Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tác giả là ai

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

2. Thân bài

  • Cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
  •  Hai câu thơ đầu [Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương.]
    • Một đêm trăng đẹp và thanh tĩnh những nhà thơ trằn trọc không ngủ được
    • Trăng sáng đến nỗi như sương, trăng sáng tràn ngập cả một không gian
    • Cảnh đêm trăng mang một vẻ đẹp dịu êm, thơ mộng và xinh đẹp
    • Tâm trạng nhớ quê của nhà thơ
  •  Hai câu thơ cuối [Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.]
    • Qua hai câu thơ ta thấy được tâm hồn nhà thơ hòa quyện với thiên nhiên với ánh trăng xinh đẹp
    • Nhưng nhà thơ cũng thể hiện sự nhớ quê da diết
    • Quê hương luôn ở trong lòng, tâm trí của tác giả

3. Kết bài

  • Nêu ý kiến của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Bài làm

       Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

     Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

[Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương]

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ mặt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như mặt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

[Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương]

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  Dường như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. Chỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

    Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “Tĩnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài mẫu 2:

Bài làm

Tình yêu quê hương đất nước luôn là đề tài đau đáu trong lòng các nhà thơ trong mỗi khắc xa quê. Và “thi tiên” Lí Bạch đã có một “Tĩnh dạ tứ” thật hay để làm giàu, làm đẹp thêm cho thi đề này: 

Sàng tiền minh nguyệt quang 

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

Dịch:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đẩu nhớ cố hương.

Bài thơ thực ra không phải là một áng Đường thi. Lí Bạch viết bài thơ không theo những niêm luật thông thường của thơ Đường luật mà viết phóng túng theo cảm xúc riêng tư của mình. Cuộc đời của Lí Bạch là cuộc đời của một đấng tài hoa mà bạc mệnh. Dẫu tài năng xuất chúng nhưng cuộc đời ông cũng bao phen chìm nổi. Khi sáng tác bài thơ này, ông đang sống trên đất khách quê người với biết bao gian khổ và nỗi nhớ quê hương không bao giờ nguôi ngoai.

“Trăng” là người bạn của thi nhân muôn đời. Nhắc đến trăng là nhắc đến trăng thanh gió mát bạn bè túi rượu bầu thơ ngâm vịnh. Nhưng nhắc đến trăng còn là nhắc đến mảnh trăng quê hiền hòa, êm dịu và như thế nhắc đến trăng là nhắc đến quê hương. Câu thơ đầu trong bài thơ nhắc đến trăng nhưng không rõ trong bài thơ này, trăng gợi lên điều gì trong lòng tác giả? Chỉ biết rằng, trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh. Thấy trăng rọi sáng ở đầu giường là khi ông đang nằm trên giường trằn trọc không ngủ. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp [trăng sáng mà ngỡ là sương]. Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, ánh sáng của trăng mà ngỡ mặt đất phủ sương trời đã sáng nên thức giấc. Ấy ắt là tâm trạng luôn chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Trong tâm hồn ấy luôn có điều gì đau đáu, dày vò. Câu “ngỡ mặt đất phủ sương” vừa trực tiếp tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi lại vừa gián tiếp tả cử chỉ của người ngồi trên giường đang nhìn vào xa xôi, mông lung, như tìm kiếm một thứ gì đó mà đối với tác giả nó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người nhớ cả quê hương.

Cúi đầu nhớ cố hương

            Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Hình thức thể hiện tự do rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ [cử đầu / đê đầu, vọng / tứ], tính từ / tính từ [minh / cố], danh từ / danh từ [nguyệt / hương]. Cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình [trăng / quê hương]. Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi… Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào lên bội phần, cử chỉ hành động cũng thêm bối rối trằn trọc, trăn trở. Cảnh vật và tình cảm tâm trạng đan xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Trong cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt, vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả. Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi.

            Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

Lí Bạch [701-762]

Vài nét về nhà thơ Lí Bạch:

  • Là nhà thơ của Trung Quốc đời Đường
  • Tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc nhưng nhà thơ coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
  • Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh, sự nghiệp.
  • Thơ ông bộc lộ tâm hồn tự do phóng khoáng với hình ảnh tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
  • Ông viết nhiều về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Lí Bạch được mệnh danh là tiên thơ [thi tiên].
  • Cái chết của ông được truyền rằng: Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang lâng lâng trong men rượu trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống bắt trăng mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài [Đài bắt trăng].

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Thuở nhỏ, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.

Đề tài

"Vọng nguyệt hoài hương" : trông trăng nhớ quê.

Chủ đề

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

Chữ viết

Chữ Hán

Thể thơ

Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể

Mỗi câu thường có 5-7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

Bố cục

Bài thơ chia làm hai phần: Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối.

NỘI DUNG [edit]

1. Hai câu thơ đầu

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng sáng đầu giường

Ngỡ là sương trên mặt đất]

  • Câu thơ thứ nhất nêu vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở "sàng tiền" [đầu giường]: nhà thơ nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa rọi sáng ngay đầu giường.
  • Câu thơ thứ hai tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân: từ "sàng tiền" đến "song tiền" [từ đầu giường đến cửa sổ] mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác ngỡ ngàng khi ánh trăng tỏa xuống màu trắng mờ mờ ảo ảo như "phủ sương" .

Tiểu kết: Nhà thơ đã sử dụng một loạt các từ ngữ gợi tả ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất để gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Hai câu thơ tả cảnh nhưng chứa đựng tâm tình: t răng thì sáng và đẹp còn người thao thức, trằn trọc không ngủ được.

2. Hai câu thơ cuối

Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng

  • So sánh hai câu thơ cuối với hai câu thơ đầu, ta thấy điểm nhìn của tác giả đã thay đổi:

         - Ánh mắt của Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời.

         - Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng.

  • Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song bài thơ cũng sử dụng phép đối:

Từ loại

Động từ

Danh từ

Động từ

Tính từ

Danh từ

Câu 3

Cử

đầu

vọng

minh

nguyệt

Câu 4

Đê

đầu

cố

hương


  • Tác giả sử dụng phép đối nhằm biểu thể hiện tình cảm quê hương:

         - Hành động "ngẩng đầu" xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ hai đã đặt ra: ánh sáng trước giường là sương hay trăng? Và tác giả đã "ngẩng đầu" nhìn thấy một vầng trăng sáng.

         - Và khi thấy vầng trăng - cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình - lập tức lại "cúi đầu", không phải để nhìn một lần nữa "sương trên mặt đất" mà để suy ngẫm về quê hương. "Ngẩng đầu""cúi đầu" [nhìn ngoại cảnh để hướng vào nội tâm] chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy tình cảm đó thường trực, sâu nặng.

         - "Vọng minh nguyệt", "tư cố hương" chỉ là cách diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ "Vọng nguyệt hoài hương" dùng đã sáo mòn. Sáng tạo của nhà thơ đã đưa thêm vào hai cụm từ đối nhau; "cử đầu""đê đầu" để hình dung cách "vọng minh nguyệt""tư cố hương" ấy. Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh, là để nhìn trăng; cúi đầu là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư.

Tiểu kết: Có thể thấy, tình yêu và nỗi nhớ quê hương của Lí Bạch luôn thường trực da diết, đằm thắm khi tác giả ở nơi đất khách quê người

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình [2 câu thơ đầu tả cảnh nhưng đó cũng là tâm trạng, tình cảm của nhà thơ - nhớ quê hương; 2 câu sau tả tình nhưng không đơn thuần chỉ là tình; cả bài thơ tình và cảnh hài hòa, đan xen không thể tách bạch].
  • Bài thơ chỉ 20 chữ mà dùng đến 5 động từ: chỉ cảm nghĩ [nghi, tư], chỉ hoạt động cơ thể [vọng, cử, đê ]. Và tất cả chủ ngữ của 5 động từ này đều bị lược bỏ. Dẫu bị lược bỏ, vẫn có thể khẳng định là chỉ có một chủ ngữ duy nhất: từ xưng hô của chủ thể trữ tình. Điều đó tạo nên tính thống nhất, liền mạch của cảm xúc trong bài thơ. Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức rút gọn câu. Việc lược bỏ chủ ngữ - đặc biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít - làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều.
  • Phép đối [câu 3 - 4: đối nhau về từ loại và ý nghĩa nhứ đê - đầu [động từ], đầu - đầu  [danh từ], vọng - tư [động từ], minh nguyệt - cố hương  [danh từ] để thấy được tính chất hướng ngoại [ngắm vầng trăng sáng] và hướng nội [nhớ quê hương] của tác giả.
  • Điều tạo nên đặc sắc trong thơ Lí Bạch còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị mà tinh luyện. Xét phần chữ Hán của bài thơ:

         - Trong câu thơ đầu tiên, chữ "nguyệt" [月] xuất hiện 3 lần: chữ 月 xuất hiện trong 前 [tiền – trước], 明 [minh – sáng] và 月 [nguyệt – trăng].

         - Trong câu thơ thứ ba, chữ "nguyệt" [月] tiếp tục xuất hiện 3 lần: chữ [月] xuất hiện trong 望 [vọng – nhìn], 明 [minh – sáng] và 月 [nguyệt – trăng].

TƯ LIỆU THAM KHẢO [edit]

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Đầu tường trăng sáng soi,

Ngỡ là sương trên mặt đất.

Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,

Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề