Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe con người nói chung

Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của bé thời điểm giao mùa

Chủ Nhật ngày 17/10/2021

  • Trẻ mọc răng có thể kéo theo một loạt những vấn đề về sức khỏe
  • Bệnh hen suyễn ở trẻ và mối nguy hại nếu không được chữa trị kịp thời
  • Mách mẹ cách tăng miễn dịch cho trẻ hay ốm yếu

Vào thời điểm giao mùa, vi khuẩn, virus rất dễ phát triển và tấn công hệ hô hấp của trẻ em. Lúc này, đa số các bệnh nhi tới khám bệnh đều liên quan đến đường hô hấp và viêm phổi. Đặc biệt bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ diễn ra rất nhanh. Do đó, các bác sĩ yêu cầu cha mẹ theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi vì bệnh diễn biến rất nhanh.

Để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch hệ hô hấp, việc phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ là rất quan trọng. Các mẹ có thể áp dụng 6 biện pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới đây.

Giữ ấm cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất khó, do trẻ sơ sinh chưa biết nói, nên con đang cảm thấy nóng hay lạnh cũng khiến cho các mẹ cảm thấy băn khoăn khi mặc đồ ấm cho con. Nếu mặc quá nhiều áo, con sẽ bị nóng, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó, khi giữ ấm cho trẻ nhỏ các mẹ cần lưu ý:

Mẹ cần giữ ấm các vùng trên cơ thể như: Tay, lưng, bụng và bàn chân. Khi mặc tã hoặc quần áo cho con, cần kiểm tra bàn tay con xem có bị lạnh hay không,lưng của con cần ấm vừa đủ, nếu mẹ ủ ấm bé quá kĩ thì bé sẽ bị đổ mồ hôi và mồ hôi sẽ thấm ngược vào phổi, gây ra viêm phổi hoặc cảm lạnh.

Chân của béchứa nhiều mạch và huyết nên rất nhạy cảm. Vì vậy nếu mẹ không giữ ấm cho đôi chân thì bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp. Bụng bé cần được giữ ấm để bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa. Cùng với việc giữ ấm cơ thể, mẹ cần để lộ đầu, gương mặt béđược thoáng mát, tránh ủ kín đầu khiến bé bị bức bối, khó chịu.

Về phần lựa chọn quần áo giữ ấm, mẹ nên chọn các loại có vải mềm, chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt và không ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó, cần vệ sinh vùng mông và bộ phận sinh dục của bé nhẹ nhàng, dùng khăn mềm lau nhẹ để tránh nhiễm khuẩn và chống hăm.

Nhiệt độ phòng của bé cần duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Để luồng không khí lưu thông, thông thoáng, tránh sự bí bách của phòng kín.

Giữ ấm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh

Vệ sinh thân thể và môi trường

Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh hô hấp.

Để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây ra bệnh về đường hô hấp, cha mẹ cần phòng bệnh bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho bé. Với bé lớn, cần rèn luyện ý thức tự giác vệ sinh cá nhân để bé tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên.

Ba mẹ cần cắt móng tay cho bé thường xuyên, rửa tay cho bé bằng các dung dịch rửa tay dành riêng cho trẻ em để an toàn và lành tính với da bé, hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vận động. Bên cạnh đó, cần vệ sinh môi trường xung quanh nhưgiường ngủ, phòng vệ sinh, quạt, điều hoà,... và các đồ dùng thường nhật nhé.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo đối với trẻ em từ 0-6 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ sẽ có khả năng chống lại bệnh, giúp bé phát triển toàn diện và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu không có điều kiện, các mẹ cố gắng cho bé bú sữa ít nhất 2-3 tháng đầu để cho bé có một sức khỏe tốt, bảo vệ hệ hô hấp của trẻ.

Với các bé lớn hơn tuổi, cần có chế độ dinh hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh bữa ăn chính, các bữa ăn phụ của bé cần bổ sung thêm các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng nhưđu đủ, dâu tây, cam... Có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy lấy nước.

Các mẹ cần bổ sung nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như: Cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền... Bên cạnh đó cần kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, hoàn thiện hệ miễn dịch.

Các thực phẩm giàu kẽm như: Hải sản, thịt bò, thịt lợn, nấm, rau chân vịt, cacao, chocolate,... cũng có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông sắp tới.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ để có một hệ miễn dịch tốt

Tiêm vaccine

Bên cạnh các loại vaccine bắt buộc phải tiêm cho trẻ, các mẹ cần bổ sung thêm các loại vaccine để ngăn ngừa bệnh hô hấp cho bé.

  • Vacine phòng cúm: Mỗi năm tiêm một lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng một tháng để khi vào mùa vaccine có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm vaccine khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.

  • Vaccine phế cầu: Phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng, mũi họng

Chân răng, cao răng là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp như phế cầu, liên cầu khuẩn. Vì thế, bảo vệ đường hô hấp cũng không nằm ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng định kỳ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Bên cạnh đó, súc nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng họng chuyên dụng phù hợp cho trẻ nhỏmỗi ngày là cách bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ những việc đơn giản nhất, đặc biệt là đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường, đến nhà trẻ hoặc các nơi công cộng.

Khi chọn khẩu trang cho bé, bạn nên tìm các loại khẩu trang dành riêng cho trẻ em, có chứa các nguyên liệu lành tính, không gây kích ứng cho da mặt bé và vừa vặn với khuôn mặt.

Khẩu Trang Y Tế Trẻ Em Hamita Advanced 4D Mask có thiết kế 4D thông minh ôm khít khuôn mặt, giúp bảo vệ hiệu quả khỏi khói bụi ô nhiễm, chống giọt bắn và vi khuẩn từ môi trường.

Thiết kế của khẩu trang gồm 4 lớp:

  • 1 lớp vải SMS;

  • 1 lớp vải không dệt;

  • 1 lớp giấy kháng khuẩn MELTBLOWN;

  • 1 lớp vải kháng khuẩn SMS;

  • Thun đeo tai, nẹp định hình.

Khẩu Trang Y Tế Trẻ Em Hamita Advanced 4D Mask được đánh giá là giải pháp bảo vệ đường hô hấp tối ưu nhờ vào khả năng lọc bụi mịn kích thước siêu nhỏ, chống giọt bắn [ngay cả khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi vào không khí], giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường hiệu quả.

Khẩu Trang Y Tế Trẻ Em Hamita Advanced 4D Mask

Bảo vệ hệ hô hấp của bé vào thời điểm giao mùa sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt, không quấy khóc và thỏa thích vui chơi. Do đó, các mẹ cần phải lưu ý 6 biện pháp phòng ngừa mà nhà thuốc Long Châu gợi ý cho bạn ở bên trên nhé. Đặc biệt tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm, luôn mang khẩu trang cho bé khi ra ngoài là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh đường hô hấp
  • chăm sóc trẻ
  • khẩu trang

Trung bình, một người hoạt động ở mức vừa phải hít thở khoảng 20.000 lít không khí trong 24 giờ. Hệ cơ quan giúp chúng ta thực hiện chức năng cơ bản nhất này chính là hệ hô hấp. Chúng lấy oxy từ không khí và cung cấp đến các tế bào, cơ quan khác. Sau đó, các khí thải như carbonic cũng được loại bỏ ra khỏi máu thông qua hệ cơ quan này.

Cấu tạo hệ hô hấp ở người

Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan và mô phối hợp nhịp nhàng với nhau để giúp bạn hít thở. Bên cạnh đó, các cơ hỗ trợ cho phổi cũng là một phần trong hệ cơ quan này. Mọi thứ hoạt động cùng nhau để mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ các khí thải như carbonic ra ngoài.

Hệ hô hấp có thể được chia thành 2 phần:

– Đường hô hấp trên: bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản. Tai mặc dù thuộc hệ thính giác như có 01 sự liên thông khá chặt với hệ hô hấp vì có lỗ thông không khí ở vòm hầu để cân bằng áp suất.

– Đường hô hấp dưới: gồm có khí quản, 2 lá phổi và tất cả các phân nhánh của cây phế quản [kể cả phế nang]. Các cơ quan này nằm hầu như ở trong khoang lồng ngực.

Bên cạnh nhiệm vụ giúp hít vào và thở ra, hệ hô hấp còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như:

– Giúp phát ra âm thanh [nói chuyện] và ngửi thấy mùi vị

– Mang không khí cùng với nhiệt độ và độ ẩm cho cơ thể

– Cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể

– Loại bỏ các khí thải, như carbonic, ra khỏi cơ thể khi thở ra

– Bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại hay gây kích ứng

Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp

Môi trường sống có những tác động trực tiếp đến hệ hô hấp con người. Trong quá trình hít không khí vào, chúng ta cũng đồng thời đưa những thành phần khác qua đường dẫn khí đến phổi. Mặc dù đường dẫn khí có những cơ chế giúp loại bỏ bớt các bụi bẩn và các mầm bệnh [như vi khuẩn, virus] nhưng vẫn không đủ khả năng bảo vệ toàn diện. Đặc biệt, khi bạn thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

Một số yếu tố, tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và gây ra nhiều vấn sức khỏe từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

● Khói thuốc lá, kể cả chủ động hay thụ động. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi và các bệnh ở phổi như COPD.

● Không khí ô nhiễm với mật độ khói bụi cao, các khí thải độc hại từ phương tiện giao thông, nhiên liệu đốt rắn [than, củi…]

● Các dị nguyên [tác nhân gây dị ứng] trong không khí như da/ lông động vật, côn trùng, phấn hoa, nấm mốc… Các tác nhân này có thể kích thích phản ứng dị ứng xảy ra ở một số người.

● Phơi nhiễm hơi hóa chất, bụi độc hại từ môi trường làm việc. Một số ngành nghề nhất định có nguy cơ mắc bệnh ở đường hô hấp hay phổi cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại dễ bay hơi, bụi kim loại, quặng khoáng sản…

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp – giữ lá phổi khỏe mạnh

Hãy nhớ, các biện pháp làm tăng khả năng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.

Tập thể dục

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] khuyến cáo mọi người nên hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe hô hấp. Ngay cả những người bệnh phổi mạn tính cũng có thể cải thiện các triệu chứng nhờ tập thể dục hợp lý, thường xuyên.

Thử nghiệm các bài tập thở cũng là cách giúp cải thiện chức năng phổi, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.

Một số kỹ thuật tập thở

- Thở chúm môi: Hít vào chậm qua mũi – Thở ra từ từ bằng miệng môi chúm lại như thổi sáo. Có thể áp dụng thêm kỹ thuật ngưng thở cuối kỳ hít vào [nín thở khoảng 03 giây].

- Thở bụng: Thả lỏng hai vai, một tay đặt lên bụng [để cảm nhận di động của bụng] – Mím môi hít vào bằng mũi phình bụng ra – Thóp bụng lại thở ra bằng phương pháp chúm môi.

Uống nhiều nước

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp làm loãng các dịch nhầy, đàm trong phổi hay đường thở. Từ đó, việc “tống khứ” các chất này ra ngoài cũng dễ dàng hơn và đường thở sẽ trở nên thông thoáng. Mỗi người cần uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình, đừng để cơ thể thiếu nước nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại cả khi đi ra ngoài và ở trong nhà như:

● Kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chất lượng không khí quá tệ, bạn nên tránh ra ngoài nếu có thể. Những ngày như vậy bạn cũng không nên tập luyện thể dục ngoài trời.

● Đeo khẩu trang có khả năng lọc được các loại bụi, đặc biệt là bụi mịn khi đi ra ngoài trời.

● Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy.

● Sử dụng các dụng cụ bảo vệ hô hấp khi bạn làm việc tại các công trường, xưởng, mỏ than hay các công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại.

● Dùng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí ở chất lượng tốt nhất có thể. Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh hít phải các dị nguyên gây kích ứng phổi như lông động vật, nấm mốc…

● Vệ sinh và thông gió tốt cho ngôi nhà, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên thay vì hóa chất tổng hợp hay có nhiều hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp.

● Trồng thêm một số loại cây trong nhà giúp lọc không khí và loại bỏ một số khí thải gây hại đến hệ hô hấp. Khi đó, chất lượng không khí trong nhà cũng được cải thiện.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi, nhất là ở những người đã lớn tuổi. Để bảo vệ hệ hô hấp, bạn cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virus.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh nhiễm trùng đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Hãy rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng cũng như nhớ hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý:

● Tránh đến những nơi đông người, nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp

● Giữ vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng từ đường miệng

● Giữ khoảng cách với người bị bệnh hô hấp hoặc những người xung quanh nếu bạn là người mắc bệnh

Tiêm vắc-xin cúm mùa cũng là một cách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo về lịch tiêm vắc-xin tại các trung tâm tiêm chủng tại nơi mình sinh sống. Đặc biệt, nếu bạn trên 65 tuổi, hãy tiêm phòng viêm phổi.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Hãy cố gắng tăng lượng rau củ, trái cây giàu vitamin trong các bữa ăn và đạt các khuyến cáo trong tháp dinh dưỡng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề