân không, phía còn lại tiếp xúc với áp suất đường ống nạp, lưới lọc và đường ống dẫn.

Nguyên lý hoạt động

Cảm biến áp suất đường khí nạp thường được gắn tại đường khí nạp ở cổ hút, trước bướm ga. Có những loại xe được lắp bên ngoài và được nối với ống hơi chân không tới.

Cảm biến áp suất đường ống nạp sẽ cảm nhận áp suất đường ống nạp bằng cách lắp IC lắp trong cảm biến và phát ra tín hiệu Pim.

Từ tín hiệu PIM này, ECU động cơ sẽ  quyết định khoảng thời gian phun nhiên liệu, góc phun nhiên liệu.

Nguyên lý của cảm biến áp suất khí nạp

Cảm biến Silicon gắn liền với buồng chân không sẽ duy trì độ chân không chuẩn.

Nếu áp suất đường ống nạp thay đổi sẽ làm thay đổi làm hình dạng của cảm biến silicon và làm cho giá trị điện trở dao động theo mức độ biến dạng.

Các dao động này được chuyển hóa thành một tín hiệu điện áp nhờ IC lắp bên trong cảm biến và gửi đến ECU động cơ ở cực Pim dùng làm tín hiệu áp suất đường ống nạp.

Cực VC của ECU động cơ cấp nguồn không đổi 5V đến IC.

Các hư hỏng thường gặp của cảm biến áp suất khí nạp

Ống chân không nối với cảm biến MAP bị tắc hoặc tuột

Hỏng cảm biến MAP

Hỏng cảm biến góc bướm ga TPS

Tiếp xúc đầu nối với cảm biến MAP hỏng

Tiếp xúc đầu nối với cảm biến góc bướm ga TPS hỏng

Hỏng dây tín hiệu

Chập mạch tín hiệu của cảm biến MAP

Mất nối nguồn âm cho cảm biến MAP hoặc TPS

Bị hở mạch tín hiệu cảm biến MAP

Hư hỏng bộ điều khiển PCM

Cách kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp

Kiểm tra điện áp nguồn

Bước 1: Ngắt giắc nối của cảm biến.

Bước 2: Bật khóa điện ON.

Kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp

Bước 3: Dùng vôn kế để đo điện áp giữa các cực VC và E2 của giắc nối phía dây điện.

Điện áp tiêu chuẩn của cảm biến là trong khoảng 4.5 – 5.5V. Nếu kết quả đo trong khoảng này là bình thường, nếu không bạn hãy kiểm tra dây điện hoặc ECM.

Bước 4: Tắt khóa điện.

Bước 5: Nối giắc nối của cảm biến áp suất.

Kiểm tra cấp nguồn

Bước 1: Bật khóa điện ON.

Bước 2: Ngắt ống chân không ra khỏi bộ cảm biến áp suất.

Bước 3: Nối vôn kế với các cực PIM của các giắc nối của ECM và đo điện áp ra

dưới áp suất khí quyển.

Bước 4: Cấp chân không vào cảm biến áp suất mỗi lần thêm 100 mmHg cho đến khi áp suất lên đến 300 mmHg.

Bước 5: Đo sự sụt áp từ mỗi lần đo từ bước 3

Bước 6: Cấp áp suất mỗi lần tăng lên 0,2 kgf/cm2 vào cảm biến áp suất cho đến khi áp suất lên đến 1,0 kgf/cm2. Dùng đồng hồ đo để theo dõi.

Bước 7: Đo sự tăng áp suất từ bước 6 cho mỗi lần đo.

Với những thông tin mà DPRO cung cấp, hy vọng phần nào đã giúp bạn hiểu về cảm biến áp suất khí nạp cũng như chức năng, nhiệm vụ của chúng.

Nếu có những hư hỏng bạn cần nhanh chóng kiểm tra và sửa chữa.

Chủ Đề