Chỉ số đánh giá phát triển năm 2024

Tiếp nối những kết quả đạt được từ năm 2021 [PSDI 2020], năm 2022, chỉ số Phát triển bền vững cấp tỉnh với tên gọi là “PSDI 2021” tiếp tục được thực hiện với những điểm thay đổi, cải thiện về phương pháp luận và số liệu; đánh giá sâu sắc, toàn diện hơn tiến trình phát triển bền vững của các tỉnh, thành phố Việt Nam. Đồng thời, bên cạnh việc xếp hạng các địa phương theo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, “PSDI 2021” còn phân tích mối tương quan giữa phát triển bền vững với một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ đạo, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 tới phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như xác định những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong tiến trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI theo vùng cho thấy có sự phân nhóm rõ nét giữa 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước

Việc xây dựng Bộ chỉ số PSDI 2021 được hoàn thành nhờ sự phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - VCCI [nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam], Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam [UNDP] và các trường đại học, học viện, các nhà khoa học, các chuyên gia trên cả nước. Đáng chú ý là, sự hoàn thành của “PSDI 2021” còn nhờ có sự hỗ trợ toàn diện từ Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Phát triển bền vững [ISESR] cùng tập thể cán bộ, giảng viên, các bạn sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển.

Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2021 đã phản ánh tương đối rõ nét nỗ lực thực hiện các phát triển bền vững ở các địa phương, đặt trong bối cảnh có những khó khăn về dịch bệnh, các xung đột địa chính trị trên thế giới và bối cảnh trong nước, quốc tế chưa thuận lợi khác. Kết quả trung bình của 63 tỉnh/thành trên cả nước năm 2021 đạt 51,38 điểm cho thấy các địa phương cần tiếp tục tích cực hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Nhóm tỉnh/thành được đánh giá thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm 13 địa phương, với sự góp mặt của nhiều tỉnh và thành phố lớn, trong đó có 3 tỉnh thăng hạng vượt bậc so với năm 2020 [Hưng Yên, Hà Nam và Bình Dương] đứng đầu. Đứng cuối bảng xếp hạng chủ yếu là các địa phương thuộc khu vực Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm chung là những hạn chế trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI theo vùng cho thấy có sự phân nhóm rõ nét giữa 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước: Xếp thứ nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng [60,59 điểm] với việc thể hiện ưu thế vượt trội trong thực hiện các mục tiêu xóa nghèo, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý bền vững tài nguyên nước, việc làm và tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng xã hội và xây dựng đô thị, cộng đồng bền vững.

Nhóm thứ hai bao gồm: vùng Đông Nam Bộ với 54,79 điểm; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 53,05 điểm. Đặc điểm chung của hai vùng này là kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới và giảm bất bình đẳng xã hội, xây dựng đô thị và cộng đồng bền vững, tiêu thụ và sản xuất bền vững. Vùng Đông Nam Bộ cho thấy thế mạnh trong các mục tiêu xóa đói, đẩy mạnh công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường quan hệ đối tác.

Nhóm thứ ba bao gồm các vùng dưới mức điểm trung bình: vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 49,42 điểm; vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 45,74 điểm; vùng Tây Nguyên với 43,27 điểm. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tương đối tốt mục tiêu về xóa đói, đảm bảo sức khỏe, giảm bất bình đẳng xã hội và xây dựng thể chế vững mạnh. Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện PSDI4, PSDI7, PSDI10 và PSDI11. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cho thấy nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu về tiêu thụ và sản xuất bền vững, gìn giữ tài nguyên rừng. Vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn và cho thấy cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu về xóa nghèo, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý bền vững tài nguyên nước, giảm bất bình đẳng xã hội, tiêu thụ và sản xuất bền vững, xây dựng thể chế vững mạnh và tăng cường quan hệ đối tác

Ý nghĩa của việc xây dựng chỉ số PSDI đối với Việt Nam trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Phát triển kinh tế - xã hội, và trọng tâm hơn nữa, phát triển theo hướng bền vững là nỗ lực của nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới theo đuổi, trong đó có Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và hưởng thụ bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững. Việc xây dựng chỉ số PSDI có ý nghĩa đối với Việt Nam trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, chỉ số PSDI sẽ cụ thể hóa cam kết quốc tế của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, thể hiện rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu trên.

Thứ hai, chỉ số PSDI cung cấp thông tin, dữ liệu cho chính quyền các tỉnh/thành phố về hiện trạng thực hiện cam kết phát triển bền vững tại các địa phương, từ đó xác định được những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục.

Thứ ba, nếu được công bố định kỳ, chỉ số PSDI sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc nâng cao hiệu quả xây dựng và thực thi chính sách tại các địa phương.

Thứ tư, chỉ số PSDI giúp xác định rõ các thực tiễn tốt tại một số địa phương để nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước, từ đó góp phần vào việc thực hiện cam kết quốc gia của Việt Nam.

Thứ năm, nếu được thực hiện hiệu quả, chỉ số PSDI sẽ có thể trở thành công cụ chính sách quan trọng, hỗ trợ cho Chính phủ trong chỉ đạo điều hành liên quan tới phát triển bền vững.

Thứ sáu, việc xác định chỉ số thang điểm 100 cho phép so sánh mức độphát triển bền vững của các địa phương trong nước, từ đó đưa ra bảng xếp hạng có ý nghĩa và giá trị tham khảo caoChỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh [PSDI] đánh giá mức độ phát triển các địa phương trên nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh việc đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển bền vững của các địa phương, thông qua việc lựa chọn ngưỡng tối ưu, chỉ số còn phần nào phản ánh khoảng cách trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương đó. Kết quả trung bình của 63 tỉnh/thành trên cả nước năm 2021 đạt 51,38 điểm cho thấy các địa phương cần tiếp tục tích cực hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam./.

Chỉ số phát triển giới GDI thể hiện điều gì?

Chỉ số phát triển giới [GDI] là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố thu nhập, tri thức và tuổi thọ.

HDI nhận giá trị từ bao nhiêu?

Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia [GNI] bình quân đầu người theo sức mua tương đương [PPP]. HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 [0 ≤ HDI ≤ 1].

Chỉ số HDI của Việt Nam là bao nhiêu?

Chỉ số phát triển con người [HDI] của Việt Nam đạt 0,726 và thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao.

Gender Development Index value là gì?

Chỉ số phát triển giới [GDI] là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.

Chủ Đề