Chế tạo khác với sáng chế như thế nào năm 2024

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

– Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

– Từ định nghĩa sáng chế có thể hiểu rằng:

Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.

Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.

  1. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế/GPHI ở Việt Nam?

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện:

– (i) có tính mới,

– (ii) có trình độ sáng tạo, và

– (iii) có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền GPHI nếu đáp ứng các điều kiện:

– (i) có tính mới,

– (ii) có khả năng áp dụng công nghiệp; và

– (ii) không phải là hiểu biết thông thường.

  1. Thế nào là tính mới của sáng chế?

Theo quy đinh tại Khoản 1 & 2 của Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tiêu chí về tính mới bao gồm:

  1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
  2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
  3. Thế nào là trình độ sáng tạo của sáng chế?

Theo quy định tại Điều 61 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về trình độ sáng tạo của sáng chế thì:

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

  1. Thế nào là khả năng áp dụng công nghiệp?

Theo quy định tại Điều 62 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về khả năng áp dụng công nghiệp thì:

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

  1. Ngoại lệ về tính mới của sáng chế, những điều cần lưu ý

Ngoại lệ về tính mới của sáng chế được quy định tại các khoản 3 & 4 Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và đơn đăng ký sáng chế phải được nộp tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ.

Trong khoảng thời gian này, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu:

– sáng chế được bộc lộ bởi chủ đơn hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ chủ đơn bộc lộ công khai; hoặc

– sự công bố đơn/bằng sáng chế/GPHI của Cục Sở hữu trí tuệ là không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc do đơn được nộp bởi người không có quyền đăng ký.

  1. Sự khác biệt giữa sáng chế và GPHI là gì?

Sự khác biệt giữa sáng chế và GPHI là:

– Sáng chế phải đáp ứng các điều kiện là (i) tính mới trên toàn thế giới, (ii) trình độ sáng tạo và (iii) khả năng áp dụng công nghiệp, trong khi đó, GPHI chỉ yêu cầu về (i) tính mới trên toàn thế giới, (ii) khả năng áp dụng công nghiệp và GPHI yêu cầu thêm là không phải hiểu biết thông thường.

Dễ nhận thấy là điều kiện bảo hộ của sáng chế là cao hơn so với điều kiện bảo hộ của GPHI.

– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực 20 năm kể từ ngày nộp đơn, trong khi đó GPHI có hiệu lực là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

– Thời hạn thẩm định nội dung của đơn sáng chế là 42 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất, trong khi đó thời hạn này đối với đơn GPHI là 36 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất.

  1. Hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế là bao lâu?

– Hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn (hoặc ngày nộp đơn quốc tế đối với các đơn PCT). Trong khi đó, thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền GPHI là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

– Bằng độc quyền sáng chế/GPHI có hiệu lực kể từ ngày cấp và cần được duy trì hàng năm.

  1. Vậy quy định về việc duy trì hiệu lực VBBH sáng chế là như thế nào?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành

– Phí duy trì năm thứ nhất được trả cùng với thời điểm nộp phí cấp bằng và thời hạn để trả phí duy trì cho năm thứ hai và các năm kế tiếp được tính theo ngày cấp bằng.

– Trong vòng 6 tháng trước ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của mỗi năm, chủ bằng độc quyền sáng chế phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực. Điều đó có nghĩa trong trường hợp phí duy trì không được trả vào ngày đến hạn, bằng độc quyền sáng chế sẽ hết hiệu lực vào ngày đến hạn. Tuy nhiên, đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ bằng độc quyền sáng chế phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.

– Tài liệu cần có yêu cầu duy trì hiệu lực bao gồm:

(i) Tờ khai yêu cầu duy trì hiệu lực (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

(ii) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

(iii) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

(iv) Tài liệu khác (nếu cần).

  1. Các đối tượng không được nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế ở Việt Nam?

– Theo quy định tại Điều 59 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  3. Cách thức thể hiện thông tin;
  4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  5. Giống thực vật, giống động vật;
  6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

– Ngoài ra, theo Điều 8.1 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo cũng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

  1. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực ở mọi quốc gia không?

Bằng độc quyền sáng chế là bằng độc quyền theo lãnh thổ. Vì vậy, để được bảo hộ sáng chế sang một nước khác thì người nộp đơn đăng ký sáng chế cần phải tiến hành đăng ký sáng chế sang nước mà mình muốn bảo hộ.

Ví dụ, nếu bằng độc quyền sáng chế được cấp ở Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

  1. Có nên nộp đơn đăng ký sáng chế/GPHI sớm nhất có thể?

Nên. Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành ở Việt Nam áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, có thể hiểu rằng nếu hai nhà sáng chế độc lập tạo ra cùng một sáng chế/GPHI và cả hai đều nộp đơn đăng ký thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ trao bằng độc quyền sáng chế/GPHI cho người nộp đơn đầu tiên, bất kể ai là người tạo ra sáng chế/GPHI trước.

  1. Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” là gì?

Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” được quy định tại điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó:

– Nếu có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cho các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, nếu các đơn đăng ký sáng chế này cùng đáp ứng các điều kiện để được văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

  1. Ai có quyền đăng ký sáng chế?

– Người tạo ra sáng chế (tác giả sáng chế) phải tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình;

– Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc cho tác giả, thuê tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật;

– Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì tổ chức, cá nhân đó được quyền đăng ký sáng chế sau khi được cá nhân, tổ chức còn lại đồng ý;

  1. Quyền đăng ký sáng chế của Nhà nước như thế nào?

Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

(i) Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

(ii) Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

(iii) Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

  1. Đơn được xử lý như thế nào?

Vui lòng xem tại đường link:

https://wincolaw.com.vn/vi/huong-dan-nop-don/viet-nam/sang-che-giai-phap-huu-ich

để biết thêm chi tiết.

  1. Các tài liệu cần thiết để nộp đơn đăng ký sáng chế?

Theo quy định hiện hành đối với sáng chế, các tài liệu cần thiết để nộp đơn đăng ký sáng chế bao gồm:

Tài liệu cần thiết phải có:

  1. a) 02 tờ khai đăng ký sáng chế đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  2. b) 02 bản mô tả sáng chế/GPHI;
  3. c) 02 bản tóm tắt;
  4. d) Chứng từ nộp phí/lệ phí.

Tài liệu khác:

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/GPHI được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

  1. Các yêu cầu với bản mô tả sáng chế/GPHI

Bản mô tả sáng chế/GPHI phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/GPHI gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

Phần mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:

+ Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.

+ Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.

+ Hình vẽ, sơ đồ (nếu có): được tách thành trang riêng.

  1. Làm thế nào để lấy được bản mô tả sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích ở Việt Nam để dùng làm bản mô tả mẫu trong quá trình viết bản mô tả sáng chế?

Có thể tra cứu để lấy toàn văn bản mô tả sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích ở Việt Nam trên Thư viện số về Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích Việt Nam của Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ http://digipat.noip.gov.vn.

  1. Làm thế nào để viết bản mô tả sáng chế một cách hiệu quả?

Để soạn thảo bản mô tả sáng chế một cách hiệu quả, người soạn thảo cần:

– Trước tiên nên soạn thảo phần phạm vi (yêu cầu) bảo hộ trước dựa trên các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật mới của sáng chế xác định được trong quá trình tra cứu tình trạng kỹ thuật, kết hợp với các dấu hiệu kỹ thuật liên quan khác để tạo thành tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế;

– Dựa trên phần phạm vi (yêu cầu) bảo hộ đã soạn thảo, người soạn thảo sau đó sẽ soạn thảo phần mô tả sáng chế, hình vẽ và các nội dung khác (nếu cần) sao cho phạm vi (yêu cầu) bảo hộ được phần mô tả sáng chế minh họa một cách đầy đủ, đồng thời bộc lộ hoàn toàn bản chất của sáng chế để căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế.

– Trong quá trình soạn thảo bản mô tả sáng chế, người soạn thảo nên tham khảo bản mô tả của sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hoặc có liên quan của sáng chế.

  1. Chi phí để nộp đơn đăng ký sáng chế là bao nhiêu?

– Chi phí để nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam phụ thuộc vào một số yếu tố như số lượng điểm yêu cầu bảo hộ độc lập, số trang của bản mô tả, số đơn ưu tiên, số hình vẽ kèm theo tóm tắt.

– Theo Thông tư số 263/2016 / TT-BTC do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành, phí và lệ phí quốc gia để việc nộp đơn đăng ký sáng chế như sau:

Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ/đơn

Phí thẩm định hình thức:

  • cho mỗi điểm yêu cầu bảo hộ độc lập: 180.000 VNĐ
  • cho mỗi trang từ trang thứ 7 của bản mô tả: 8000 VNĐ

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000đ cho mỗi đơn ưu tiên

Phí công bố đơn:

  • Đối với dữ liệu thư mục, tóm tắt và một hình vẽ: 120.000 VNĐ;
  • Phí công bố cho hình vẽ tiếp theo: 60.000 VND cho mỗi hình vẽ;

Phí phân loại sáng chế (trường hợp người nộp đơn không tự phân loại): 100.000 VNĐ cho mỗi chỉ số phân loại ;

Tra cứu và yêu cầu thẩm định nội dung (nếu nộp tại thời điểm nộp đơn)

  • cho mỗi điểm yêu cầu bảo hộ độc lập: 1.320.000 VNĐ
  • cho mỗi trang từ trang thứ 7 của bản mô tả: 32.000 VNĐ
  • Thời gian và chi phí cho việc cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích tại lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu?

Thông thường, mất khoảng 3 – 4 năm, tính từ ngày nộp đơn, nếu không gặp trở ngại gì (ví dụ, bổ sung tài liệu, giải trình, trả lời/khiếu nại các thông báo của Cục SHTT…). Chi phí cho việc cấp bằng khác nhau, tùy thuộc vào từng sáng chế cụ thể với khối lượng (các điểm) yêu cầu bảo hộ khác nhau, số trang bản mô tả. Nếu nộp đơn qua người đại diện sở hữu công nghiệp thì ngoài phí/lệ phí nhà nước còn phải cộng thêm chí phí dịch vụ.

Cần liên hệ với các văn phòng luật SHTT để có thông tin chi tiết về chi phí cho từng trường hợp cụ thể.

  1. Tôi muốn biết làm thế nào để đơn đăng ký sáng chế được thẩm định nội dung trong thời hạn sớm nhất?

Để đơn đăng ký sáng chế được thẩm định nội dung trong thời hạn sớm nhất, người nộp đơn cần: – Nộp yêu cầu công bố sớm ngay khi nộp đơn để đơn được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ;

– Nộp yêu cầu thẩm định nội dung kèm theo các loại phí cần thiết trước khi đơn được công bố để đơn được thẩm định nội dung trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày công bố đơn.

  1. Có thể tiếp tục sửa đổi nội dung đơn sáng chế sau khi đã nộp được không?

Được. Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các Quyết định là Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi/bổ sung đơn.

Nội dung sửa đổi/bổ sung không được vượt khỏi phạm vi bộc lộ của bản mô tả ban đầu của đơn.

Chủ đơn sáng chế cần nộp phí cho việc sửa đổi nội dung đơn.

  1. Khi nào đơn đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký GPHI và ngược lại, và các yêu cầu đối với việc chuyển đổi đơn này?

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 115 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, chủ đơn có thể chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế thành đơn đăng ký GPHI và ngược lại trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ban hành một trong các Quyết định là Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Các yêu cầu để thực hiện việc chuyển đổi đơn là chủ đơn phải nộp yêu cầu chuyển đổi đơn, tờ khai nộp đơn, phí và lệ phí nộp đơn đối với đơn chuyển đổi theo quy định.

Theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC, phí, lệ phí chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế bao gồm:- Lệ phí nộp đơn (150.000VNĐ), – Phí công bố (120.000VNĐ trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

  1. Có thể thay đổi chủ đơn sáng chế/GPHI được không?

– Được. Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các Quyết định là Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Các tài liệu cho việc chuyển nhượng gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn sáng chế;

(ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó);

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

  1. Có quyền khiếu nại về việc xử lý đơn sáng chế/GPHI không?

Người nộp đơn và mọi tổ chức/cá nhân có quyền/lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước liên quan hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và pháp luật có liên quan.

Khiếu nại lần đầu được thực hiện trong vòng 90 ngày (với Cục Sở hữu trí tuệ), kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc xử lý đơn.

Khiếu nại lần thứ hai, thường với Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại toà án.

  1. Đăng ký sáng chế/GPHI ở nước ngoài

Để bảo hộ sáng chế ở nước ngoài, cần phải nộp đơn đăng ký sáng chế tại quốc gia muốn được bảo hộ. Hoặc nếu quốc gia đó, như Việt Nam, là thành viên của Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT), thì có thể nộp một đơn quốc tế theo PCT, trong đó chỉ định (các) quốc gia cần bảo hộ.

  1. Có thể nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài trước khi nộp ở Việt Nam không?

Không. Vì lý do an ninh quốc gia, sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và sáng chế được tạo ra tại Việt Nam không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ nếu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài trái với quy định sau:

(i) Chỉ được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế ở nước ngoài khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó; và

(ii) Không được nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở nước ngoài khi sáng chế được xác định là sáng chế mật theo pháp luật về bảo hộ bí mật nhà nước và đã có thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Khi nào thì bên thứ ba có thể nộp đơn phản đối?

Theo quy định tại Điều 112 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó.

Ý kiến này phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Định kỳ hàng tháng cơ quan sở hữu trí tuệ sẽ công bố các đơn đăng ký hợp lệ trên công báo sở hữu công nghiệp (bản điện tử). Bạn có thể kiểm tra xem đơn mà bạn muốn phản đối đã được công bố hay chưa để có thể tiến hành nộp đơn phản đối bằng việc sử dụng công báo này.

  1. Tôi bị mất văn bằng bảo hộ (VBBH) sáng chế, tôi có thể xin lại một bản cấp khác được không?

Nếu văn bằng bảo hộ sáng chế bị mất hoặc bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, chủ sở hữu VBBH sáng chế có thể đề nghị Cục SHTT Việt Nam cấp lại/cấp phó bản VBBH. Người yêu cầu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác gửi văn bản yêu cầu cấp lại văn bằng hoặc phó văn bằng bảo hộ.

Các tài liệu cần có cho việc cấp lại/cấp phó bản VBBH bao gồm (i) Tờ khai (Mẫu03-PBVB/GCN quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016 TT-BKHCN), (ii) Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua đại diện) và (iii) Bản sao chứng từ nộp phí/lệ phí.

  1. Sau khi đã được cấp VBBH sáng chế, tôi còn có thể sửa đổi tiếp VBBH không?

Có thể sửa đổi VBBH sáng chế, nhưng giới hạn ở những sửa đổi sau đây:

– Sửa đổi VBBH do sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi thông tin về tên, quốc tịch của tác giả; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

– Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp.

– Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc trong phạm vi yêu cầu bảo hộ.

Các tài liệu cần có cho việc sửa đổi VBBH bao gồm:

(i) Tờ khai (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN),

(ii) Bản gốc VBBH,

(iii) Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền) như:

  • Quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền),

– Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

(v) Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi trong trường hợp sửa đổi yêu cầu bảo hộ;

(vi) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

(vii) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

Lưu ý:

Nội dung tư vấn trên đây dựa trên các quy định của pháp luật vào thời điểm tư vấn. Nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]; [email protected] hoặc số điện thoại (84-24) 3 7628119 / (84-24) 3 7628185 nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Sáng chế và sáng tạo khác nhau như thế nào?

Sáng chế phải giải quyết được một vấn đề kỹ thuật cụ thể; Sáng chế phải tạo ra một cái mới như một sản phẩm, một quy trình, giải pháp hoặc là sự bổ sung cải tiến các sản phẩm đã biết nhưng mang tính đột phá trên cơ sở ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật.

Phát minh có ý nghĩa gì?

- Phát minh là việc phát hiện ra các quy luật, hiện tượng và sự vật trong tự nhiên mà trước đó con người chưa biết tới. Ví dụ một ngày đẹp trời, Newton phát hiện quả táo rơi xuống đất, ông mới phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.

Giải pháp hữu ích là gì?

“Giải pháp hữu ích” là tên gọi riêng có của Việt Nam, thể hiện dạng đối tượng được bảo hộ theo pháp luật SHTT qua dòng chảy thời gian, phản ánh đúng bản chất và đặc điểm của đối tượng này là “giải pháp kỹ thuật” và mang tính hữu ích, có khả năng áp dụng và giải quyết vấn đề kỹ thuật còn tồn tại.

Tác giả sáng chế là gì?

Tác giả sáng chế là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc là người được chuyển giao quyền sở hữu sáng chế theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế được đang ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.