Quyết đoán nghĩa là gì

Quyết đoán là đưa ra quyết định nhanh, dứt khoát, mạnh mẽ để giải quyết vấn đề nào đó.

Trong cuộc sống không phải mọi quyết định về cách giải quyết vấn đề đều chắc chắn sẽ đạt kết quả như mong muốn. Nhiều tình huống thực tế buộc con người phải đưa ra quyết định ngay trong khi kết quả có thể còn chưa rõ ràng đối với bản thân hay đối với nhiều người khác. Quyết định khác nhau, dứt khoát hay không đều dẫn đến những kết quả khác nhau. Tuy nhiên quyết đoán không phải là liều mạng mà là đưa ra quyết định trên cơ sở suy xét, phán đoán về bản chất của vấn đề, xu hướng diễn biến, với sự tự tin vào bản thân, lòng dũng cảm và tinh thần dám chịu trách nhiệm.

Sự quyết đoán thể hiện qua lời nói, thái độ dứt khoát, thẳng thắn, quả quyết về một sự việc hay không muốn trước yêu cầu của người khác. Đó là một phẩm chất không thể thiếu ở người lãnh đạo và những người có ý chí, mục tiêu rõ ràng trên hành trình vươn đến khát vọng của mình. Tuy nhiên quyết đoán không có nghĩa là cố chấp, khăng khăng giữ ý kiến của mình mà không biết linh hoạt điều chỉnh khi hoàn cảnh thay đổi hay khi giải pháp đưa ra thể hiện một số bất cập. Quyết đoán cũng không có nghĩa là bảo thủ, không để tâm đến ý kiến của người khác hay lợi dụng vị thế của mình để đưa ra quyết định độc đoán, đánh mất sự ủng hộ của những người xung quanh hay cấp dưới.


Sự quyết đoán có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc và trong quan hệ với những người khác. Thiếu tự tin con người sẽ không dám quyết đoán và khi đó sẽ rơi vào tình thế mất phương hướng ứng xử trước những tình huống xảy ra và dễ trở thành người “ba phải’, bỏ lỡ cơ hội. Sự thiếu quyết đoán có thể dẫn đến những tác hại đáng tiếc. Thử nghĩ người chỉ huy ngoài chiến trường, trước những tình huống cấp bách mà không quyết đoán thì mọi người trong đơn vị sẽ lúng túng đến mức nào và sẽ phản ứng ra sao theo suy nghĩ của từng người. Một nghiên cứu thú vị từ 25.000 người thất bại cho thấy sự do dự, thiếu quyết đoán đứng hàng đầu danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của họ. Giám đốc điều hành Quỹ Napoleon hill, Don M. Green khuyên: “Đừng bao giờ để người khác quyết định bạn có thể làm được hay không làm được những việc mà bạn đã quả quyết là có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của bạn”.

Những quyết đoán đúng, giúp giải quyết được tốt vấn đề khiến mọi người nể phục, sẽ giúp nâng cao được uy tín và tín nhiệm trong mắt những người khác. Những người thiếu quyết đoán là những người thiếu bản lĩnh trong mắt người khác, khó lòng bảo vệ được quan điểm của mình, nên kém hiệu quả trong công việc. Ngược lại, người quyết định liều, không có cơ sở dẫn đến thất bại sẽ nhanh chóng đánh mất lòng tin của mọi người. Vì vậy, quyết đoán đòi hỏi sự cân bằng trong tư duy dựa trên sự phán đoán có cơ sở, lòng tự tin, sự lắng nghe và cân nhắc ý kiến của người khác và cả khả năng trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục.

Trong giao tiếp, tính quyết đoán phải được thể hiện bằng sự tự tin của mình và cả thái độ tích cực lắng nghe và tôn trọng đối tác, kể cả khi có sự khác biệt về quan điểm giữa hai bên. Những tình huống cần thể hiện sự quyết đoán là phép thử đối với bản lĩnh con người. Tính quyết đoán là một tố chất có tầm quan trọng rất lớn, nó chỉ hiện diện ở những người có ý thức về điều đó và kiên trì học hỏi, rèn luyện qua thực tế cuộc sống.

[ Nguồn: //www.facebook.com/nguyenthanhbinhgialai/posts/928018027211022:0]

Người Đăng : Admin

Quyết đoán là gì? Quyết đoán liệu có phải là phẩm chất không thể thiếu của những người thành công? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau!

Tính quyết đoán là gì? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản quyết đoán chính là một phẩm chất của con người được thể hiện bởi cách mà họ đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng và cực kỳ dứt khoát với mọi tình huống.

Điểm mấu chốt của tính quyết đoán là không có sự do dự, e dè khi giải quyết bất kỳ một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên đừng hiểu nhầm quyết đoán với thiếu suy nghĩ, hấp tấp, bởi quyết đoán không phải là liều mạng đưa ra quyết định trên cảm quan, phán đoán.

Quyết đoán là gì?

Ngoài ra, quyết đoán cũng hoàn toàn trái ngược so với sự độc đoán – xem nhẹ quyền lợi của người khác mà khi đã có những suy xét tỉ mỉ, mới đưa ra giải pháp tình thế có lợi nhất với cả tập thể.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rằng, trong cuộc sống của mỗi chúng ta không phải cứ khi nào đưa ra những quyết định là đều có thể dành được những thành quả như mong muốn mà thậm chí đôi khi nó còn là sự đánh đổi và thoát ra khỏi khu vực an toàn của chính bản thân.

Quyết đoán có thể được hiểu chính là sự cân bằng giữa những yếu tố là thận trọng và rụt rè, sự nhiệt huyết và hiếu thắng. Những người sở hữu tính quyết đoán cũng không đồng nghĩa với việc tỏ ra bạn là người thể hiện tính cách đầy gay gắt, bất chấp mọi quan điểm, ý kiến từ bên ngoài mà cũng không mảy may tỏ ra do dự hay phụ thuộc lại người khác.

Từ xưa đến nay thì phẩm chất quyết đoán vẫn luôn được đánh giá là một phẩm chất vô cùng cần thiết của những người hoạt động trong môi trường kinh doanh. Đặc biệt là với những nhà lãnh đạo không chỉ là việc làm mất lòng người này người kia, được lòng cấp hay không.

Quan trọng hơn cả là ở khả năng biết tận dụng và nắm lấy cơ hội để từ đó đưa ra những quyết định. Điều này nhằm tạo ra cuộc cách mạng làm chuyển biến mạnh mẽ trong chính môi trường doanh nghiệp hay từ bỏ những thời cơ một cách đầy đáng tiếc và hiểu mình, hiểu người.

Quyết đoán là phẩm chất quan trọng

Cựu giám đốc điều hành của hãng Apple là Steve Job đã đưa hãng này đi đến thành công bởi phần lớn những ý tưởng đều được khởi phát từ những sáng kiến bị nhận định là kỳ quái về thiết kế trên chiếc điện thoại lừng danh Iphone hay những quan điểm làm việc vô cùng “khác người” như:

  • Không trở thành nô lệ cho nhóm khách hàng mục tiêu
  • Làm việc bằng cảm tính nhưng cần phải yêu cầu cao trong sự sáng tạo
  • Không bao giờ nói tới phương châm tối đa hóa nguồn lợi nhuận hay giảm thiểu chi phí

► Tìm hiểu thêm: Các thông tin tìm việc được xem nhiều nhất hiện nay giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Chắc hẳn đã từng có nhiều khi bạn cảm thấy nuối tiếc bởi sợ mất đi công việc cũ với thù lao cao hơn mà từ bỏ cơ hội chạm tới công việc với đúng với đam mê? Bạn có đang cảm thấy bứt rứt vì đã không tham gia góp ý về sai lầm của bạn bè vì lo sợ mất đi mối quan hệ ấy? Bạn đang cảm thấy thực sự buồn vì lỡ nghe theo ai khác mà tự bỏ qua ý kiến của chính bản thân nhưng đó là là một quyết định vô cùng sai lầm!

Để có thể tự khẳng định được chính bản thân mình. Rèn luyện mọi phẩm chất, thói quen nào cũng là cực kỳ khó khăn, song cùng với sự quyết đoán bạn sẽ cần có một chút kiên trì, cẩn trọng, kiên nhẫn bởi khi đưa ra những quyết định chuẩn xác sẽ cần phải được chính thời gian kiểm chứng.

Bạn luôn cần tới sự kiên định, và tin tưởng, thẳng thắn trong suốt một quá trình dài. Thế nhưng, nếu nhìn về tương lai, phương án này là cực kỳ hữu ích để có thể trau dồi thêm những kỹ năng giao tiếp. Nó giúp bạn vừa là rèn luyện cho chính bạn trở nên bình tĩnh, ứng biến một cách kịp thời với những thách thức để nắm lấy cơ hội với những thử thách mới.

Điểm khác duy nhất để có thể nhận định một người có thiên hướng bảo thủ và quyết đoán chính là nằm ở cách mà họ tự chế ngự cảm xúc tiêu cực của chính bản thân mình.

Tự học cách rèn luyện tính quyết đoán của bản thân!

Với những người độc đoán, họ sẽ luôn cho thấy tính gay gắt, phản biện, khó lòng tiếp thu những ý kiến của người khác. Bởi cái tôi của những người này là quá lớn và thực tế là không thể dung hòa. Trong khi đó, những người quyết đoán lại thường là những người rất giỏi trong cách ứng xử bởi họ không dễ bị cảm xúc chen ngang trong những cuộc đối thoại.

► Xem thêm: Các kỹ năng nghề nghiệp để bạn có thêm nhiều kiến thức tìm kiếm công việc phù hợp và dễ dàng.

Để có thể trở nên quyết đoán, chắc chắn bạn sẽ cần bỏ đi những tuyên bố thiếu chín chắn. Bởi trong nhiều trường hợp bạn sẽ phải rơi vào những tình huống cần tranh luận để đưa ra giải pháp đúng đắn sau cùng. Bạn nên đưa ra những đóng góp cùng mức độ chắc chắn cao về tính khả thi hoặc hãy nói với một tâm thế tự tin, bạn dám đứng ra để chịu trách nhiệm về những lời nói của bản thân.

Cùng với sự lười nhát, thái độ làm việc không chuyên nghiệp, thực ra vẫn xuất phát từ chính việc thiếu đi tính cách dứt khoát trong việc quản lý thời gian cũng như tự kỷ luật ở bản thân.

Hãy tự đề ra cho bản thân những dự tính rõ ràng, cụ thể, phân tích mọi tình huống xấu nhất có thể xảy đến, mức độ năng khả thi giữa những tình huống trước khi bắt tay thực hiện để có thể giảm bớt thời gian phải suy nghĩ một cách quá lâu hay phân vân trước nhiều ý kiến.

Hi vọng rằng cùng với những chia sẻ trên đây của bài viết đã giúp bạn lý giải được về tính quyết đoán là gì cũng với những cách thức hiệu quả nhất để tự rèn luyện tính quyết đoán cho bản thân. Biết đâu phẩm chất này sẽ thực sự trở nên hữu ích với chính bạn thì sao?

► Xem thêm: Cách làm CV xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề