Đại diện pháp nhân của ngân hàng Nhà nước là ai

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Thông tư 17/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;
  2. Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
  3. Trưởng văn phòng đại diện có đủ năng lực trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không đồng thời là Tổng Giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký.
  2. Bản sao Giấy phép hoạt động hoặc văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
  3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
  4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản cho phép thì phải có bằng chứng chứng minh nội dung này.
  5. Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và định hướng phát triển của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  6. Báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
  7. Sơ yếu lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến theo quy định có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, lý lịch tư pháp [hoặc văn bản tương đương] theo quy định của pháp luật; các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến tại Việt Nam.
  8. Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của văn phòng đại diện.

Lưu ý: Các Giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp bằng Tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự  và dịch sang Tiếng Việt, công chứng  theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Công bố thông tin về văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
  2. Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
  3. Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
  4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc [Giám đốc] chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
  5. Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;
  6. Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

Bài viết liên quan

Mục lục bài viết

  • 1. Vị trí pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  • 2. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước
  • 3. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng nhà nước
  • 4. Chức năng của Ngân hàng nhà nước
  • 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ và ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ.

1. Vị trí pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là ngân hàng trung ương không nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. Hoa Kỳ là nước điển hình thực hiện triệt để mô hình ngân hàng trung ương [gọi là hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ] độc lập với chính phủ. Theo mô hình này, ý kiến của chính phủ đối với ngân hàng trung ương chỉ mang tính khuyến nghị mà không mang tính bắt buộc.

Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là ngân hàng trung ương nằm ưong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ được áp dụng ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia... Riêng ở Malaysia, ngân hàng trung ương được tổ chức trong cơ cấu của Bộ tài chính, tương đương cấp cục, vụ.

Ngoài hai mô hình cơ bản trên đây, hiện nay cộng đồng kinh tế châu Âu [EU] có ngân hàng trung ương chung. Riêng Vương quốc Anh không tham gia vào liên minh tiền tệ này.

Phát hành tiền, lưu thông tiền tệ và sự ổn định giá trị đồng tiền luôn tác động đến sự ổn định, tăng trưởng của mỗi quốc gia, của từng liên minh kinh tế. Đặc biệt, đôi với các quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thì trạng thái tiền tệ của nước đó có tác động lớn đến trạng thái của hệ thống tài chính của nhiều quốc gia khác. Chính vì vậy, mặc dù mức độ phụ thuộc vào cơ quan hành pháp có khác nhau nhưng các nhà nước đều sử dụng các biện pháp để điều chỉnh hoạt động phát hành tiền, lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến trước khi bị thực dần Pháp xâm lược [năm 1858], việc phát hành tiền tệ là việc đúc tiền của vua, chúa. Trong gần 20 năm thực dân Pháp củng cố chế độ cai trị, ở Việt Nam lưu thông nhiều loại tiền khác nhau. Năm 1875, Ngân hàng Đông Dương [Banque de rindochine - viết tắt là BIC] được thành lập ở Paris để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á. Trên đất Việt Nam, Pháp đặt hai chi nhánh đầu tiên ở Hải Phòng và Sài Gòn,

tuy là một công ti tư nhân nhưng hoạt động như một ngân hàng trung ương. Riêng Nam Kỳ, tuy đã trở thành thuộc địa của Pháp nhưng vẫn sử dụng đồng tiền cổ truyền của người Việt cùng đồng tiền MEXICO lưu hành từ trước khi Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Đông Dương. Đồng tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành dần dần thay thế các đồng tiền khác ở Việt Nam. Sau năm 1953, Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam bị giải thể.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã sớm đặt nền móng cho một nền tài chính - tiền tệ độc lập. Trong hoàn cảnh khỏ khăn chưa đủ điều kiện vật chất để thành lập ngân hàng trung ương, ngày 15 tháng 11 năm 1945, cơ quan Ấn loát thuộc Bộ tài chính đã được Chính phủ cho phép thành lập với nhiệm vụ sản xuất tở bạc Việt Nam để đưa ra lưu hành. Ngày 31 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 18b cho phép Bộ trưởng Bộ tài chính phát hành tờ bạc tài chính Việt Nam để thay thế cho đồng bạc Đông Dương. Ngày 03 tháng 02 năm 1946, cơ quan Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính chính thức ra đời và hoạt động.

Như vậy, trong những năm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chức năng phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ do Bộ tài chính thực hiện.

>> Xem thêm: Phân tích bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, vị trí pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam [sau đây gọi tắt là Ngân hàng nhà nước] ngày càng được xác định cụ thể.

Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 tại Điều 1 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước], là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lí nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhằm ổn định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 1 Điều 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 quy định: "Ngân hàng nhà nước Việt Nam [sau đây gọi tắt là Ngân hàng nhà nước] là cơ quan của Chỉnh phủ và là ngăn hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Để xác định rõ hơn địa vị pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy của Chính phủ, Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, theo quy định này, Ngân hàng nhà nước vừa có vị trí là một bộ trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, vừa có vị trí là ngân hàng trung ương.

Với vị trí pháp lí là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước là cơ quan ngang bộ có chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

Với vị trí pháp lí của ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia là một trong những dấu hiệu thể hiện tính công quyền của ngân hàng trung ương. Chính vì vậy, luật ngân hàng trung ương của các nước thường quy định cụ thể về mục tiêu hoạt động của ngân hàng trung ương. Chẳng hạn, Điều 3 Chương I Luật ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức [thông qua ngày 26/7/1957] quy định nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Liên bang Đức như sau: Ngân hàng liên bang Đức có nhiệm vụ điều tiết hoạt động lưu thông tiền tệ và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế nhằm mục đích ổn định tiền tệ... Còn Ngân hàng quốc gia Hungari, mặc dù được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần nhưng có mục tiêu hoạt động là nhằm hỗ trợ việc thực hiện các chương trình kinh tế của Chính phủ thông qua chính sách tiền tệ và tín dụng, ổn định và bảo vệ sức mua trong và ngoài nước của đồng tiền quốc gia [Điều 3,4 Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991].

2. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước được quy định ở Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Hoạt động của Ngân hàng nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát hiển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu hoạt động vì lợi ích quốc gia của Ngân hàng nhà nước là tiêu chí để phân biệt hoạt động của nó với hoạt động ngân hàng của các định chế tài chính-tín dụng khác trong nền kinh tế.

>> Xem thêm: M&A là gì ? Những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam

3. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng nhà nước được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thành lập theo sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà số 15/SL ngày 06/5/1951.

Thứ hai, Ngân hàng nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước có sự thay đổi qua các thời kì:

- Giai đoạn từ 1951 - 1987: Hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình một cấp. Theo đó, Ngân hàng nhà nước là hệ thống tổ chức thống nhất toàn ngành, là pháp nhân duy nhất. Ở trung ương có Ngân hàng nhà nước trung ương là cơ quan lãnh đạo toàn bộ hệ thống các chi nhánh Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Do mô hình tố chức như vậy nên trong giai đoạn này, Ngân hàng nhà nước là một định chế hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan thuộc Chính phủ vừa có tư cách của ngân hàng trung ương và tư cách của ngân hàng trung gian.

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn từ 1951 - 1987:

- Giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng [1987 - 1990]: Nhà nước tiến hành cải cách thí điểm hệ thống ngân hàng phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Tương tự như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Nhà nước ta tiển hành cải cách hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách này là phân chia chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.

Ở nước ta, quá trình cảĩ cách hệ thống ngân hàng trải qua giai đoạn thí điểm. Việc cải cách thí điểm hệ thống ngân hàng được thực hiện trên cơ sở Quyết định của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng số 218/QĐ ngày 3/7/1987 về việc cho làm thử chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, Nghị định của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng số 53/HĐBT ngày 26/3/1988.

Trong giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng, sự đổi mới về tổ chức của Ngân hàng nhà nước là từng bước chuyển giao chức năng kinh doanh [chức năng của ngân hàng trung gian] cho các ngân hàng chuyên doanh.

>> Xem thêm: Khái quát về ngân hàng thương mại và phân loại vốn của ngân hàng thương mại ?

- Giai đoạn sau cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990: Trên cơ sở Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình hai cấp. Ngân hàng nhà nước là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997, Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, được Nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động.

Đối với ngân hàng trung ương, luật của các nước quy định về chế độ vốn pháp định với những nét đặc thù. Với loại hình ngân hàng trung uơng thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, nhà nước quy định cụ thể mức vốn pháp định. Với loại hình ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước, luật ngân hàng trung ương của các nước quy định chế độ vốn pháp định theo hai phương thức:

1] Mức vốn pháp định được quy định cụ thể. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 2 Luật ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức năm 1958, vốn pháp định của Ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức là 290 triệu mác Đức; Điều 6 Luật ngân hàng trung ương Malaysia năm 1958 [sửa đổi năm 1994] quy định vốn pháp định của Ngân hàng trung ương Malaysia là 200 triệu ringit;

2] Luật ngân hàng trung ương không quy định mức vốn pháp định cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc hình thành vốn pháp định của ngân hàng trung ương. Chẳng hạn, Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 quy định toàn bộ vốn của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc do Nhà nước cấp và thuộc sở hữu nhà nước; Điều 4 Luật ngân hàng Hàn Quốc quy định Ngân hàng Hàn Quốc là pháp nhân đặc biệt không có vốn.

Ở Việt Nam, Điều 42 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngoài vốn pháp định, Ngân hàng nhà nước còn được Nhà nước giao các loại tài sản sản khác và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ tư, Ngân hàng nhà nước nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

4. Chức năng của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước vừa có tư cách pháp lí của cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành vừa có tư cách pháp lí của ngân hàng trung ương nên chức năng của nó cũng được pháp luật quy định theo hai phương diện: Chức năng quản lí nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương.

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Các chức năng của Ngân hàng nhà nước thể hiện bằng các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước

Theo điều 2 nghị định 16/2017 Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.

3. Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

4. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

5. Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước nhằm phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Khái niệm về cổ đông và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần ?

6. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

7. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm: Mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

8. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc [Giám đốc] của tổ chức tín dụng; chấp thuận những thay đổi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

9. Thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

10. Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

12. Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật; làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

14. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:

a] Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;

>> Xem thêm: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất

b] Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;

c] Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;

d] Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

đ] Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e] Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

16. Thực hiện quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

17. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], Nhóm Ngân hàng Thế giới [WB], Ngân hàng Phát triển Châu Á [ADB], Ngân hàng Đầu tư Quốc tế [IIB], Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế [IBEC], Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á [AIIB] và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

18. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

>> Xem thêm: Phân tích hệ thống Tòa án tại Việt Nam và mối quan hệ giữa nhân dân với tòa án

19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

20. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:

a] Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;

b] Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.

21. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:

a] Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại;

b] Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng;

c] Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

22. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

23. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

>> Xem thêm: Văn phòng đăng ký đất đai là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng đăng ký đất đai?

24. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

25. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

26. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

27. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

28. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

29. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

30. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

31. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

32. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công vụ và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam [mẫu số 1]

33. Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

34. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng người lao động; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật; các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

35. Trình Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

36. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

37. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề