Chất không phản ứng với dung dịch nào

Câu hỏi kết quả số #1

Thí nghiệm

Người ta mô tả hiện tượng thu được ở một số thí nghiệm như sau: 1. Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu trắng. 2. Cho quỳ tím vào dung dịch phenol, quỳ chuyển màu đỏ. 3. Cho phenol vào dung dịch NaOH dư, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất. 4. Thổi khí CO2 qua dung dịch natri phenolat xuất hiện vẩn đục màu trắng.

Số thí nghiệm được mô tả đúng là:

Phân loại câu hỏi

Ôn Thi Đại Học Cơ bản
  • Câu A. 4
  • Câu B. 2
  • Câu C. 1
  • Câu D. 3

Kĩ thuật vết dầu loang chinh phục lí thuyết Hóa học

Câu hỏi có liên quan tới phương trình

3Br2 + C6H5OH → C6H2Br3OH + 3HBr C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O C6H5ONa + H2O + CO2 → C6H5OH + NaHCO3

Xem Đáp Án Câu Hỏi Thí...

Câu hỏi kết quả số #2

Tính chất của xenlulose

Cho một số tính chất sau: [1] cấu trúc mạch không phân nhánh; [2] tan trong nước; [3] phản ứng với Cu[OH]2; [4] bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng, nóng; [5] tham gia phản ứng tráng bạc; [6] tan trong dung dịch [Cu[NH3]4][OH]2; [7] phản ứng với HNO3 đặc [xúc tác H2SO4 đặc]. Các tính

chất của xenlulozơ là

Phân loại câu hỏi

Lớp 12 Cơ bản
  • Câu A. [3], [6], [7].
  • Câu B. [1], [4], [6], [7].
  • Câu C. [2], [3], [5], [6].
  • Câu D. [1], [6], [7].

Kĩ thuật vết dầu loang chinh phục lí thuyết Hóa học

Câu hỏi có liên quan tới phương trình

nH2O + [C6H10O5]n → nC6H12O6 3nHNO3 + [C6H7O2[OH]3]n → 3nH2O + [C6H7O2[ONO2]3]n

Xem Đáp Án Câu Hỏi Tính chất của...

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2, CO, H2, H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

    - Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4, thu được 0,1 mol khí NO duy nhất.

    - Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất.

    Giá trị của a là 

  • X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y [X, Y, Z, đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z]. Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,14 mol Br2. Lượng của X trong E là


Xem thêm »

Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch

Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết liên quan đến tính chất hóa học của Sắt. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, vận dụng giải bài tập.

Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây

A. ZnCl2.

B. FeCl3.

C. H2SO4 loãng, nguội.

D. AgNO3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo quy tắc α, dễ thấy Fe không phản ứng được với dung dịch ZnCl2.

Đáp án A

Tính chất hóa học của Sắt

1. Sắt tác dụng với phi kim

+ Khi đun nóng sắt tác dụng với hầu hết phi kim.

1.1. Sắt tác dụng với oxi

3Fe + 2O2

Fe3O4

Fe3O4 là oxit sắt từ, là oxit của hỗn hợp sắt có hóa trị II và III: FeO và Fe2O3

1.1. Sắt tác dụng với phi kim khác.

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

Ngoài Oxi [O] và Lưu huỳnh [S], sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối.

2. Sắt tác dụng với Axit

Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt [II] và giải phóng H2.

Fe + 2HCl loãng → FeCl2 + H2↑

Fe + 2H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑

Chú ý: Sắt Fe không phản ứng với axit HNO3 đặc, nguội và axit H2SO4 đặc, nguội; do ở nhiệt độ thường, sắt tạo ra lớp oxit bảo vệ kim loại trở nên “thụ động”, không bị hòa tan.

Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III

Fe + H2SO4 đặc,nóng → Fe2[SO4]3 + 3SO2 + 6H2O

Fe + 6HNO3 đặc,nóng → Fe[NO3]3 + 3NO2 + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn trong dãy điện hoá, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 loãng

B. HNO3 loãng

C. HNO3 đặc nguội

D. H2SO4 đặc nóng

Xem đáp án

Đáp án C

Fe bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội nên Fe không phản ứng được với hai loại axit này.

Câu 2. Sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây

A. HNO3 đặc, nguội.

B. H2SO4 đặc, nóng.

C. HNO3 loãng.

D. H2SO4 loãng.

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3.Sắt tác dụng được với muối nào sau đây?

A. Zn[NO3]2.

B. Mg[NO3]2.

C. CuSO4.

D. KCl.

Xem đáp án

Đáp án C

Đáp án A, B, D: Kim loại trong các muối này đều hoạt động mạnh hơn sắt vì thế sắt không tác dụng.

Kim loại đồng hoạt động kém hơn sắt nên phản ứng xảy ra:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 4. Đốt một lượng dư sắt trong khí clo thu được hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Thành phần chất rắn đó gồm

A. FeCl2 và FeCl3.

B. FeCl3 và Fe.

C. FeCl2 và Fe.

D. đáp án khác.

Xem đáp án

Đáp án B

Fe dư => chất rắn sau phản ứng chứa Fe dư và muối Fe[III]

Dễ nhầm sang trường hợp tạo muối Fe[II] và sắt dư: Fe+ Fe[III] → Fe[II]

Tuy nhiên phản ứng này chỉ xảy ra trong dung dịch nên => Fe dư thì sản phẩm là muối Fe[III] và Fe dư

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12,Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Video liên quan

Chủ Đề