Cầu hỏi về huy động vốn của ngân hàng thương mại

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại
  • 2. Các nhân tố khách quan
  • 2.1 Môi trường pháp lý
  • 2.2 Môi trường kinh tế xã hội:
  • 2.3 Tâm lý, thói quen khách hàng.
  • 3. Các nhân tố chủ quan
  • 3.1 Các hình thức huy động vốn
  • 3.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh:
  • 3.3 Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng.
  • 3.4 Công nghệ ngân hàng.
  • 3.5 Các dịch vụ ngân hàng cung ứng.
  • 3.6 Mức độ thâm niên của một Ngân hàng.
  • 3.7 Chính sách quảng cáo.
  • 3.8 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại

Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu các nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng đóng vai trò quan trọng với nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị… Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mục mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử… và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển.Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi:1900.6162

Các nghiệp vụ kinh tế cơ bản của ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. Các công ty và các tổ chức tài chính cũng đều cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Các ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng việc bằng việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng cả về lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ, dịch vụ khác.

Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, vốn là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động của ngân hàng, trong khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy ngân hàng phải huy động vốn từ nền kinh tế.Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động ngân quỹ. Ngân quỹ là nghiệp vụ tạo lập quản lí và sử dụng các quỹ dự trữ để đáp ứng nhu cầu quản lí kinh doanh của NHTM. Dự trữ bằng tiền mặt là tiền dự trữ tại quỹ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, mục đích là đáp ứng nhu cầu rút bằng tiền mặt của người gửi tiền, đpá ứng nhu cầu bằng tiền của khách hàng vay để thanh toán cho người không có tài khoản tại ngân hàng và đáp ứng nhu cầu thường xuyên của ngân hàng.

Tín dụng: Tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản có của ngân hàng, là cơ sở để tạo thu nhập, quyết định sự phát triển của ngân hàng và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại với người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.Đầu tư: Ngân hàng trực tiếp mang vốn tham gia kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Các hình thức đầu tư của ngân hàng như kinh doanh chứng khoán, góp vốn liên doanh…

Hoạt động thanh toán: Ngân hàng cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán cho khách hàng trên số dư tài khoản. Tài khoản tiền gửi giao dịch cho phép ngân hàng gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản này được xem như một bước đi quan trọng trong công nghệ ngân hàng vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tạo sự nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian kinh doanh, năng cao thu nhập cho khách hàng. Các hoạt động khác: Ngoài các dịch vụ cơ bản trên NHTM còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác để phân tán rủi ro và cạnh tranh với các tổ chức khác: Mua bán ngoại tệ; Bảo quản vật có giá.; Bảo lãnh; Cho thuê thiết bị trung và dài hạn; Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn; Môi giới đầu tư chứng khoán; Dịch vụ bảo hiểm; Ngân hàng đại lý…..

2. Các nhân tố khách quan

2.1 Môi trường pháp lý

Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các TCTD, Luật NHNN... Những Luật này quy định tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi... Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN cho phép. Như vậy, môi trường pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các quy định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.

2.2 Môi trường kinh tế xã hội:

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặp khó khăn.

2.3 Tâm lý, thói quen khách hàng.

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng vốn đó. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng. Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hànP là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.

3. Các nhân tố chủ quan

3.1 Các hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hình thức huy động vốn. Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một hình thức mới.

3.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh:

Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đối cao. Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ. Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.

3.3 Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng.

Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng.

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường.

3.4 Công nghệ ngân hàng.

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau: Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng

Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hPng cung ứng. Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.

3.5 Các dịch vụ ngân hàng cung ứng.

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM. Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

3.6 Mức độ thâm niên của một Ngân hàng.

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàng mới thành lập. Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao. Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng.

3.7 Chính sách quảng cáo.

Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.

3.8 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức các qũy tiết kiệm. Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề