Cây gì không có sự sống là cây gì năm 2024
Ai có tai, hãy nghe lời Thánh Linh phán với các Hội Thánh: Người nào thắng, Ta sẽ cho ăn trái cây sự sống trong Pa-ra-đi của Đức Chúa Trời. (Khải Huyền 2:7). Suy niệm: (Sau khi bạn đã đọc ba khúc Kinh Thánh kể trên đây) Hai phần Kinh Thánh hôm nay trình bầy hai loại cây sự sống khác nhau; một cây bị cấm ăn trái, và cây kia được tự do ăn trái và hiến tặng cho những ai trung tín và đắc thắng. Trong Sáng Thế Ký chúng ta biết đó là cây tri thức thiện ác. Chúa cảnh cáo rằng con người phải tin cậy nơi Chúa để được tri thức và hiều biết, nhưng con ngưởi đầu tiên theo lời dụ hoặc của Sa-tan đã muốn tự mình có tri thức hiểu biết, không cần nương nhờ vào Chúa. Con người đầu tiên muốn giống như Chúa, bằng Chúa, chứ không tin cậy Chúa. Chúng ta ai cũng biết hậu quả kinh khủng về việc làm đó. Con người đầu tiên đã ăn trái cấm và đã không thể tránh trách nhiệm phải chịu kể từ khi ấy. Nhưng cây sự sống được hiến tặng trong bức thư gởi cho Hội Thánh Ê-phê-sô ghi trong Khải Huyền thì hoàn toàn khác hẳn. Người ta dạy rằng trong Thiên Đàng (Pa-ra-đi) có cây sự sống giữa vườn, đó là cây biểu tượng cho sự bất tử và sự sống vĩnh hằng với Đức Chúa Trời. Hưởng cây sự sống này để nếm trải cái vô hạn của cuộc đời, niềm vui và thỏa mãn trong tương giao với Chúa cũng vô hạn. Chúa Giê-xu bảo cho tín hữu Ê-phê-sô rằng cây đó là phần thưởng cho những ai kiên trì và đắc thắng. Tất cả những thử thách và thảm họa mà họ phải chịu, nếu họ trung tín và chiến thắng, sẽ được ban thưởng. Lời hứa này cho cả chúng ta nữa. Chúng ta, những người tin Chúa, đang sống trong sự sống vĩnh hằng. Chết không phải là tận cùng, nhưng là một chuyển đoạn đắc thắng. Nếu chúng ta biết, kính yêu và phục vụ Chúa bây giờ, chúng ta sẽ được ban cho một hương vị của thiên đàng trong mối thân thiết và tương giao với Chúa ngay hôm nay và vĩnh hằng. Những thử thách nào chúng ta đang phải đối đầu, những khó khăn nào chúng ta đang phải trải qua, đều “không đáng so sánh với vinh quang tương lai sẽ được tỏ ra cho chúng ta” (Rô-ma 8:18). TTO - Hầu hết thực vật trên Trái đất đều có vòng đời, nhưng một số ít cây lại sống vài nghìn năm và hiện vẫn khỏe mạnh. Nếu không vì những lý do ngoại cảnh thì các cây này có trường sinh bất tử hay không là một câu hỏi rất khó trả lời.Cây thông bristlecone 5.000 năm tuổi ở California, Mỹ - Ảnh: ATLASOBSCURA Theo thống kê không đầy đủ, thế giới có khoảng hơn 500.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ. Hầu hết thực vật trên Trái đất đều có vòng đời. Một số loài như ngũ cốc, rau ngắn ngày thường sẽ già và chết, một số loài sống vài chục hay hàng trăm năm, nhưng một số ít cây lại sống tới vài nghìn năm. Nhiều cây cổ thụ hiện vẫn đang còn sống và được bảo vệ nghiêm ngặt. Một câu hỏi được giới khoa học tranh cãi từ lâu là: nếu không vì những lý do ngoại cảnh thì các cây này có trường sinh bất tử hay không. Nhiều nhà khoa học lập luận rằng thực sự có những loài cây bất tử. Nhưng nghiên cứu mới được công bố hôm 27-7 trên tạp chí Trends in Plant Science của Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, lại cho thấy cây không bất tử. Ngay cả những cây cổ đại nhất thế giới cuối cùng cũng sẽ chết. Cây thủy tùng 4.000 năm tuổi ở Wales, Anh - Ảnh: JEFF BUCK Theo giáo sư sinh vật Munné-Bosch, những cây cổ thụ trên thế giới sống rất lâu bởi vì chúng có nhiều cơ chế để giảm bớt sự lão hóa. Giáo sư Munné-Bosch thực hiện khảo sát về một số cây lâu đời nhất trên Trái đất, bao gồm cả cây bạch quả tại Nhật Bản, và nhận thấy không cho thấy bằng chứng nào về sự lão hóa ở những cây cổ thụ hàng thế kỷ. Cây bạch quả được cho là có thể sống tới 1.000 năm, và ở tuổi 600, cây vẫn có thể quang hợp, sinh sản và tái tạo mô sống mới dưới vỏ cây hệt như khi nó chỉ được 20 năm tuổi. Tuy nhiên, không có dấu hiệu lão hóa không có nghĩa là chúng bất tử. Những cây này cũng có những hạn chế nhất định để giảm đi khả năng sống lâu. Ví dụ, càng lâu năm thì các mô sống được cây tạo ra càng mỏng và yếu. "Tuy nhiên khi nào chúng chết là câu hỏi không trả lời được", giáo sư Munné-Bosch thừa nhận. Do cây cổ thụ khá hiếm trên thế giới nên việc nghiên cứu chúng rất khó khăn. Tìm thấy một cây chết vì ảnh hưởng lão hóa tự nhiên thậm chí còn hiếm hơn. Hầu hết cây chết vì các nguyên nhân khác, bao gồm gió lốc, sâu bệnh, cháy rừng và con người khai thác. Quan trọng hơn cả là tuổi thọ của con người quá ngắn so với một cây cổ thụ. Một nhà khoa học dù dành cả đời để nghiên cứu một vấn đề về một loài cây thì cũng chỉ hiểu được một phần bí mật rất nhỏ trong vòng đời cây ấy. Sang đến đời nhà khoa học hậu bối thì phương pháp nghiên cứu hoặc kiến thức thu thập được có thể đã lỗi thời. |