Câu hỏi trắc nghiệm về cách mạng xã hội

Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Mác - Lênin - Phần 7

Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa Mác - Lênin có đáp án

2 1.452

Tải về Bài viết đã được lưu

Trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Mác - Lênin

Nhằm cung cấp tài liệu luyện thi môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn đề Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Mác - Lênin - Phần 7 để làm tài liệu ôn tập. Với 15 câu hỏi trắc nghiệm ngắn, bạn sẽ được củng cố kiến thức môn học hiệu quả.

Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Mác - Lênin - Phần 4

Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Mác - Lênin - Phần 5

Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Mác - Lênin - Phần 6

  • Câu 1.

    Vai trò của cách mạng xã hội đối với tiến hóa xã hội:

    • Cách mạng xã hội mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.
    • Cách mạng xã hội làm gián đoạn quá trình tiến hoá xã hội
    • Cách mạng xã hội không có quan hệ với tiến hoá xã hội
    • Cách mạng xã hội phủ định tiến hoá xã hội

  • Câu 2.

    Vai trò của cải cách xã hội đối với cách mạng xã hội:

    • Cải cách xã hội không có quan hệ với cách mạng xã hội
    • Cải cách xã hội thúc đẩy quá trình tiến hóa xã hội, từ đó tạo tiền đề cho cách mạng xã hội
    • Cải cách xã hội của lực lượng xã hội tiến bộ và trong hoàn cảnh nhất định trở thành bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.
    • Cải cách xã hội không có ảnh hưởng gì tới cách mạng xã hội

  • Câu 3.

    Cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở nước ta do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo:

    • Là cuộc cách mạng vô sản
    • Là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
    • Là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp
    • Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

  • Câu 4.

    Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất của nhân tố chủ quan trong cách mạng vô sản là:

    • Đảng của giai cấp công nhân có đường lối cách mạng đúng đắn
    • Tính tích cực chính trị của quần chúng
    • Lực lượng tham gia cách mạng
    • Khối đoàn kết công – nông – trí thức.

  • Câu 5.

    Điều kiện không thể thiếu để cuộc cách mạng xã hội đạt tới thành công theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:

    • Bạo lực cách mạng
    • Sự giúp đỡ quốc tế
    • Giai cấp thống trị phản động tự nó không duy trì được địa vị thống trị
    • Sự khủng hoảng của chế độ xã hội cũ

  • Câu 6.

    Theo Ph. Ăngghen, vai trò quyết định của lao động đối với quá trình biến vượn thành người là:

    • Lao động làm cho bàn tay con người hoàn thiện hơn
    • Lao động làm cho não người phát triển hơn
    • Lao động là nguồn gốc hình thành ngôn ngữ
    • Lao động tạo ra nguồn thức ăn nhiều hơn

  • Câu 7.

    Kết luận của Ph. Ăngghen về vai trò quyết định của lao động trong việc hình thành con người và là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là nhờ:

    • Áp dụng quan điểm của Đac-uyn trong tác phẩm “Nguồn gốc loài người” của ông.
    • Áp dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người
    • Áp dụng quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Anh “lao động là nguồn gốc của mọi của cải”.
    • Suy luận chủ quan của Ph. Ăngghen

  • Câu 8.

    Tiêu chuẩn cơ bản nhất của tiến bộ xã hội là:

    • Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
    • Trình độ dân trí và mức sống cao của xã hội
    • Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
    • Trình độ phát triển của đạo đức, luật pháp, tôn giáo

  • Câu 9.

    Những đặc trưng cơ bản của nhà nước:

    • Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
    • Là bộ máy quyền lực đặc biệt mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội
    • Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị
    • Nhà nước quản lý dân cư bằng luật pháp

  • Câu 10.

    Lý luận hình thái kinh tế – xã hội của C.Mác được V.I.Lênin trình bày khái quát trong tác phẩm nào sau đây:

    • Nhà nước và cách mạng
    • Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.
    • Chủ nghĩa tư bản ở Nga
    • Bút ký triết học

  • Câu 11.

    Thực chất của cách mạng xã hội là:

    • Thay đổi thể chế chính trị này bằng thể chế chính trị khác
    • Thay đổi thể chế kinh tế này bằng thể chế kinh tế khác
    • Thay đổi hình thái kinh tế – xã hội thấp lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.
    • Thay đổi chế độ xã hội

  • Câu 12.

    C.Mác viết: "Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh giáo dục… Các học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Câu nói này trong tác phẩm nào sau đây:

    • Luận cương về Phoiơbắc
    • Hệ tư tưởng Đức
    • Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844
    • Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen

  • Câu 13.

    Điểm xuất phát để nghiên cứu xã hội và lịch sử của C.Mác, Ph.Ăngghen là:

    • Con người hiện thực
    • Sản xuất vật chất
    • Các quan hệ xã hội
    • Đời sống xã hội

  • Câu 14.

    Tư tưởng về vai trò cách mạng của bạo lực như là phương thức để thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới của F.Ăngghen được trình bày trong tác phẩm:

    • Những bức thư duy vật lịch sử
    • Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước.
    • Chống Đuyrinh
    • Biện chứng của tự nhiên

  • Câu 15.

    Đặc trưng nào dễ biến động nhất trong các đặc trưng của dân tộc:

    • Sinh hoạt kinh tế
    • Lãnh thổ
    • Ngôn ngữ
    • Văn hóa và cấu tạo tâm lý

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại

Video liên quan

Chủ Đề