Cây dừa la cây một la mầm không có sinh trưởng thứ cấp vậy làm thế nào thân cây to ra

I. RỄDừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Lúc mới mọc có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ nâu. Rễ không có rễ lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng. Những rễ nầy hình thành trên rễ chính và có hoạt động như rễ hô hấp, giúp cho cây trao đổi khí. Trong điều kiện ngập nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bộ rễ, làm cho cây dừa giảm sức tăng trưởng do cây dừa là cây chịu nước nhưng không chịu ngập. Rễ già sẽ chết và rễ mới phát triển liên tục.Tuần đầu tiên sau khi nảy mầm, cây dừa con sẽ mọc ra một rễ cấp 1 có chiều dài trung bình 5cm, mười ngày sau sẽ mọc ra rễ thứ hai, sau sáu tuần sẽ có trung bình 3 rễ cấp 1, với chiều dài rễ dài nhất khoảng 20cm.

Khi cây dừa 5 năm tuổi sẽ có khoảng 548 rễ cấp 1 và đạt số lượng 5.200 rễ cấp 1 khi cây 13 năm tuổi. Số lượng rễ cấp 1 ở cây dừa trưởng thành biến động từ 2.000 đến 16.500 rễ. Hệ thống rễ dừa phần lớn tập trung ở xung quanh gốc trong vòng bán kính 1,5-2m. Rễ có thể ăn sâu đến 4m, trong đó 50% rễ tập trung ở 50cm lớp đất mặt.II. THÂNThân dừa mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung bình từ 15-20m. Trong giai đoạn đầu sau khi trồng thân dừa ngắn, phát triển chậm, cho đến khi chiều ngang phát triển đầy đủ thì thân mới bắt đầu cao lên. Giai đoạn nầy kéo dài khoảng 4 năm tùy theo giống. Do đặc điểm nầy mà thân dừa cao chỉ phát triển mạnh sau 4-5 năm. Gốc dừa là một trong những đặc điểm để phân biệt nhóm giống dừa cao và dừa lùn. Ở nhóm giống dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại ở nhóm giống dừa cao và dừa lai giữa giống lùn và giống cao thường có gốc phình to đến rất to. Số sẹo lá trên thân trên 1m chiều cao thân là một trong những đặc điểm để đánh giá điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây, dựa trên đặc điểm này làm tiêu chuẩn để chọn giống theo phương pháp truyền thống. Do cấu tạo của thân không có tầng sinh mô thứ cấp nên những tổn thương trên thân dừa không thể phục hồi được và đường kính thân cũng không phát triển theo thời gian nên quan sát một đoạn thân ta có thể đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trong thời gian đó. Đồng thời thân phát triển từ đỉnh sinh trưởng [củ hủ] nên khi bị đuông tấn công cây sẽ bị chết.

Tóm lại, thân dừa là đặc điểm dùng để đánh giá sự sinh trưởng của cây. Thân dừa to, không bị tổn thương, sẹo to, khít là cây dừa sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao.III. LÁMột cây dừa có khoảng 30-35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài 5-6m vào thời kỳ trưởng thành. Ở cây trưởng thành, 1 tàu lá dừa gồm 2 phần. Phần cuống lá không mang lá chét, lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên, đáy phồng to, bám chặt vào thân và khi rụng sẽ để lại một vết sẹo trên thân. Phần mang lá chét mang trung bình 90-120 lá chét mỗi bên, không đối xứng hẳn qua sống lá mà một bên này sẽ có nhiều hơn bên kia khoảng 5-10 lá chét.


Đỉnh sinh trưởng sản xuất lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên tán thì có thêm một chồi lá xuất hiện và một lá già rụng đi. Một cây dừa tốt, mỗi năm ra ít nhất 14-16 lá [24-26 ngày/lá] đối với nhóm dừa cao và 16-18 lá [20-22 ngày/lá] đối với nhóm dừa lùn. Mùa khô dừa ra lá nhanh hơn so với mùa mưa. Một tàu lá dừa luôn luôn có đời sống 5 năm, từ khi tượng đến khi xuất hiện 2,5 năm và từ khi xuất hiện đến khi khô, rụng là 2,5 năm. Nếu điều kiện tự nhiên bất lợi lá sẽ ra chậm hơn, số lá ít đi chứ không rút ngắn đời sống của lá. Điều kiện dinh dưỡng và nước đầy đủ cây ra nhiều lá sẽ làm cho số lá trên tán cây nhiều hơn [35-40 tàu]. Nếu gặp điều kiện bất lợi thời gian ra lá kéo dài, số lá trên tán cây sẽ ít. Ở vùng khô hạn, trên tán lá có một số lá khô nhưng không rụng, đó là điều kiện rất đặc trưng chứng tỏ cây bị thiếu nước.

Tóm lại, quan sát tán lá của cây dừa ta có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây. Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để tuyển chọn cây làm giống. Tán lá phân phối đều chứng tỏ cây mạnh và có khả năng cho nhiều trái.IV. HOAThời gian từ khi tượng đến khi nở trung bình từ 30-40 tháng. Thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa, do đó có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát hoa được sinh ra mỗi năm. Tuy nhiên, giai đoạn 15-16 tháng trước khi hoa nở [giai đoạn phân hóa nhánh gié] phát hoa dừa có thể bị thui do cây dừa bị thiếu dinh dưỡng, khô hạn hay ngập úng. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra hiện tượng “mùa treo” ở dừa.Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng ở trên cùng một gié hoa. Số lượng hoa cái trung bình biến động từ 20-40 cái trên mỗi phát hoa tùy theo giống. Số hoa cái trên buồng ít có thể do thiếu chất đạm. Nhóm dừa lùn có số lượng hoa cái nhiều hơn nhóm dừa cao.Mỗi phát hoa có thể mang trung bình từ 5-10g phấn hoa. Mỗi hoa đực chứa khoảng 272 triệu hạt phấn có kích thước rất nhỏ. Chỉ khoảng 40% hạt phấn có khả năng thụ phấn trong mỗi phát hoa. Thời gian để hoa cái đầu tiên nở đến hoa cái cuối cùng thụ phấn xong trên cùng phát hoa gọi là pha cái, kéo dài từ 5-7 ngày ở giống dừa cao và từ 10-14 ngày đối với giống dừa lùn.

Thời gian để hoa đực đầu tiên mở đến hoa đực cuối cùng mở gọi là pha đực, kéo dài khoảng 18-22 ngày. Thời gian xuất hiện của pha đực và pha cái hình thành nên kiểu thụ phấn khác nhau và là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt giữa các giống. Trên giống dừa cao pha đực thuờng xuất hiện trước rồi mới đến pha cái nên có sự lệch pha và sự thụ phấn chéo là phổ biến.Trên giống dừa lùn, pha cái thường trùng với pha đực nên dừa lùn thường tự thụ phấn. Đối với nhóm dừa lai, giữa pha đực và pha cái có sự trùng pha một phần nên có thể xảy ra hiện tượng tự thụ trên cùng một phát hoa. Do nhóm dừa cao có đặc tính thụ phấn chéo nên khi nhân giống bằng phương pháp hữu tính cần có kỹ thuật riêng biệt và nghiêm ngặt hơn so với giống dừa lùn.Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng, trong đó ong mật có vai trò quan trọng nhất. Việc nuôi ong trong vườn dừa làm tăng năng suất dừa đáng kể. Hiện tượng rụng trái non thường xuất hiện ở giai đoạn ba tuần sau khi đậu trái và có thể kéo dài đến tháng thứ sáu. Sự rụng trái non có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:- Thiếu dinh dưỡng: Do thiếu đạm và kali- Điều kiện môi trường: do gặp điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng hay đất có nhiều sét, thoát nước kém.- Do sâu bệnh tấn công như các loại nấm Colletotrichum sp., Phytophthora sp. Botriodiplodia sp. hay côn trùng gây hại như Amblypelta cocophaga, bọ cánh cứng Brontispa longissima.- Nguyên nhân sinh lý do sự thành lập tầng rờiV. TRÁI

Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái gồm có ba phần là ngoại quả bì [phần vỏ bên ngoài được phủ cutin], trung quả bì [xơ dừa] và nội quả bì bao gồm gáo, nước và cơm dừa.


Vỏ dừa dày từ 1-5cm tùy theo giống, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ dừa bao gồm 30% là xơ dừa và 70% là bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao từ 400-600% so với thể tích của chính nó.Gáo dừa có hình dạng rất khác biệt tùy theo giống, độ dày của gáo từ 3-6mm. Bốn tháng tuổi sau khi thụ phấn gáo dừa bắt đầu hình thành và chuyển sang màu nâu và cứng hơn khi trái được 8 tháng tuổi.Nước dừa xuất hiện từ tháng thứ ba sau khi thụ phấn và đạt được thể tích lớn nhất ở tám tháng tuổi. Thể tích sẽ giảm dần khi trái khô. Thành phần hóa học chủ yếu của nước dừa là đường và muối khoáng.Cơm dừa bắt đầu hình thành 5 tháng sau khi thụ phấn, có thể thu hoạch để uống nước vào tháng thứ 7-8. Thời gian để hoa cái thụ phấn, phát triển thành trái và đến khi trái khô kéo dài 12 tháng. Thu hoạch trái ở giai đoạn 10 tháng sau khi đậu trái có thể giảm năng suất do trái chưa phát triển đầy đủ nhưng ở giai đoạn từ 11 tháng trở đi thì trái có thể dùng làm giống. Trọng lượng cơm dừa khô của một trái dừa dao động từ 100-350 g/trái và chứa khoảng 65-74% dầu dừa tùy theo giống. Kích thước, hình dạng trái rất đa dạng, tùy theo giống.VI. NHU CẦU SINH THÁI1. Khí hậuSự tăng trưởng phát triển của cây dừa tùy thuộc vào 2 yếu tố khí hậu và đất đai. Sự hiểu biết về môi trường và những ảnh hưởng của chúng trên đời sống cây dừa giúp chọn đúng nơi có thể phát triển trồng dừa. Sự xác định những yếu tố giới hạn trên năng suất dừa giúp ta có biện pháp kỹ thuật để cải thiện tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, gia tăng thu nhập.Cây dừa được trồng trong hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm, hơn 90% vườn dừa trên thế giới được tìm thấy giữa Bắc và Nam vĩ tuyến thứ 20, với độ cao trung bình dưới 500m so với mặt nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa là 27oC và dao động từ 20-34oC. Nhiệt độ thấp dưới 15oC gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý của cây. Do tác động của nhiệt độ nên khi trồng dừa ở những vùng có độ cao trên 500m thường cho năng suất không cao. Cây dừa có thể trồng trên các vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000-4.000mm. Lượng mưa lý tưởng từ 1.500-2.300mm và phân bố tương đối đều trong năm. Ẩm độ thích hợp là 80-90%, ẩm độ dưới 60% có thể gây ra hiện tượng rụng trái non. Dừa là cây ưa sáng, cần tối thiểu 2.000 giờ chiếu sáng mỗi năm, 120 giờ chiếu sáng mỗi tháng thích hợp cho cây dừa [4 giờ/ngày]. Gió nhẹ giúp tăng khả năng thụ phấn và đậu trái, đồng thời tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.Nhìn chung, ở ĐBSCL điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa. Nhiệt độ bình quân ở ĐBSCL là 27oC, thấp nhất khoảng 19-20oC, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa hai mùa không cao. Ẩm độ biến động từ 70-85%, rất thích hợp cho cây dừa. Ánh sáng trong mùa khô từ 8-9 giờ/ngày và trong mùa mưa là 4,7-4,9 giờ/ngày. Đối với lượng mưa hàng năm biến động từ 1.000-2.300mm rất thích hợp cho nhu cầu của cây dừa nhưng do sự phân bố không đều, mùa khô kéo dài 4-5 tháng với lượng mưa rất thấp gây ra sự thiếu nước nhưng mùa mưa với lượng mưa tập trung trên 90% lượng mưa cả năm kết hợp với mùa nước nổi gây ra sự ngập úng, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất dừa. Ngoài ra, trong mùa mùa khô còn có hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất dừa. Do đó, để đạt được năng suất cao cây dừa cần tưới nước trong mùa khô và thoát nước trong mùa mưa.2. Đất đaiCây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, thoát thủy tốt. Cây dừa có thể chịu được đất với độ pH từ 5 đến 8. Tuy nhiên pH đất thích hợp nhất từ 5,5-7. Vùng bị khô hạn hay ngập úng không thích hợp cho cây dừa. Vùng mặn dừa có trái nhỏ.Ở ĐBSCL, để đạt được năng suất cao, khi chọn đất phát triển cây dừa cần chú ý một số đặc điểm sau:- Bề dày tầng đất mặt trên 1 m- Không bị ngập úng- Không bị nhiễm mặn liên tục- pH từ 6-7- Thành phần cơ giới là cát pha hay thịt pha cát

Nguyễn Thị Lệ Thủy

Page 2

Xoài là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, ít đòi hỏi chăm sóc như các cây ăn trái khác. Hiện nay có nhiều giống xoài ngon như cát hòa lộc, cát chu,… được sử dụng ăn chín hoặc ăn trái sống như xoài Tứ Quý, xoài Thái, xoài Đài Loan… vì thế cây xoài đang được nông dân phát triển diện tích trồng. Mặc dù dễ trồng, ít kén đất nhưng xoài thường bị nhiễm một số dịch hại như rệp dính, sâu đục thân, sâu đục trái và bệnh thán thư làm ảnh hưởng năng suất khá nghiêm trọng thậm chí đưa đến chết cây nếu không phòng trị kịp thời.

Page 3

Hiện nay cây nhãn đã qua thời kỳ “hoàng kim” nhưng trong tỉnh Bến Tre vẫn còn một số vùng duy trì diện tích chuyên canh nhãn và nông dân đã làm giàu từ cây nhãn. Trong các giống nhãn được trồng, nhãn tiêu da bò [Tiêu Huế] chiếm đa số vì giống nhãn này đạt năng suất cao. Tuy nhiên, chúng bị nhiễm bệnh chổi rồng khá nặng, đây là một thách thức lớn đối với nông dân trồng nhãn. Để giải quyết khó khăn này, giải pháp giống nhãn có khả năng kháng được bệnh chổi rồng để thay thế là một trong những giải pháp được đưa ra hàng đầu trong quy trình quản lý tổng hợp quản lý bệnh chổi rồng. Trong các giống nhãn đã trồng, giống nhãn xuồng cơm vàng được khuyến cáo thay thế vì trọng lượng trái to, dày cơm, giòn ngon và đặc biệt kháng bệnh chổi rồng tốt, nhưng nhược điểm là năng suất không cao lại rất dễ rụng trái khó xử lý trái nghịch vụ nên nông dân không “mặn mà” với giống nhãn này. Trong thời gian qua, Viện Cây Ăn quả Miền Nam đã lai tạo thành công giống nhãn LĐ11, mang những ưu điểm của giống nhãn tiêu da bò và xuồng cơm vàng và khắc phục được những nhược điểm của hai giống nhãn này. Giống nhãn LĐ11 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho phép đưa vào sản xuất thử ở các tỉnh vùng ĐBSCL.

Page 4

Tính đến nay, diện tích dừa của tỉnh đã phát triển hơn 71.000 ha, trong đó diện tích dừa uống nước chiếm khoảng 15%, chủ yếu tập trung nhiều trên địa bàn các huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam… Những năm gần đây, ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu dừa uống nước sang các nước Nhật, Mỹ, Úc và Châu Âu… sản phẩm đã được người tiêu dùng đánh giá cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là không cao do nhiều nguyên nhân như trái nhỏ, trái bị thẹo do sâu hại, trái bị rỗng xơ, độ ngọt thấp…

Page 5

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây sầu riêng luôn được mở rộng từ đồng bằng sông Cửu Long đến tận miền Đông Tây Nguyên, nguyên do là cây mang lại hiệu quả kinh tế bởi năng suất cao, chất lượng ngon đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong canh tác cũng luôn gặp không ít khó khăn nhất là rầy gây hại lá non làm cháy lá, rụng lá, chết đọt khô cành ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, giảm năng suất chất lượng trái.

Page 6

Không riêng bưởi Da xanh mà tất cả cây trồng đều rất cần dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển cho năng suất. Dinh dưỡng được cung cấp cho cây từ đất và phân bón. Tùy theo nhu cầu của cây, phân bón được chia làm 3 nhóm: phân đa lượng [N,P,K], trung lượng [Ca, Mg, S] và vi lượng [Zn, Bo, Cu, Mn,…]. Đa số nông dân đều rất quan tâm cung cấp đầy đủ phân đa lượng nhưng ít ai nghĩ đến việc bổ sung phân trung, vi lượng cho cây. Mặc dù được cây bưởi hút với số lượng khá ít song nhóm nguyên tố trung, vi lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu góp phần gia tăng năng suất. Một số các triệu chứng mất cân đối do dinh dưỡng đôi khi biểu hiện giống các triệu chứng tác hại của môi trường như thiếu nước, ngộ độc do phèn, mặn,.. hoặc do nấm bệnh gây ra. Vì thế, nông dân trồng bưởi cần nhận biết các triệu chứng thiếu nguyên tố trung, vi lượng thể hiện trên lá, trái, cành,… để có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Page 7

Bến Tre là một trong những tỉnh vùng ĐBSCL có diện tích trồng chôm chôm khá lớn. Hiện nay, diện tích chôm chôm của tỉnh trên 5.000ha, tập trung ở huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành [xã Tiên Long, Tân Phú, Thành Triệu]. Đây là loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt xử lý vụ nghịch giá chôm chôm có thể lên gấp 7-10 lần giá trong vụ thuận. Tuy nhiên, chôm chôm bị nhiều dịch hại tấn công, nhất là trong mùa mưa, nông dân trồng chôm chôm rất quan tâm đến bệnh phấn trắng vì nếu không phòng trừ kịp thời năng suất có thể giảm trầm trọng.

Page 8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẾN TRE- Điạ chỉ: 280 Đường 3 tháng 2, phường An Hội, Thành Phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre- Điện thoại: 0275-3829365   - Fax: 0275-823179- Email: ;

BAN GIÁM ĐỐC:

 TT  Họ tên  Chức vụ  Số điện thoại
 Cơ quan Nhà riêng Di động
 01  Lâm Văn Tân
Giám đốc Sở 0275-2211667  

0944.075.886

lvtan.

 02  Võ Văn Truyền Phó Giám đốc Sở 0275-3817577    
 

0918.330.163

vvtruyen.

 03 Nguyễn Văn Vưng Phó Giám đốc Sở 0275-3824843  

0918.776.516

nvvung.

 04 Võ Thị Thanh Hà Phó Giám đốc Sở    

0918.816.556

vttha.

CÁC PHÒNG BAN:- Văn phòng Sở: Điện thoại: 0275-3829365- Thanh tra Sở: Điện thoại: 0275-3812627- Phòng Kế hoạch -Tài chính: Điện thoại: 0275-3601997- Phòng Quản lý Khoa học: Điện thoại: 0275-3829335- Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ: Điện thoại: 0275-2.211673

- Phòng Quản lý Chuyên ngành: Điện thoại: 0275-3812629

- Phòng Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng: Điện thoại: 0275-3822272 

 
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:- Trung tâm Khoa học và Công nghệ+ Điạ chỉ: 415A Đường Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, Thành Phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

+ Điện thoại: 0275-3827522

TT  Họ tên  Chức vụ Email
 BAN GIÁM ĐỐC
 01  Lâm Văn Tân Giám đốc Sở

lvtan.

 02  Võ Văn Truyền Phó Giám đốc Sở

vvtruyen.

 03  Nguyễn Văn Vưng Phó Giám đốc Sở

nvvung.

 04  Võ Thị Thanh Hà Phó Giám đốc Sở

vttha.

PHÒNG QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ VÀ THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
 05  Nguyễn Minh Tuấn Phó trưởng phòng     nmtuan.
 06  Dương Thị Kim Thoa     Chuyên viên   dtkthoa.
07  Nguyễn Thị Kim Chi    Chuyên viên   ntkchi.
08  Nguyễn Ngọc Thạch 
Chuyên viên nnthach.
VĂN PHÒNG SỞ
 09 Nguyễn Văn Bình
Chánh văn phòng   nvbinh. 
10 Đặng Văn Cử   Phó Chánh văn phòng dvcu.
 11 Dương Thị Ngọc Trà  Phó Chánh văn phòng dtntra.
12 Võ Thị Lài  Văn thư vtlai. 
13 Nguyễn Lê Kim Tuyền 
Chuyên viên nlktuyen.
14 Nguyễn Thị Kim Thanh 
Chuyên viên   ntkthanh.
15 Phan Thị Ánh Hồng   
Chuyên viên   ptahong.
16 Châu Quang Thông
Chuyên viên cqthong.
PHÒNG THANH TRA
17 Huỳnh Cao Thọ Chánh Thanh tra hctho. 
 18 Nguyễn Tuyết Minh Thanh tra viên ntminh.
 19 Trần Văn Bé Năm        Thanh tra viên tvbnam.
PHÒNG QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
 20 Trương Minh Tú   Trưởng phòng tmtu.
 21 Huỳnh Tú Quyên   Phó trưởng phòng   htquyen.
 22 Nguyễn Thị Hải Ngân  Chuyên viên   nthngan.
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC
 23
Nguyễn Văn Vũ      Trưởng phòng   nvvu. 
24 Đặng Thị Xuân Trang         Phó trưởng phòng dtxtrang.
25
Trần Bích Luỹ     Chuyên viên   tbluy. 
 26 Phan Thị Tường Khanh
Chuyên viên pttkhanh.
PHÒNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
 27 Nguyễn Quốc Thanh      Trưởng phòng
nqthanh.
 28 Võ Thị Quyên      Phó trưởng phòng httthuy.
 29 Đỗ Công Trứ         
Chuyên viên dctru.
30 Nguyễn Nhựt Quang
Chuyên viên nnquang.
 31 Trần Tuyết Mai        Chuyên viên ttmai.
32 Trương Trần Thuý Hằng Chuyên viên ttthang.
TRUNG TÂM  KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
 33 Phạm Thị Kim Lan      
Giám đốc ptklan.
 34 Nguyễn Thanh Tùng
Phó Giám đốc nttung.
 35 Phạm Văn Đồng Phó Giám đốc pvdong.
36 Huỳnh Thị Hoàng Vân    
Trưởng phòng tổng hợp hthvan.
 37 Nguyễn Thị Huế Châu   Phó Trưởng phòng tổng hợp nthchau.
38 Phan Thị Phương Thảo     Chuyên viên ptpthao.skhcn@ bentre.gov.vn
 39 Đoàn Thị Thùy Linh      Chuyên viên dttlinh.
40 Nguyễn Thị Bích Tuyền 
Chuyên viên ntbtuyen.
 41 Hồ Đăng Nguyên        Chuyên viên hdn.
 42 Lê Thị Huỳnh Hoa        Chuyên viên lthhoa. 
43 Nguyễn Thị Hồng Thủy    Phụ trách phòng TĐC nththuy.
44 Huỳnh Công Luật     Chuyên viên hcluat.
45 Nguyễn Cao Thành Chuyên viên ncthanh.
46 Nguyễn Minh Cường   Chuyên viên nmcuong.
47 Phan Bá Nhẫn  Chuyên viên pbnhan.
 48 Võ Duy Thành        Chuyên viên vdthanh.
 49 Phạm Thị Thu Trang 
Chuyên viên ptttrang.
50 Trần Văn Cường Chuyên viên tvcuong.
51 Lê Thị Kim Tuyền
Chuyên viên ltktuyen.
52 Nguyễn Thái Huy  Chuyên viên
 nthuy. 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA SỞ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ VÀ THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VĂN PHÒNG SỞ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Page 9

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ [KH&CN] tỉnh Bến Tre đã có nhiều cố gắng, bám sát chỉ đạo Bộ KH&CN, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Giám đốc sở, triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt và thanh tra đột xuất. Các cuộc Thanh tra do Thanh tra Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre, phòng Cảnh sát kinh tế, phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố. Nội dung thanh tra, kiểm tra chú trọng vào lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, hàng đóng gói sẵn, chu kỳ kiểm định đối với phương tiện đo nhóm 2; thanh kiểm tra về chất lượng đối với mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, đồ điện-điện tử, thép làm cốt bê tông.

Page 10

Video liên quan

Chủ Đề