Cân bằng các phương trình hóa học sau đây năm 2024
Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 tổng hợp kiến thức lý thuyết về cách cân bằng phương trình hóa học, các dạng bài tập kèm theo lời giải chi tiết và 6 bài tập tự luyện. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập củng cố kiến thức để học tốt phân môn Hóa học. Show Bài tập về cân bằng phương trình hóa học được trình bày dưới dạng File Word rất đẹp mắt, các thầy cô, em học sinh tải về ôn luyện đề rất dễ dàng. Đây cũng là tài liệu rất hay để các bạn ôn luyện củng cố kiến thức Hóa học nhanh chóng dễ dàng hơn và có hệ thống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Bài tập về cân bằng phương trình hóa học, mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8. I. Cân bằng phương trình hóa học là gì?Trong phản ứng hóa học, cân bằng hóa học là trạng thái mà cả chất phản ứng và sản phẩm đều có nồng độ không có xu hướng thay đổi theo thời gian, do đó không có sự thay đổi có thể quan sát được về tính chất của hệ thống. Thông thường, trạng thái này có kết quả khi phản ứng thuận tiến hành với tốc độ tương tự như phản ứng nghịch. Tốc độ phản ứng của các phản ứng thuận và nghịch thường không bằng không, nhưng bằng nhau. Do đó, không có thay đổi nào về nồng độ của chất phản ứng và (các) sản phẩm phản ứng. Trạng thái như vậy được gọi là trạng thái cân bằng động II. Cách cân bằng phương trình hóa họcBước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố Bước 3: Viết phương trình hóa học. Một số phương pháp cân bằng cụ thể 1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau Al + HCl → AlCl3 + H2 Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl. Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2 Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2 Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Ví dụ 2: KClO3 → KCl + O2 Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3. Ví dụ 2: Thiết lập phương trình phản ứng hóa học sau: Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O Gợi ý đáp án Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng Fe(OH)3→ Fe2O3 + H2O Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên tử Vế trái: 1 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O, 3 nguyên tử H Vế trái: 2 nguyên tử Fe, 4 nguyên tử O, 2 nguyên tử H Ta thấy ở vế trái số nguyên tử H bằng với số nguyên tử O, có thể làm chẵn số nguyên tử O hoặc H đều được Ở đây ta lựa chọn làm chẵn số nguyên tử H trước, cân bằng số nguyên tử H hai vế, thêm hệ số 2 vào Fe(OH)3 và hệ số 3 vào H2O ta được: 2Fe(OH)3 --→ Fe2O3+ H2O Kiểm tra số nguyên tử Fe và O hai vế đã được cân bằng Bước 3: Viết phương trình hóa học 2Fe(OH)3 --→ Fe2O3 + H2O Ví dụ 3 Thiết lập phương trình hóa học của phản ứng sau: Al2(SO4)3 + BaCl2 → BaSO4+ AlCl3 Gợi ý đáp án Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng Al2(SO4)3 + BaCl2 ---→ BaSO4 + AlCl3 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên tử Vế trái: 2 nguyên tử Al. 3 nhóm SO4, 1 nguyên tử Ba, 2 nguyên tử Cl Vế phải: 1 nguyên tử Al, 1 nhóm SO4, 1 nguyên tử B, 3 nguyên tử Cl Làm chẵn số nhóm SO4 là nhóm có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nhóm SO4hai vế, thêm hệ số 3 vào BaSO4ta được. Al2(SO4)3+ BaCl2 ---→ 3BaSO4 + AlCl3 Cân bằng số nguyên tử Ba hai vế, thêm hệ số 3 vào BaCl2 ta được Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ---→ 3BaSO4 + AlCl3 Cân bằng số nguyên tử Al hai vế, thêm hệ số 2 vào AlCl3, ta được: Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ---→ 3BaSO4 + 2AlCl3 Bước 3: Viết phương trình hóa học Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2AlCl3 2. Phương pháp đại số Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây: Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng. Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g…. Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số. Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng. Ví dụ Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1) Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có: aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau). Cu: a = c (1) S: b = c + d (2) H: 2b = 2e (3) O: 4b = 4c + 2d + e (4) Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách: Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác). Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số). Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh. Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O III. Bài tập cân bằng phương trình hóa họcDạng 1: Cân bằng các phương trình hóa học
Đáp án
Dạng 2. Chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học
Đáp án
Dạng 3. Lập sơ đồ nguyên tử và cho biết số phân tử mỗi chất sau phản ứng hóa học Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng Lời giải: Đề bài khá khó hiểu, tuy nhiên cứ cân bằng phương trình hóa học thì mọi hướng đây sẽ rõ. Bài này đơn giản nên nhìn vào là có thể cân bằng được ngay nhé:
Tỉ lệ: số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. (Oxi không được để nguyên tố mà phải để ở dạng phân tử tương tự như hidro)
Tỉ lệ: Số phân tử P2O5: số phân tử H2O: số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.
Tỉ lệ: số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1. (lý giải tương tự câu a), Oxi phải để ở dạng phân tử)
Tỉ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3. (phương trình này chưa có điều kiện xúc tác nên phản ứng sẽ khó xảy ra hoặc xảy ra nhưng thời gian là khá lâu) Dạng 4: Cân bằng PTHH hợp chất hữu cơ tổng quát
Đáp án ![\begin{array}{l}
Dạng 5. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn
Đáp án
(3) 2FexOy+2yH2SO4 → xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O
Ghi chú đặc biệt: Phân tử không bao giờ chia đôi, do đó dù cân bằng theo phương pháp nào thì vẫn phải đảm bảo một kết quả đó là các hệ số là những số nguyên. |