Câu 8 Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào

Bài làm

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử lớn, được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và truyền từ đời này qua đời khác. Trong bản Người tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến, mở ra một trang sách mới cho đất nước hướng đến Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội.  Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập người đọc sẽ hiểu thêm về những phân tích, lập luận, đưa ra lời lẽ đanh thép của Người.

Năm 1945, Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh nhân dân cả nước nổi lên phong trào đấu tranh dành quyền độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau thời gian dài miệt mài chiến đấu, tới ngày 19-8-1945 Hà Nội giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập chính tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đứng lên thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào trong cả nước.

Tuyên ngôn Độc lập trở thành văn kiện có giá trị lịch sử lớn của Việt Nam. Văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một trang sử mới cho đất nước hướng đến Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn Độc lập được soạn ra với những lập luận sắc bén, ngắn gọn, súc tích mang đầy tính thuyết phục cao.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12

Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh lịch sử hết sức  đặc biệt. Khi nhân dân ta vừa tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, lập nên một nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, bối cách lịch sử lúc này hết sức đặc biệt khi bọn đế quốc, thực dân ngày đêm âm mưu chiếm lại nước ta lần nữa.

Chúng nấp sau bóng Đồng Minh vào tước vũ khí quân đội Nhật. Việt Nam đứng ba bề bốn bên bị giặc xâm lăng. Phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Phía Bắc chống quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ. Thực dân Pháp lúc này lại trắng trợn tuyên bố: “ Đông Dương là đất bảo hộ của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương thuộc quyền của người Pháp”.

Với tấm lòng yêu nước bất khuất cùng sức mạnh đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù, Người đã chọn đọc Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào để động viên khích lệ. Mặt khác, văn kiện này còn khẳng định với thế giới, đặc biệt là với bọn đế quốc, thực dân, Việt Nam là một quốc gia độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang ý nghĩa lịch sử lớn. Văn kiện không chỉ góp phần nâng cao sức mạnh đoàn kết dân tộc trong thời đại mới mà còn giải quyết thêm một yêu cầu nữa hết sức quan trọng là Dân chủ cho nhân dân.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã hùng hồn tuyên bố một sự thật lịch sử chưa từng có của Cách mạng Việt Nam: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Như vậy, trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Người không còn nhấn mạnh hai chữ Độc lập, mà nat đã có thêm chữ Tự do. Bản Tuyên ngôn Độc lập mang tư tưởng lớn của thời đại, đáp ứng đúng câu nói “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”.

Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt và mang ý nghĩa lịch suer lớn. Văn kiện phản ánh khát vọng dành độc lập, sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm giành lại tự do cho người dân. Tính đến thời điểm hiện nay, văn kiện vẫn trở thành áng thiên cổ hùng văn mở ra một thời đại mới, thời đại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn độc lập là một văn bản lịch sử chính trị to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ra, mở ra một kỉ nguyên mới, độc lập tự do cho dân tộc. Có thể coi đây là “bài thơ thần” của thời đại mới.

Vậy hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập như thế nào? Chủ đề của tác phẩm là gì? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây để nắm được kiến thức về bản Tuyên ngôn độc lập nhé.

Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập

1. Hoàn cảnh ra đời

a. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.

b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

2. Mục đích sáng tác

a. Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

b. Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.

c. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

d. Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.

3. Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn

a. "Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.

b. Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.

4. Giá trị văn học của bản tuyên ngôn

a. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam.

b. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.

Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 2

Ngày 19 - 8 - 1945, chính quyền ở thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26 - 8 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước năm mươi vạn đồng bào. Bản Tuyên ngôn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong một điều kiện hoàn cảnh rất đặc biệt. Nước Việt Nam độc lập còn rất non yếu đang đứng trước sự nhòm ngó của bao nhiêu thế lực: Quốc dân đảng, đế quốc Mĩ, quân đội Anh, thực dân Pháp. Thực dân Pháp vẫn rêu rao luận điệu: Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay phát xít Nhật thua nên việt Nam phải trả cho Pháp. Vì vậy bản tuyên ngôn không chỉ thông báo với nhân dân ta mà còn là bản luận chiến với bọn ngoại xâm và là lời khẳng định quyền độc lập chính đáng của Việt Nam với nhân dân toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản chính luận, vì thế giá trị nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở bố cục chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lí lẽ đanh thép và lập luận chặt chẽ. Những yếu tố này tạo nên sức thuyết cho văn bản. Tuyên ngôn Độc lập là mẫu mực cho thể văn chính luận. Tác phẩm được chia làm bốn phần:

Phần 1 - cơ sở lí luận của Tuyên ngôn: tác giả dẫn ra tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp, hai bản tuyên ngôn nổi tiếng đã được cả thế giới công nhận. Cách mở đầu này tạo nên sức mạnh cho bản Tuyên ngôn.

Phần 2 - những dẫn chứng xác thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp để vạch trần luận điệu cướp nước của bọn Pháp.

Phần 3: khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nhân dân Việt Nam. Tác giả đã khẳng định chính người Việt Nam đã tự giành được quyền độc lập ấy và sẽ bảo vệ nó đến cùng.

Phần 4: tuyên bố và một lần nữa khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc.

Với lập luận chặt chẽ, hợp tình hợp lí, ngắn gọn và đầy sức thuyết phục, bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử cao quý của mình.

Cập nhật: 01/02/2022

Video liên quan

Chủ Đề