Cầu Mỹ Thuận bao nhiêu mét?

Cầu Mỹ Thuận được mệnh danh là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam bắc ngang qua sông Mê Kông. Ngoài ra nó còn đóng vai trò làm trục giao thông huyết mạch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nối liền giữa 2 tỉnh Tiền Giang – Vĩnh Long. Từ trên cầu chúng ta có thể phóng tầm mắt ra chiêm ngưỡng toàn cảnh con sông Tiền từ trên cao hay những vườn cây trái sum suê như Vườn trái cây Vĩnh Kim xung quanh.

- Khánh thành: 21/05/2000

- Chiều cao: 120 m

- Tổng chiều dài: 1.535 m

- Khoảng hở bên dưới: 38 m

- Chiều rộng: 24 m

Cầu Mỹ Thuận nằm ngay trên quốc lộ 1A và chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125km về hướng Tây Nam. Có thể nói cây cầu này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trục quốc lộ 1A hướng về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trước khi khánh thành cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam này, từ những năm 1935 người dân tại 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long muốn di chuyển phải đi bằng phà vô cùng mất thời gian. Đó là chưa kể việc di chuyển bằng phà thì đương nhiên không thể đảm bảo an toàn tốt, giờ cao điểm còn dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc.

Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Quang Vũ Trương

Xem thêm: Cù lao Tân Phong Tiền Giang và cuộc sống lênh đênh trên dòng sông Tiền

2Khám phá cây cầu dây văng độc đáo

2.1 Lịch sử hình thành

Vào năm 1950 Hoa Kỳ đã từng có ý định cấp vốn để chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây cầu nhưng sau đó dự án lại thất bại. Tiếp tục đến giữa thập niên 1960, công ty Nippon Koei của Nhật hoàn tất đồ án cầu và được lựa chọn nhưng sau đó dự án cũng bị hủy do tài chính không đáp ứng được.

Sau này chương trình của chính phủ Úc AusAid đổ vốn về Cầu Mỹ Thuận với nguồn đầu tư 90,86 triệu đô la Úc [tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng]. Trong khoảng tiền này chính phủ Úc nhận tài trợ khoảng 66% còn vốn đối xứng của Việt Nam là 34%.

Sau khi được chính thức khởi công ngày 6/7/1997 thì Cầu Mỹ Thuận được chính thức hoàn thành vào ngày 21/5/2000. Lúc dự án hoàn thành cũng là thời điểm mà Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long nói chung được kết nối với nhau. Theo đó mọi người không cần phải thông qua đường thủy mới đến được nơi muốn tới nữa, tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế.

Công trình Cầu Mỹ Thuận là dự án hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhận của Việt Nam và Úc. Do đó phong cách kiến trúc của công trình giao thông này cũng đậm nét hiện đại, mang lại một diện mạo mới cho vùng Tây Nam Bộ. Có thể nói cây cầu dây văng đầu tiên này cũng đã mở đầu cho công nghệ xây dựng cầu dây văng bắc qua eo biển hay các con sông lớn tại Việt Nam.

Khung cảnh hôm khánh thành Cầu Mỹ Thuận năm 2007 với dòng người đông đúc. Ảnh: AusAID

Cây cầu là thành quả hợp tác giữa 2 quốc gia Việt Nam và Úc nên có ý nghĩa vô cùng đặc biệt

Cầu Mỹ Thuận là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Sông Tiền dập dềnh song nước. Ảnh: BacLuong

2.2 Chiêm ngưỡng khung cảnh Cầu Mỹ Thuận

Chắc hẳn người từ phương xa đến mà đi ngang Cầu Mỹ Thuận sẽ muốn ghé lại chụp 1 tấm hình, đồng thời ngắm nhìn thành tựu to lớn mà 2 nước đã cùng nhau tạo nên. Hóng mát trên cầu bạn sẽ được chiêm ngưỡng những dòng xe đang tấp nập ngược xuôi, phóng tầm mắt ra xa thì là những dãy nhà, sông, núi, chùa am [như Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang] và đồng ruộng mênh mông bát ngát. Đừng quên lưu lại vài tấm hình lưu niệm nữa bạn nhé.

Cây cầu nổi tiếng với view check-in siêu đẹp, các bạn trẻ đừng bỏ lỡ nhé

Có thể nói Cầu Mỹ Thuận không chỉ mang đến giá trị về mặt kinh tế, giao thông mà nó còn đáp ứng được mong mỏi giao lưu của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Công trình kiến trúc này vừa có giá trị thẩm mỹ cao vừa nổi bật, thu hút đông đảo người ghé đến. Nếu có thời gian bạn nhớ tranh thủ đi khám phá các địa điểm nổi tiếng tại Tiền Giang như Nhà cổ Ông Kiệt, cồn Thới Sơn, cồn Quy...

Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam. Đây là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung, giúp cho việc di chuyển của người dân được dễ dàng, tạo động lực phát triển nền kinh tế khu vực. Qua bài viết trên, Maico hy vọng bạn đã biết nhiều hơn về công trình tuyệt vời này.

Cầu Mỹ Thuận cách mặt nước bao nhiêu mét?

"Hiện hai bên nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 chỉ còn cách nhau 26.8 m, ở độ cao 35-37 m so với mặt nước", kỹ sư Hoàng Đình Đệ, Phó giám đốc Ban điều hành liên danh nhà thầu Trung Nam – Trung Chính nói và cho biết sau khi thi công cáp văng, đúc dầm mặt cầu đốt 15 và 16, dự kiến công trình hợp long ngày 20/10, sớm gần ba tuần ...

cầu Mỹ Thuận 2 bao nhiêu tiền?

Mô hình cầu Mỹ Thuận 2. Đây là một dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được Bộ GTVT phê duyệt. Tổng mức đầu tư dự án là 5.003 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.389 tỷ đồng. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

cầu Mỹ Thuận 2 bao giờ hoàn thành?

Cầu Mỹ Thuận 2 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023, cùng với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, sẽ khép kín tuyến đường bộ cao tốc nối từ TP. HCM đi Cần Thơ, rút ngắn thời gian di chuyển từ 4 giờ hiện nay còn khoảng 2 giờ trong thời gian tới.

cầu Mỹ Thuận 2 có bao nhiêu dây văng?

Ngày 15-9, ông Trịnh Trường Hải - giám đốc điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2, Ban quản lý dự án 7 [Bộ Giao thông vận tải] - cho biết các nhà thầu đã căng bó cáp dây văng cuối cùng tại cầu Mỹ Thuận 2. Cầu Mỹ Thuận 2 được bố trí 128 bó cáp dây văng tại các trụ chính của cầu.

Chủ Đề